UBND
TỈNH NINH BÌNH
BAN QUẢN LÝ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
27/QĐ-BQL
|
Ninh
Bình, ngày 20 tháng 05 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
THUỘC BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số
93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
thực hiện cơ chế “một cửa”, “Một cửa liên quan” tại cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1386/QĐ-UB ngày 16/6/2004 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban
hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của
Ban quản lý các khu công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc
phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của Ban quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình;
Xét đề nghị của Phó Văn phòng Ban quản lý các khu công nghiệp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp Ninh Bình”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng, Trưởng các phòng chuyên môn, công chức của Ban quản lý các khu công
nghiệp và các ông, bà làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để b/c);
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Ban;
- Lưu VT, (Tdtp-10).
|
TRƯỞNG
BAN
Nguyễn Văn Bình
|
QUY CHẾ
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ THUỘC BAN QUẢN LÝ CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/QĐ-BQL ngày 20/5/2008 của Trưởng ban quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy
chế này được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý
các khu công nghiệp và những yêu cầu để thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg
ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ
chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
Điều 2. Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp có nhiệm vụ
tiếp, hướng dẫn tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việc thuộc các lĩnh
vực được quy định giải quyết theo cơ chế “Một cửa”, nhận hồ sơ đã đủ thủ tục
theo quy định, viết giấy nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, công dân.
Điều 3. Tổ
chức, công dân có yêu cầu giải quyết những công việc thuộc quy định tại Điều 7,
Quy chế này chỉ liên hệ với công chức phụ trách lĩnh vực công việc tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả;
Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, công dân hoàn chỉnh những
hồ sơ thuộc lĩnh vực phụ trách theo quy định và chỉ tiếp nhận những hồ sơ đầy
đủ thủ tục.
Công chức của Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ tiếp nhận hồ sơ và tiếp tổ chức, công dân có
yêu cầu giải quyết công việc tại phòng làm việc của Bộ tiếp nhận và trả kết quả.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ
PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
Điều 4. Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phòng Ban quản lý các khu công
nghiệp; Nguyên tắc hoạt động và chế độ báo cáo của Bộ phận thực hiện theo quy
định của cơ quan; Bộ phận được bố trí một phòng riêng tại Văn phòng Ban để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Công chức làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được điều động từ các phòng chuyên
môn và Văn phòng Ban theo yêu cầu thực tế, để đáp ứng công việc chung của cơ
quan; Chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng Bộ phận (là lãnh đạo Văn phòng) và
chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Lãnh đạo Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh.
Điều 5. Nhiệm
vụ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
1. Tiếp tổ chức,
công dân khi tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc thuộc các lĩnh
vực giải quyết theo cơ chế Một cửa.
2. Hướng dẫn tổ
chức, công dân hoàn tất các thủ tục hành chính, giấy tờ, biểu mẫu theo quy
định. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc một lần, đầy đủ, theo
đúng quy định đã niêm yết công khai.
3. Trường hợp hồ
sơ đã đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả và
vào sổ theo dõi; trong phiếu hẹn cần ghi rõ thời gian trả lời về tính hợp lệ hồ
sơ là 02 ngày kể từ ngày viết phiếu hẹn. Thời gian giải quyết hồ sơ được tính
từ thời điểm hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ thì hướng dẫn để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh.
Trường hợp hồ sơ
của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban thì hướng dẫn
để tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
4. Chuyển hồ sơ
đã tiếp nhận cho phòng chuyên môn để xử lý theo phạm vi, quyền hạn.
5. Nhận lại kết
quả đã giải quyết, trả lại cho tổ chức, công dân, thu phí, lệ phí theo quy định
(nếu có).
Điều 6. Trách
nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
1. Trách nhiệm
của Trưởng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
- Giúp Lãnh đạo
Ban: Điều hành, điều phối hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; quyết
định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận; đảm bảo cho Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
- Phối hợp cùng
các Phòng chuyên môn thuộc Ban, triển khai thực hiện việc giải quyết các hồ sơ
theo đúng trình tự và thời gian.
- Theo dõi, tổng
hợp tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của công chức thuộc Bộ phận, báo
cáo kết quả hoạt động của Bộ phận tại cuộc họp giao ban hàng tháng.
2. Trách nhiệm
của công chức khi thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
- Chấp hành sự
quản lý trực tiếp và phân công nhiệm vụ của Trưởng Bộ phận.
- Tiếp nhận,
giải quyết và trả kết quả cho tổ chức và công dân theo đúng quy chế.
- Trường hợp hồ
sơ của tổ chức, công dân có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của công chức
khác, công chức phụ trách hồ sơ chủ động phối hợp để cùng xử lý hồ sơ, sau đó
trình lãnh đạo phê duyệt. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có khó khăn
vướng mắc thì báo cáo ngay Trưởng Bộ phận để kịp thời xử lý.
3. Trách nhiệm
của các công chức khác:
- Căn cứ nhiệm
vụ chuyên môn được giao phối hợp với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giải
quyết công việc theo yêu cầu của tổ chức, công dân đảm bảo đúng thời gian quy
định.
