ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 270/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 25
tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN PLEI KẦN, HUYỆN NGỌC
HỒI, TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD
ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của
từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 129/QĐ-BXD
ngày 02/02/2015 về việc công nhận thị trấn Plei Kần mở rộng, huyện Ngọc Hồi,
tỉnh Kon Tum đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV;
Xét đề nghị của UBND huyện Ngọc
Hồi tại Tờ trình số 120/TTr-UBND ngày 24/12/2015 về việc đề nghị phê duyệt Đồ
án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đến năm 2030 và
Báo cáo kết quả thẩm định đồ án điều chỉnh quy hoạch số 382/BC-SXD ngày
31/12/2015 của Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau (có đồ án Quy hoạch
kèm theo):
1. Phạm
vi, ranh giới quy hoạch:
Phạm vi ranh giới: Bao gồm thị trấn
Plei Kần và các thôn Chiên Chiết, Đăk Tang, Ke Joi, Xuân Tân thuộc xã Đăk Xú.
Có ranh giới như sau:
- Phía Đông giáp: Sông Pô Kô.
- Phía Tây giáp: Thôn Ngọc Thư, xã
Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi.
- Phía Nam giáp: Xã Đăk Kan, huyện
Ngọc Hồi.
- Phía Bắc giáp: Xã Đăk Nông, huyện
Ngọc Hồi.
2. Diện
tích: Khoảng 2.896,2 ha.
3. Tính
chất, chức năng của đô thị:
- Là trung tâm tổng hợp của Khu kinh
tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và huyện Ngọc Hồi.
- Là đô thị huyện lỵ, trung tâm chính
trị - hành chính của huyện Ngọc Hồi.
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo
dục đào tạo, đầu mối giao thông và vùng kinh tế động lực huyện Ngọc Hồi gắn với
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Là đầu mối giao thông quan trọng
của vùng tỉnh Kon Tum, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong
tỉnh với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và với các nước Lào, Campuchia, Thái
Lan.
- Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc
phòng.
4. Quy mô
dân số, đất đai
a) Quy mô dân số:
- Dự báo đến năm 2020: Dân số toàn đô
thị khoảng 39.500 người.
- Dự báo đến năm 2030: Dân số toàn đô
thị khoảng 64.300 người.
b) Quy mô đất đai:
- Dự báo đến năm 2020: Diện tích đất
đô thị khoảng 952,73 ha.
- Dự báo đến năm 2030: Diện tích đất
đô thị khoảng 1.475,51 ha.
5. Các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính và hướng phát triển đô thị
a) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
chính:
Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy
hoạch xây dựng hiện hành, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được áp dụng theo chỉ tiêu
đô thị loại IV. Dự kiến đến năm 2030, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính của đô
thị đạt:
- Đất đơn vị ở đạt khoảng 85m2/người.
- Đất công cộng dịch vụ đô thị tối
thiểu khoảng 6m2/người.
- Đất cây xanh đô thị tối thiểu
khoảng 20m2/người.
- Tỷ lệ đất giao thông (tính đến
đường khu vực) đạt khoảng 20% diện tích đất xây dựng đô thị.
- Cấp nước: Nước sinh hoạt khoảng
100lít/người/ngày.đêm.
- Cấp điện: Điện sinh hoạt khoảng
1.000KWh/người/năm.
- Thoát nước thải: Tỷ lệ thu gom nước
thải đạt khoảng 80% chỉ tiêu cấp nước.
- Thu gom chất thải rắn: Chỉ tiêu về
rác thải sinh hoạt tối thiểu khoảng 1,0 kg/người/ngày.đêm.
b) Hướng phát triển đô thị:
- Xây dựng thị trấn Plei Kần trở
thành một đô thị phát triển theo các trục giao thông chính Bắc - Nam, Đông -
Tây, các tuyến đường vành đai và các tuyến đường cảnh quan theo địa hình tự
nhiên, gắn kết chặt chẽ với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Hướng phát triển chính về phía Tây
và Tây Nam (xã Đăk Xú) theo tuyến Quốc lộ 40 đi cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
6. Định
hướng tổ chức không gian đô thị
a) Mô hình phát triển và cấu trúc đô
thị:
Đô thị Plei Kần lấy khu vực các trục
giao thông chính theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây làm trục không gian cảnh
quan chủ đạo. Khu vực trung tâm hiện trạng là khu xây dựng với mật độ cao, khu
vực ngoài trung tâm được định hướng phát triển lan tỏa theo các đường vành đai
hướng tâm và các tuyến dọc sông, suối. Thị trấn Plei Kần được phân thành 04 khu
vực cảnh quan cơ bản như sau:
- Khu vực trung tâm đô thị.
