Quyết định 27/2024/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 27/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 01/09/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Lê Hồng Vinh |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2024/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 30 tháng 7 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4905/TTr-STNMT ngày 19 tháng 7 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2024.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
|
VỀ
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 27/2024/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An)
Quy định này quy định chi tiết việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Quy định này áp dụng đối với các cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược có phát sinh chất thải y tế nguy hại; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chất thải y tế nguy hại
1. Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với các loại chất thải y tế khác trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở có chất thải phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2024/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 30 tháng 7 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 4905/TTr-STNMT ngày 19 tháng 7 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2024.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
|
VỀ
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 27/2024/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An)
Quy định này quy định chi tiết việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Quy định này áp dụng đối với các cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược có phát sinh chất thải y tế nguy hại; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chất thải y tế nguy hại
1. Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với các loại chất thải y tế khác trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở có chất thải phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.
2. Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải rắn thông thường và được phép thu gom để tái chế theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 20/2021/TT-BYT. Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
3. Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Điều 4. Phân định, phân loại chất thải y tế nguy hại
1. Việc phân định chất thải y tế nguy hại thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
2. Việc phân loại chất thải y tế nguy hại thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Thông tư số 20/2021/TT-BYT. Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
THU GOM, LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI
Điều 5. Thu gom, lưu giữ chất thải y tế nguy hại
1. Thu gom chất thải y tế nguy hại:
a) Thu gom chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế:
Việc thu gom chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 20/2021/TT-BYT;
b) Thu gom chất thải y tế nguy hại ngoài cơ sở y tế:
- Các cơ sở y tế có hoạt động khám, chữa bệnh bên ngoài khuôn viên cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí thiết bị để thu gom chất thải y tế nguy hại, vận chuyển về cơ sở để lưu giữ và chuyển giao xử lý theo đúng quy định;
- Chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các khu cách ly y tế tập trung theo quy định (trừ khu vực cách ly tập trung trong các cơ sở y tế) trong trường hợp phát sinh dịch bệnh quy mô lớn, đơn vị quản lý khu cách ly y tế tập trung có trách nhiệm phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao xử lý theo hướng dẫn của Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan theo đúng quy định.
2. Lưu giữ chất thải y tế nguy hại:
a) Việc lưu giữ chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 20/2021/TT-BYT;
b) Yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đối với cơ sở y tế bảo đảm theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 20/2021/TT-BYT;
c) Yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đối với cơ sở thực hiện dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại bảo đảm theo quy định tại Điều 36 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Chuyển giao, vận chuyển chất thải y tế nguy hại
1. Phương thức chuyển giao, vận chuyển chất thải y tế nguy hại:
a) Các cơ sở y tế hợp đồng với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải y tế nguy hại để chuyển giao, vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
b) Các Trạm y tế phường, xã, thị trấn ưu tiên thực hiện chuyển giao chất thải y tế nguy hại theo quy định tại điểm a khoản này; trường hợp không ký được hợp đồng với cơ sở thực hiện dịch vụ thì vận chuyển chất thải y tế nguy hại tới Trung tâm y tế tuyến huyện để lưu giữ, chuyển giao, xử lý;
c) Các phòng khám tư nhân trong trường hợp không ký được hợp đồng với cơ sở thực hiện dịch vụ thì được đăng ký phương tiện để vận chuyển chất thải y tế nguy hại phát sinh đến cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải y tế nguy hại.
2. Việc chuyển giao chất thải y tế nguy hại giữa cơ sở y tế và cơ sở thực hiện dịch vụ phải được ghi vào sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT và lập chứng từ chất thải nguy hại theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
3. Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại:
a) Thiết bị, phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng quy định tại Điều 36, Điều 37, khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, khoản 3 Điều 69 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và điểm a khoản này;
c) Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại hoạt động theo tuyến đường, thời gian được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2023 quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh và các tuyến đường khác đã được các cấp có thẩm quyền quy định.
Điều 7. Xử lý chất thải y tế nguy hại
1. Xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải y tế nguy hại:
Các chủ nguồn thải phát sinh chất thải y tế nguy hại không có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại hoặc có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP phải ký hợp đồng với cơ sở có năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại để xử lý theo đúng quy định.
2. Xử lý chất thải y tế nguy hại theo cụm cơ sở y tế (chất thải y tế nguy hại của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm):
a) Các cơ sở y tế trong phạm vi phân định cụm xử lý chất thải y tế nguy hại có trách nhiệm ký hợp đồng và chuyển giao chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị mình cho cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại của cụm theo quy định, trừ các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại của cụm phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
c) Trường hợp hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại của cơ sở xử lý theo cụm, của Trung tâm y tế tuyến huyện không đảm bảo khả năng xử lý hoặc dừng hoạt động thì phải ký hợp đồng với cơ sở có năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại để chuyển giao theo đúng quy định.
3. Xử lý tại chỗ:
a) Các cơ sở y tế đã được đầu tư công trình xử lý chất thải y tế nguy hại tự xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh từ hoạt động của cơ sở khi đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
b) Trường hợp hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại của cơ sở y tế không đảm bảo khả năng xử lý hoặc dừng hoạt động thì thực hiện chuyển giao cho cơ sở xử lý theo cụm hoặc hợp đồng với cơ sở có năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại để chuyển giao theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại
1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 71, Điều 72, Điều 73 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Đảm bảo bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ và thiết bị, phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại đáp ứng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5, khoản 3 Điều 6 Quy định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Tiếp nhận, xử lý chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế vận chuyển đến trên cơ sở thỏa thuận về kinh phí hoặc giá dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại do các cơ quan có thẩm quyền ban hành (nếu có).
4. Lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải y tế nguy hại cho chủ nguồn thải theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này.
5. Lập và gửi Báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở y tế
1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 71 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; quản lý chất thải y tế nguy hại theo đúng nội dung của Quy định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Bố trí Lãnh đạo và bộ phận chuyên môn phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế (trong đó có chất thải y tế nguy hại) tại cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
3. Xây dựng, bố trí kinh phí và thực hiện kế hoạch quản lý chất thải y tế (trong đó có chất thải y tế nguy hại); thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định.
4. Lập và ghi đầy đủ thông tin chuyển giao chất thải y tế nguy hại theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này.
5. Thực hiện quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 20/2021/TT-BYT (đối với trường hợp cơ sở y tế tự thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại tại đơn vị hoặc xử lý cho cụm). Chịu trách nhiệm quản lý đối với chất thải y tế nguy hại sau xử lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
6. Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ, thời gian lưu giữ và xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 7 Quy định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đào tạo, tập huấn về quản lý chất thải y tế nguy hại tại cơ sở theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 15 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
8. Thực hiện chế độ báo cáo về kết quả quản lý chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2021/TT-BYT và Báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Điều 10. Công khai thông tin về tổ chức thực hiện dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại
1. Thông tin về tổ chức thực hiện dịch vụ vận chuyển xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh khác được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
2. Thông tin về phương tiện của các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại theo điểm b khoản 3 Điều 6 Quy định này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại thực hiện công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải y tế nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Điều 11. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý chất thải y tế nguy hại
1. Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan.
Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chỉ đạo thực hiện, giám sát Quy định này;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại của các cơ sở y tế;
c) Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Quy định này; tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông và phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh;
d) Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất để đầu tư khu xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định;
đ) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đăng tải thông tin về các tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh và tại các tỉnh khác lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
e) Chủ trì hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại từ các khu cách ly y tế tập trung (bên ngoài khuôn viên cơ sở y tế) đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại trong trường hợp có phát sinh dịch bệnh quy mô lớn theo đúng quy định;
g) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành nghề xử lý chất thải y tế nguy hại;
h) Báo cáo kết quả công tác quản lý chất thải y tế nguy hại được tích hợp trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 3 Điều 63 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
2. Sở Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Quy định này; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại của các cơ sở y tế;
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất phân bổ kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định;
d) Chỉ đạo các cơ sở y tế xây dựng, bố trí kinh phí và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý chất thải y tế nguy hại;
đ) Chủ trì hướng dẫn việc phân định, phân loại, lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại các khu cách ly y tế tập trung (bên ngoài khuôn viên cơ sở y tế) trong trường hợp có phát sinh dịch bệnh quy mô lớn theo đúng quy định;
e) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Căn cứ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn cho các dự án xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Chủ trì, hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư đối với các dự án xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) theo phương thức xã hội hóa và các hình thức đầu tư khác;
c) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành nghề xử lý chất thải y tế nguy hại.
4. Sở Tài chính:
a) Trong khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại; kinh phí thực hiện quản lý chất thải y tế theo phân cấp ngân sách hiện hành;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành nghề xử lý chất thải y tế nguy hại.
5. Sở Xây dựng:
a) Tổ chức thẩm định quy hoạch, thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình, dự án xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) theo quy định;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình, dự án xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) theo quy định.
6. Sở Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định sự phù hợp của công nghệ đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) theo quy định.
7. Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam:
a) Chủ trì, hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư đối với các dự án xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) trên địa bàn Khu kinh tế theo phương thức xã hội hóa và các hình thức đầu tư khác;
b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình, dự án xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) trên địa bàn Khu kinh tế theo quy định;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình, dự án xử lý chất thải nguy hại (trong đó có xử lý chất thải y tế) trên địa bàn Khu kinh tế theo quy định;
d) Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành nghề xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Khu kinh tế.
8. Công an tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;
b) Điều tra xử lý khi có thông tin hoặc phát hiện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại.
9. Cục Thuế tỉnh:
Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành nghề xử lý chất thải y tế nguy hại.
10. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đa dạng các hoạt động, nội dung, hình thức tuyên truyền về quản lý chất thải y tế nguy hại đến các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động, sản phẩm tuyên truyền về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của chất thải y tế nguy hại.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức thực hiện Quy định này trên địa bàn quản lý; tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại cho các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn quản lý.
2. Thanh tra, kiểm tra và giám sát các quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
3. Tiếp nhận, công bố danh sách phương tiện và tổ chức, cá nhân được phép vận chuyển chất thải y tế nguy hại trên địa bàn huyện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 và khoản 2 Điều 10 Quy định này.
4. Chỉ đạo Trung tâm y tế huyện chịu trách nhiệm xử lý hoặc hợp đồng với đơn vị có năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại lưu giữ tại Trung tâm.
5. Hàng năm, xem xét bố trí kinh phí cho công tác quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn.
6. Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc ngành nghề xử lý chất thải y tế nguy hại.
7. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế nguy hại được tích hợp trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 3 Điều 63 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phát huy hệ thống đài truyền thanh cơ sở để tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý.
2. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chất thải y tế nguy hại của các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ sở y tế, cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.