Quyết định 2221/QĐ-UBND năm 2014 về Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn 2050

Số hiệu 2221/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/10/2014
Ngày có hiệu lực 23/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Xuân Tiến
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2221/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 23 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn 2050;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại văn bản số 819/SXD-KTQH ngày 11/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Điều 2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung được phê duyệt, UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà có trách nhiệm tổ chức công bố bằng nhiều hình thức thích hợp để các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông Vận tải; Công thương; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tài chính, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt và các huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT
UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Thành ủy, HĐND TP Đà Lạt; Huyện ủy và HĐND các huyện: Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà;
- LĐVP; các Chuyên viên;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, XD2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 2221/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, kiến trúc; đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị; quản lý cấp phép xây dựng và các lĩnh vực quy hoạch chuyên ngành khác, trong phạm vi ranh giới quy hoạch của đ án Điu chỉnh quy hoạch chung thành phĐà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2014 (sau đây viết tắt là Quy hoạch chung 704).

Ngoài những nội dung của quy định này, việc cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng, quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận phải tuân thủ theo các quy định pháp luật Nhà nước có liên quan.

Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

Điều 2. Phạm vi ranh giới, quy mô diện tích và dân số

1. Phạm vi ranh giới Quy hoạch chung 704: thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban, xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà);

2. Quy mô diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 335.930 ha, trong đó thành phố Đà Lạt có tổng diện tích khoảng 39.440 ha.

- Đất xây dựng đô thị: Đến năm 2020 khoảng 8.000 - 9.000 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 3.000 - 3.500 ha; đến năm 2030 khoảng 11.000 - 12.000 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 4.000 - 5.000 ha.

- Đất phát triển du lịch sinh thái rừng: Đến năm 2020 khoảng 3.000 - 4.000 ha; đến năm 2030 khoảng 6.000 - 7.000 ha (phần lớn thuộc đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất, không bao gồm mặt nước).

[...]