- Khu vực đô thị ven trung tâm.
- Khu vực công viên sinh thái nghỉ
dưỡng.
- Khu vực đất đồi núi tự nhiên.
b) Nguyên tắc tổ chức không gian đô thị:
- Tạo ra các đường phố lớn và các
không gian công cộng với tầng cao và mật độ xây dựng công trình được tạo điểm
nhấn không gian cho đô thị.
- Tăng cường các góc nhìn từ các khu
vực cảnh quan tự nhiên, cây xanh và mặt nước tới các khu chức năng chính của đô
thị.
- Bố trí các khu chức năng công cộng
dọc trên các tuyến đường lớn để tận dụng lợi thế đặc biệt của khu đất. Sử dụng
kiến trúc trung và cao tầng để tạo điểm nhấn trong đô thị.
- Các khu đô thị cải tạo và xây dựng
mới được xây dựng trên nguyên tắc: điều chỉnh hệ thống giao thông tạo sự liên
kết không gian xây dựng với hệ thống không gian mở và các trục cảnh quan, cấu
trúc xanh của đô thị, nâng cao khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên.
- Thiết lập một hệ thống không gian
mở với sự phân cấp theo thứ bậc về quy mô xây dựng và chức năng sử dụng.
- Tăng cường đặc trưng kiến trúc
truyền thống tại các khu vực hiện trạng, cải tạo chỉnh trang đặc biệt dọc các
khu đô thị cũ.
7. Cơ cấu
sử dụng đất theo các chức năng
a) Giai đoạn đến năm 2020: Đất xây
dựng khoảng 952,73 ha (đất dân dụng khoảng 616,05 ha; đất ngoài dân dụng
khoảng 336,68 ha); đạt 241,2 m2/người; đất khác khoảng
1.943,47ha.
b) Giai đoạn đến năm 2030: Đất xây
dựng khoảng 1.475,51 ha (đất dân dụng khoảng 800,95 ha; đất ngoài dân dụng:
674,56 ha); đạt 229,5 m2/người; đất khác khoảng 1.420,69 ha.
8. Vị
trí, quy mô các khu chức năng chính
Đô thị được chia thành 4 phường, phát
triển đồng đều ở trung tâm và phát triển mở rộng về phía Bắc và phía Tây với
các khu chức năng chính sau:
- Các trung tâm quản lý hành chính:
Trung tâm chính trị và quản lý hành chính của huyện Ngọc Hồi giữ nguyên vị trí
theo quy hoạch ở khu vực phía Bắc thị trấn như hiện nay; được cải tạo, chỉnh
trang, nâng cấp và xây dựng mới cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Trung tâm hỗn hợp công cộng, thương
mại dịch vụ của thị trấn được bố trí quy hoạch mới tại phía Tây thị trấn mở
rộng, dự kiến phát triển trung tâm thương mại, chợ khu vực gắn liền với các khu
vực phát triển phức hợp của đô thị.
- Trung tâm hành chính cấp phường: Dự
kiến tổ chức thành 04 phường, được bố trí tại trung tâm các đơn vị ở.
- Các trung tâm thương mại và dịch vụ
công cộng: Dự kiến quy hoạch 02 trung tâm lớn mang tính chất phục vụ toàn đô
thị là khu thương mại trung tâm và khu thương mại phía Tây thị trấn; hình thành
03 trung tâm dịch vụ thương mại công cộng tại các đơn vị ở gần cửa ngõ phía
Bắc, phía Đông Nam, phía Tây Nam thị trấn và hệ thống các chợ đầu mối ở các cửa
ngõ. Trong các khu ở tổ chức các điểm dịch vụ công cộng nhỏ cấp khu ở.