- Hướng dẫn,
tiếp công dân, tổ chức đến liên hệ về những công việc chuyên môn thuộc thẩm
quyền giải quyết.
- Xử lý, trình
lãnh đạo giải quyết các hồ sơ thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyển hồ sơ đã giải
quyết cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Phối hợp với
các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để giải quyết các công việc khác
theo yêu cầu.
Chương III
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Các
lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
1. Đăng ký đầu
tư; thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền;
2. Cấp, điều
chỉnh Chứng chỉ quy hoạch xây dựng đối với các công trình xây dựng trong khu
công nghiệp, cụm công nghiệp;
3. Cấp, điều
chỉnh Giấy đăng ký nhân sự chủ chốt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
4. Cấp, điều
chỉnh chứng chỉ xuất xứ hàng hóa tại khu công nghiệp;
5. Chứng thực
hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất trong các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp;
6. Cung cấp
thông tin về đầu tư cho các tổ chức, cá nhân.
Điều 8. Lịch
làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả làm việc trong giờ hành chính vào tất cả các ngày làm việc
trong tuần. Riêng lĩnh vực Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư thì làm việc
cả ngày thứ bảy.
Chương IV
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
Điều 9. Các
quy định về thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế “một
cửa” được niêm yết công khai tại phòng làm việc của Bộ phận.
Điều 10. Quy
định về việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết và giao trả hồ sơ:
1. Tiếp nhận
hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ
sơ của tổ chức, công dân, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có
trách nhiệm kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ, hướng
dẫn cho tổ chức, công dân kê khai, bổ sung (nếu thiếu);
Sau khi kiểm
tra, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì công chức Một cửa nhận hồ sơ, viết
phiếu hẹn, vào sổ theo dõi và trình hồ sơ lên Lãnh đạo Ban.
2. Xử lý, giải
quyết hồ sơ
- Sau khi Lãnh
đạo Ban xem xét, phân công xử lý hồ sơ, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả chuyển hồ sơ tới Bộ phận chuyên môn được phân công thực hiện việc xử lý
hồ sơ, trình ký, và chuyển lại cho công chức của Bộ phận Một cửa để trả lại cho
tổ chức, công dân theo quy định.
- Trường hợp
việc giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân liên quan đến trách nhiệm của nhiều
bộ phận chuyên môn, công chức Bộ phận Một cửa chuyển hồ sơ cho các bộ phận các
bộ phận chuyên môn để giải quyết và hoàn thành các thủ tục cần thiết theo đúng
thời gian quy định.
- Các phòng
chuyên môn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ phận Một cửa để giải quyết
hồ sơ theo đúng tiến độ thời gian quy định và không tiếp khách liên hệ giải
quyết công việc thuộc lĩnh vực của bộ phận Một cửa tại phòng chuyên môn.
- Trường hợp
việc giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc các quy định tại Điều 7
Quy chế này, công chức hướng dẫn tổ chức, công dân liên hệ với công chức, bộ
phận chuyên môn có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
3. Thẩm quyền
ký duyệt hồ sơ
- Đối với những
loại hồ sơ thuộc thẩm quyền ký duyệt của Trưởng Ban thì Trưởng Ban ký duyệt,
sau đó chuyển lại cho công chức phụ trách hồ sơ.
- Đối với hồ sơ
thuộc thẩm quyền ký duyệt của Phó trưởng Ban thì Phó tưởng Ban ký duyệt, sau đó
chuyển lại cho công chức phụ trách hồ sơ.
4. Trả hồ sơ
Khi nhận hồ sơ
đã được Lãnh đạo Ban giải quyết, công chức chuyên môn phụ trách giải quyết hồ
sơ chuyển hồ sơ cho công chức Văn thư để đóng dấu, vào sổ theo dõi, sau đó
chuyển lại cho công chức Một cửa trả kết quả hoặc thông báo kết quả đã giải
quyết cho tổ chức, công dân theo phiếu hẹn.
5. Thu phí,
lệ phí (nếu có)
Tiến hành thu
phí, lệ phí theo quy định.
Chương V
XỬ LÍ VI PHẠM
Điều 11. Trong
khi thi hành nhiệm vụ, nếu công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và
các công chức khác thuộc Ban làm trái với quy định của pháp luật và Quy chế
này, sẽ bị xử lý kỷ luật theo Quy định của cơ quan và của Pháp luật.
Tổ chức, công
dân trong quá trình yêu cầu giải quyết công việc phải chấp hành các quy định
của cơ quan hành chính nhà nước về việc bảo đảm trật tự, an ninh, thực hiện
theo đúng quy định của Quy chế này và các văn bản pháp luật khác. Trường hợp
phát hiện thấy những dấu hiệu tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức,
công dân của công chức của Ban, cần thông báo ngay với Lãnh đạo Ban hoặc cấp có
thẩm quyền để có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp
tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình
thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc hoặc cần góp ý bổ sung, điều chỉnh thì báo
cáo Lãnh đạo Ban xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.