UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
27/2010/QĐ-UBND
|
Phủ
Lý, ngày 30 tháng 8 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN VỈA
HÈ, LÒNG ĐƯỜNG KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý và
sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông trên
địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở,
ban ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần Xuân Lộc
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG
KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hà Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng.
1. Quy định này quy định về quản
lý và sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vì mục đích giao thông
tại các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh
Hà Nam.
2. Các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước khi tham gia các hoạt động có liên quan đến quản lý và sử dụng vỉa
hè, lòng đường trên địa bàn tỉnh Hà Nam phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ
và các nội dung của Quy định này.
Chương II
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2.
Các hoạt động phải xin cấp phép khi sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường.
1. Đào vỉa hè, lòng đường để thi
công công trình hạ tầng kỹ thuật; xây dựng, lắp đặt các kiốt, gồm: kiốt của Cảnh
sát giao thông, ATM, Bưu điện, điện thoại công cộng, tủ cáp điện lực (trừ kiốt
buôn bán, kinh doanh hàng hóa), biển hiệu quảng cáo và cổng chào trên vỉa hè.
2. Tập kết vật liệu để trung
chuyển xây dựng công trình.
3. Để xe, trông giữ xe công cộng.
4. Các hoạt động xã hội sử dụng
tạm thời vỉa hè, lòng đường.
Điều 3.
Các điều kiện sử dụng vỉa hè, lòng đường.
1. Khi cấp phép sử dụng tạm thời
một phần vỉa hè quy định tại Điều 2 Quy định này phải trừ lại ít nhất 1,5m cho
người đi bộ lưu thông.
2. Khu vực vỉa hè, lòng đường được
cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham
gia giao thông trên các đường phố, ngõ xóm, các công sở và các hoạt động bình
thường khác của các tổ chức cá nhân, hộ gia đình ở 2 bên đường phố.
3. Việc sử dụng một phần lòng đường
làm nơi đỗ xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu sau:
3.1. Yêu cầu về chiều rộng lòng
đường.
- Đối với đường 2 chiều: Lòng đường
rộng tối thiểu 10,5m thì cho phép để xe một bên (1 làn xe); lòng đường rộng tối
thiểu là 14,0m thì cho phép để xe 2 bên (mỗi bên 1 làn xe).
- Đối với đường 1 chiều: Lòng đường
rộng tối thiểu 7,5m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy (1 làn xe).
3.2. Khi cấp phép làm nơi để xe
công cộng cần ưu tiên đối với tổ chức, cơ quan, hộ gia đình và cá nhân có quyền
sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng tại vị trí xin cấp phép.
4. Sử dụng lòng đường vì các mục
đích khác.
Đào lòng đường để xây dựng, lắp
đặt sửa chữa các công trình ngầm, phạm vi thi công phải đảm bảo phần mặt đường
còn lại đủ bố trí 02 làn xe theo 2 chiều khác nhau (đường 2 chiều) hoặc 01 làn
xe (đường 1 chiều). Trong trường hợp phạm vi thi công không đảm bảo đủ diện
tích mặt đường để các phương tiện giao thông qua lại an toàn thì phải phân làn
giao thông.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP SỬ
DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG
Điều 4. Các
hoạt động xã hội.
1. Thời gian sử dụng tạm thời một
phần vỉa hè cho việc cưới, việc tang không được quá 48 giờ kể từ khi được Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho phép.
2. Đối với các hoạt động xã hội
sử dụng lòng đường, thời gian chiếm dụng lòng đường không quá 24h và chỉ được sử
dụng phần lòng đường cho phép. Cơ quan, tổ chức xin phép phải liên hệ với cơ
quan cấp phép hoặc cơ quan quản lý đường bộ trước ngày diễn ra hoạt động ít nhất
05 ngày làm việc để được hướng dẫn, thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm
an toàn giao thông; Cơ quan, tổ chức hoạt động xã hội không thực hiện đúng
phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được thống nhất để xảy ra mất an toàn
giao thông, ô nhiễm môi trường thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
Điều 5. Tập
kết vật liệu để trung chuyển xây dựng công trình.
- Chỉ xem xét, cấp phép sử dụng
tạm thời một phần vỉa hè cho hoạt động này trên nguyên tắc không gây cản trở
giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
- Trường hợp các tổ chức, cá
nhân có nhu cầu sử dụng toàn bộ vỉa hè để tập kết vật liệu, thời gian được phép
sử dụng từ 21h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
Điều 6. Hoạt
động trông giữ xe công cộng.
- Chỉ xem xét, cấp phép sử dụng
tạm thời một phần vỉa hè để trông giữ xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy; một phần
lòng đường để trông giữ xe ô tô tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục,
khu vực, tuyến đường đã được Uỷ ban nhân dân các cấp quy định theo phân cấp quản
lý.
- Các điểm trông giữ xe công cộng
nêu trên không làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút
giao thông 20m và bố trí biển báo, vạch sơn; các loại xe đạp, xe mô tô, xe gắn
máy phải xếp thành hàng cách mép vỉa hè ³ 0,2m, đầu xe quay vào phía trong; điểm
đỗ xe ô tô tuân thủ theo quy định tại điểm 3,1 Điều 3 của quy định này và Luật
Giao thông đường bộ.
Điều 7. Đào
vỉa hè, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật; xây dựng, lắp đặt
các kiốt, biển hiệu quảng cáo và cổng trào trên vỉa hè.
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật,
bao gồm: Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình ngầm, đường cáp
quang, đường ống cấp, thoát nước, đường ống xăng, dầu, khí đốt; công trình viễn
thông, điện lực. Khi xây dựng, lắp đặt mới, thay thế đường dây tải điện, viễn
thông ở những tuyến phố, khu vực đã có tuynel kỹ thuật chờ sẵn thì phải thực hiện
ngầm hoá hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Những tuyến phố, khu vực chưa có tuynel kỹ
thuật thì phải treo cao, tĩnh không đạt tối thiểu 5,5m theo phương thẳng đứng
so với điểm cao nhất của mặt đường.