- Các trung tâm y tế: Nâng cấp bệnh
viện hiện có lên 250 giường và một Trung tâm y tế chất lượng cao ở khu vực phía
Tây, các trạm y tế (tại các phường) và quỹ đất dự trữ trong tương lai
xây dựng bệnh viện quốc tế tại khu vực.
- Các trung tâm giáo dục và đào tạo:
Nâng cấp về quy mô và chất lượng đào tạo các cơ sở giáo dục hiện có. Quy hoạch
mới 01 trường phổ thông trung học ở khu vực mở rộng phía Tây; 03 trường trung học
cơ sở.
- Các khu cơ quan: Giữ ổn định vị trí
như hiện nay, bổ sung quỹ đất dự trữ tại các khu vực phát triển mới.
- Hệ thống công viên cây xanh: Công
viên trung tâm, công viên phía Tây Nam thuộc khu vực xã Đắk Sú (gần sân vận
động), công viên phía Đông, công viên cây xanh khu vực phía Bắc và 03 công
viên vườn hoa nhỏ ở khu vực phía Bắc, phía Tây Nam và phía Đông Nam.
- Các khu ở đô thị: Tổ chức thành 08
đơn vị ở (trung bình 8.000 người/1 đơn vị ở) phân chia thành 4 phường.
Các khu ở hiện trạng cải tạo tập trung ở 02 phường trung tâm dựa trên các khu
dân cư hiện hữu, mật độ cao. Hai phường ở khu vực ngoại vi gồm các phường:
Phường phía Bắc, phường phía Đông Nam là khu vực có mật độ xây dựng trung bình.
- Cụm tiểu thủ công nghiệp và kho
tàng: Các cụm công nghiệp của thị trấn dự kiến quy hoạch tập trung tại 02 vị
trí: Phía Tây và phía Đông Nam thị trấn. Kho tàng, bến bãi tập trung chủ yếu
tại các vị trí gần cụm công nghiệp và bến xe.
9. Tổ chức hệ
thống hạ tầng kỹ thuật
a) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
Tiến hành san cục bộ bám theo địa
hình từng vị trí xây dựng cụm các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở, các khu
kỹ thuật, các khu công viên cây xanh và bãi đỗ để tạo mặt bằng xây dựng, kết
nối giao thông với hệ thống giao thông quy hoạch chung trong khu vực quy hoạch.
b) Quy hoạch giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Đường Hồ Chí Minh đoạn qua đô thị:
Lộ giới 28 - 32m.
+ Tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn
qua đô thị: Lộ giới 33,0m.
- Giao thông đô thị:
+ Các tuyến đường trục chính: Lộ giới
20m - 37,5m.
+ Các tuyến đường trục cảnh quan: Lộ
giới 74m - 100m.
- Bến bãi: Quy hoạch bến xe khách ở
phía Bắc (đường Hồ Chí Minh, thôn 7, thị trấn Plei Kần), bến xe phía Nam
(đường Hồ Chí Minh, thôn 5, thị trấn Plei Kần) và bến xe nội thị tại
đường Hoàng Văn Thụ và các bãi đậu xe ở các khu vực tập trung các công trình
thương mại, dịch vụ, công cộng.
c) Thoát nước mưa:
- Lựa chọn hệ thống thoát nước:
+ Khu đô thị cải tạo: Sử dụng hệ
thống thoát nước nửa riêng, tách hệ thống nước bẩn bằng hệ thống cống bao và
đưa về trạm xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị.
+ Khu đô thị phát triển mới: Sử dụng
hệ thống thoát nước riêng với hệ thống thoát nước thải.
- Hướng thoát nước chính: Được chia
thành 02 lưu vực thoát ra các trục sông suối, kênh mương tự nhiên của khu vực,
cụ thể: Khu vực phía Bắc đường Hồ Chí Minh (đường Hùng Vương) và quốc lộ
40, nước mưa thoát ra các nhánh suối tự nhiên, thoát ra sông Pô Kô; Khu vực
phía Nam đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 40, nước mưa thoát ra suối Đăk Kan thoát
và các nhánh suối tự nhiên, sau đó thoát ra sông Pô Kô.
d) Quy hoạch cấp nước:
- Nguồn nước: Giai đoạn ngắn hạn sử
dụng nguồn nước mặt hồ Đăk Trâp, giai đoạn dài hạn khai thác nguồn nước mặt từ
sông PôKô. Nguồn nước ngầm được khai thác công suất nhỏ cho các khu vực xa
trung tâm thị trấn trong giai đoạn đầu khi nguồn nước các nhà máy chưa cấp tới.
- Nhu cầu cấp nước:
+ Giai đoạn đến 2020: Khoảng 5.000m3/ngày.đêm
(đầu tư theo hình thức PPP).
+ Giai đoạn đến năm 2030: Khoảng
8.500m3/ngày.đêm.
- Công trình đầu mối:
+ Giai đoạn từ nay đến năm 2020 tiếp
tục cải tạo nâng công suất trạm xử lý đạt công suất 3.800m3/ngày
đêm.
+ Giai đoạn 2030 và dài hạn: Khai
thác nguồn nước mặt sông Pô Kô công suất 4.700 m3/ngày đêm. Nâng
tổng công suất của 02 trạm xử lý đạt 8.500m3/ngày đêm.
- Mạng lưới đường ống: Là mạng hỗn hợp
(mạng khép kín đối với các khu vực nội thị, mạng hở đối với các khu vực
ngoại thị). Các khu vực có địa hình cao, không có khả năng tự chảy thì bố
trí kết hợp với trạm bơm tăng áp cục bộ.
e) Quy hoạch cấp điện:
- Nguồn điện: Sử dụng lưới điện quốc
gia thông qua trạm biến áp 110 kV Bờ Y 1x25MVA + 1x 40MVA.
- Nhu cầu dùng điện:
+ Giai đoạn đến năm 2020: Khoảng
10.150 KVA.
+ Giai đoạn đến năm 2030: Khoảng
47.255 KVA.
- Lưới điện 22kV: Được thiết kế đi
nổi, các trạm biến áp 22/0,4KV được bố trí tại các khu đất công cộng để đáp ứng
nhu cầu dùng điện của khu đô thị với bán kính phục vụ ≤ 350m.
- Lưới điện chiếu sáng: Các tuyến
đường có mặt cắt <11m được bố trí chiếu sáng một bên, các tuyến đường có mặt
cắt >11m được bố trí chiếu sáng hai bên. Các trục đường chính có dải phân cách thì bố trí trụ điện chiếu sáng chính giữa dùng cáp đi ngầm.
f) Quy hoạch thoát nước thải và vệ
sinh môi trường:
- Thoát nước thải:
+ Xây dựng riêng hệ thống thoát nước
mưa và hệ thống thoát nước thải trong khu vực.
+ Quy hoạch xây dựng 01 trạm xử lý
nước thải, công suất giai đoạn ngắn hạn là 2.400m3/ng.đ, giai đoạn
dài hạn là 5.600m3/ng.đ.
+ Mạng lưới thoát nước thải được xây
dựng theo nguyên tắc tự chảy. Tại các khu vực không có khả năng tự chảy, bố trí
trạm bơm cục bộ bơm nước lên cốt cao hơn để tự chảy, tại khu vực thoát chung
với hệ thống thoát nước mưa xây dựng giếng tách nước vào cống thoát nước riêng
gần nhất.
+ Nước bẩn sinh hoạt từ các công
trình và hộ gia đình được xử lý bằng bể tự hoại hợp vệ sinh trước khi xả vào hệ
thống chung.
- Vệ sinh môi trường:
+ Chất thải rắn phát sinh trong đô
thị phải được phân loại, thu gom, vận chuyển đến khu xử lý thuộc thôn 2, xã Đăk
Kan với quy mô 10ha, công suất tiếp nhận 25 tấn/ngày.
+ Bố trí các thùng rác công cộng trên
vỉa hè, các trục đường, trong khuôn viên công trình công cộng với khoảng cách
hợp lý, các cơ quan và hộ gia đình phải tự giác tập hợp chất thải rắn của mình
vào đúng các vị trí quy định.
+ Chất thải rắn phải được thu gom
định kỳ hàng ngày, đúng thời điểm theo quy định.
- Nghĩa trang: Thuộc thôn Ngọk Tặng,
xã Đăk Kan (giáp Quốc lộ 14C) cách trung tâm đô thị khoảng 7,5 km.
10. Các
quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
a) Phân vùng kiến trúc cảnh quan:
- Các khu đô thị hiện hữu: Có giải
pháp cải tạo chỉnh trang đô thị, bảo tồn các công trình kiến trúc đặc trưng,
phát triển các công trình kiến trúc hiện đại mang bản sắc Tây Nguyên; tập trung
cải tạo kiến trúc mặt đứng và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cho các
khu dân cư.
- Các khu đô thị mới: Đầu tư hệ thống
hạ tầng đồng bộ, kiến trúc theo hình thức hiện đại, cao tầng tại một số khu vực
trung tâm, quảng trường đan xen với một số khu vực có kiến trúc truyền thống.
b) Các khu vực kiến trúc cảnh quan
đặc biệt:
- Khu trung tâm đô thị: Trục chính là
đường Phạm Văn Đồng, các công trình kiến trúc hướng về trục đường này để tạo
không gian kiến trúc cảnh quan chung cho đô thị.
- Khu cây xanh mặt nước của hồ cấp
nước dự kiến tại đường Nguyễn Sinh Sắc và N5: Không bố trí xây dựng các công
trình trong lưu vực hồ, đặc biệt cần đầu tư xây dựng hệ thống cây xanh cảnh
quan trong lưu vực hồ.
c) Trục không gian chính:
- Trục không gian chính có tính chất
là đường giao thông đối ngoại và kết nối các khu chức năng khác của đô thị là
các trục đường Hồ Chí Minh qua đô thị (đường Hùng Vương, Trần Phú); Quốc
lộ 14C (đường Trần Hưng Đạo); Quốc lộ 40, đường Hai Bà Trưng; đường trục
chính nối trung tâm xã Đăk Sú đến đường Trần Hưng Đạo.
- Các trục không gian thương mại,
dịch vụ, văn hóa - thể dục thể thao là các tuyến đường
Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Hoàng Thị Loan và Hai Bà Trưng.
d) Điểm nhấn đô thị:
- Cửa ngõ, gồm 3 cửa ngõ: Cửa ngõ
phía Bắc (tại khu vực giao lộ đường N5 - đường Hồ Chí Minh qua nội thị);
cửa ngõ phía Đông (tại khu vực giao lộ Quốc lộ 14 - tuyến tránh đường Hồ Chí
Minh qua đô thị); cửa ngõ phía Nam (tại khu vực giao lộ đường Trần Hưng
Đạo - đường Hai Bà Trưng).
- Công viên cây xanh: Ngoài công viên
trung tâm hiện có tại giao lộ Hùng Vương - Trần Hưng Đạo; đầu tư xây dựng các
công viên mới tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản hiện nay (sau khi di chuyển
đến vị trí mới) và công viên tại đường Hai Bà Trưng...
e) Bảo tồn làng đồng bào dân tộc
thiểu số: Đảm bảo không gian phát triển, chỉnh trang làng đồng bào dân tộc
thiểu số tại khu Đăk Mốt, thôn 5, thị trấn Plei Kần. Đầu tư xây dựng hạ tầng,
hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở, tôn tạo, nâng cấp nhà rông truyền thống; đầu tư
và phát triển thành khu du lịch cộng đồng tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y và làng Đăk
Răng, xã Đăk Dục.
11. Biện
pháp bảo vệ môi trường
- Quy hoạch sử dụng đất: Phân bố hợp
lý các Khu công nghiệp, khu dân cư; di dời các cơ sở công nghiệp xem lẫn trong
khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung.
- Công trình xây dựng phải tuân thủ
mật độ xây dựng theo quy hoạch, khuyến khích các công trình xây dựng theo tiêu
chí xanh.
- Tăng mật độ cây xanh trong đô thị:
Trồng cây xanh trên các đường phố đáp ứng yêu cầu cách ly, chống ồn, chống bụi.
Phát triển không gian cảnh quan cây xanh trong các công viên, dọc theo sông,
suối tạo điều kiện cải thiện môi trường phục vụ người dân; hình thành vành đai
xanh cây công nghiệp bao quanh nội thị kết hợp bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, rà soát các nguồn gây ô nhiễm môi
trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tổ chức thực hiện quản lý chất thải
rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại bao gồm cả thu gom, vận chuyển xử lý và
tiêu hủy.
12. Các
chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: Chi tiết có Phụ lục kèm theo.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện:
1. UBND huyện Ngọc Hồi:
- Tổ chức công bố, công khai đồ án
Quy hoạch trên theo quy định.
- Tham mưu ban hành Quy chế quản lý
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon
Tum đến năm 2030.
- Lập Chương trình phát triển đô thị;
hồ sơ khu vực phát triển đô thị; quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
theo quy định.
2. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp với Sở Xây dựng, huyện Ngọc Hồi trong
quá trình xây dựng và phát triển đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Giám
đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi và Thủ trưởng các Sở, ngành có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này thay thế Quyết
định số 459/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh (CVP, PVPKTTH);
- Lưu VT, KTN7.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Tuy
|
PHỤ LỤC
DANH
MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 25/3/2016 của UBND tỉnh)
STT
|
Danh
mục công trình
|
Ghi
chú
|
I
|
Chương trình, Đề án
|
|
1
|
Xây dựng chương trình phát triển đô
thị, đề xuất khu vực phát triển đô thị
|
|
2
|
Rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị theo quy hoạch chung
được duyệt.
|
|
II
|
Các Khu đô thị và Khu, Cụm công
nghiệp
|
|
1
|
Xây dựng hoàn thiện Khu trung tâm
hành chính huyện Ngọc hồi tại khu vực phía Bắc và trung tâm thương mại tại
khu vực thị trấn
|
|
2
|
Xây dựng các dự án khu đô thị mới:
|
|
-
|
Khu đô thị phía Bắc thị trấn Plei Kần
|
|
-
|
Khu đô thị Trung tâm thị trấn Plei
Kần
|
|
-
|
Khu đô thị phía Tây thị trấn Plei Kần
(giai đoạn 1)
|
|
-
|
Khu đô thị phía Đông Nam thị trấn
Plei Kần
|
|
3
|
Xây dựng các dự án Cụm công nghiệp:
|
|
-
|
Phía Tây Nam thị trấn Plei Kần
(giai đoạn 1)
|
|
-
|
Phía Đông Nam thị trấn Plei Kần
(giai đoạn 1)
|
|
4
|
Các công trình hạ tầng xã hội:
|
|
-
|
Cải tạo, nâng cấp các công trình
phục vụ công cộng hiện có cho phù hợp với nhu cầu phát triển mới.
|
|
-
|
Đầu tư xây dựng và hoàn thiện Trung
tâm dạy nghề huyện Ngọc Hồi
|
|
-
|
Đầu tư xây dựng các công trình giáo
dục, y tế, khu trung tâm thương mại phía Tây thị trấn
|
|
-
|
Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa
Ngọc Hồi thành 250 giường bệnh
|
|
5
|
Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại IV
|
|
III
|
Các dự án hạ tầng kỹ thuật khung:
|
|
1
|
Giao thông:
|
|
-
|
Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông
đối ngoại, đường vành đai của thị trấn Plei Kần kết nối với Khu cửa khẩu quốc
tế Bờ Y, các xã và các huyện lân cận
|
|
-
|
Phát triển hệ thống giao thông đối
nội, bao gồm cải tạo các tuyến đường đô thị kết nối với các tuyến đường vành
đai tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các khu chức năng trong đô thị
|
|
-
|
Đầu tư xây dựng bến xe, hệ thống giao
thông tĩnh, phát triển hệ thống giao thông công cộng
|
|
2
|
Xây dựng tuyến điện 22KV chạy dọc
theo các tuyến giao thông chính để cấp điện đến khu dân cư và dịch vụ của thị
trấn
|
|
3
|
Xây dựng, cải tạo hệ thống thoát
nước và khu xử lý rác thải
|
|
4
|
Đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước
sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Plei Kần và hệ thống xử lý nước thải các Cụm
công nghiệp, Bệnh viện
|
|