2. Khi xây dựng, lắp đặt các kiốt,
biển hiệu quảng cáo và cổng chào trên vỉa hè chủ đầu tư công trình phải có văn
bản thoả thuận về kiểu cách, nội dung thể hiện… và được Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch chấp thuận bằng văn bản trước khi xin cấp phép.
Điều 8. Hồ
sơ xin cấp phép và cơ quan cấp phép.
1. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tạm
thời một phần vỉa hè, lòng đường của các hoạt động được quy định tại các khoản
2, 3, 4 Điều 2 Quy định này, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép của
tổ chức, cá nhân (đối với cá nhân có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nơi cư trú).
- Bản vẽ vị trí mặt bằng thể hiện
rõ vị trí, kích thước.
- Văn bản pháp lý khác có liên
quan (nếu có).
2. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tạm
thời một phần vỉa hè, lòng đường của các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 2
Quy định này, bao gồm:
- Văn bản xin cấp phép thi công
của Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư, kèm theo phương án bảo đảm an toàn
giao thông và thời gian thi công; cam kết hoàn trả vỉa hè, lòng đường và tự chịu
kinh phí tháo dỡ, di chuyển khi có yêu cầu của cơ quan cấp phép để mở rộng,
nâng cấp hoặc sửa chữa cục bộ.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi
công và quyết định phê duyệt (bản chính).
- Các văn bản khác có liên quan
(nếu có).
3. Cơ quan cấp phép:
3.1. Đối với đường tỉnh.
- Sở Giao thông vận tải thực hiện
việc cấp phép các hoạt động:
+ Đào vỉa hè, lòng đường để thi
công công trình hạ tầng kỹ thuật; lắp đặt các kiốt, biển hiệu quảng cáo và cổng
chào trên vỉa hè (khoản 1, Điều 2).
+ Các hoạt động xã hội sử dụng tạm
thời vỉa hè, lòng đường (khoản 4, Điều 2).
- Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố thực hiện cấp phép các hoạt động thuộc địa bàn quản lý, gồm:
+ Tập kết vật liệu để trung chuyển
xây dựng công trình (khoản 2, Điều 2).
+ Để xe, trông giữ xe công cộng
(khoản 3, Điều 2).
3.2. Đối với đường huyện, đô thị.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành
phố thực hiện cấp phép các hoạt động được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3 và khoản 4 Điều 2 của quy định này.
3.3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện cấp phép đối với các hoạt động sau đây trên các tuyến đường xã:
+ Đào vỉa hè, lòng đường để thi
công công trình hạ tầng kỹ thuật; lắp đặt các kiốt (chỉ gồm: Bưu điện, điện thoại
công cộng, tủ cáp điện lực), biển hiệu quảng cáo và xây dựng cổng chào trên vỉa
hè (khoản 1, Điều 2).
+ Tập kết vật liệu để trung chuyển
xây dựng công trình (khoản 2, Điều 2).
+ Để xe, trông giữ xe công cộng
(khoản 3, Điều 2).
+ Các hoạt động xã hội sử dụng tạm
thời vỉa hè, lòng đường (khoản 4 Điều 2).
3.4. Các cơ quan cấp phép là cơ
quan chủ trì và phối hợp với các lực lượng liên quan tổ chức kiểm tra việc thực
hiện giấy phép, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
4. Thời gian giải quyết cấp
phép: 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo
quy định.
Trường hợp không giải quyết, cơ
quan cấp phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do cho tổ chức cá nhân xin cấp phép
được biết.
5. Cơ quan cấp phép có trách nhiệm
gửi 01 bản giấy phép cho Thanh tra Sở Giao thông vận tải, 01 bản cho tổ chức,
cá nhân được cấp phép, 01 bản cho đơn vị trực tiếp quản lý đường:
- Đường tỉnh: Công ty cổ phần quản
lý & xây dựng CTGT Hà Nam.
- Đường tỉnh ủy thác, đường huyện,
đường đô thị: Phòng Công thương, quản lý đô thị các huyện, thành phố.
- Đường xã: Ủy ban nhân dân các
xã.
6. Thời hạn cấp phép đối với việc
sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường đối với các trường hợp quy định tại các Điều
6, 7 của quy định này không quá 6 tháng cho mỗi lần cấp phép.
Điều 9. Gia
hạn giấy phép.
1. Trước thời điểm hết hạn của
giấy phép 05 ngày, các tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép.
Thời gian gia hạn của giấy phép bằng với thời gian cấp phép lần đầu và chỉ áp dụng
gia hạn 01 lần. Sau khi hết thời gian gia hạn, tổ chức, cá nhân tiếp tục có nhu
cầu sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường thì phải xin cấp phép mới.
2. Thủ tục xin gia hạn: Tổ chức,
cá nhân có nhu cầu xin gia hạn giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng
đường phải gửi Đơn đề nghị xin gia hạn đến cơ quan cấp phép để xem xét giải quyết.
3. Thời gian giải quyết không
quá 05 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp. Cơ quan gia hạn giấy phép
có trách nhiệm gửi giấy phép được gia hạn tới các cơ quan được quy định tại khoản
5 Điều 8.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.
Trách nhiệm của các Sở, ngành.
1. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp
với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập danh mục các tuyến đường tỉnh
trong đô thị được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường để trông giữ
xe theo Quy định này trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở
phối hợp với Công an và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát, xử
lý các vi phạm trong việc thực hiện giấy phép đã cấp theo đúng quy định của
pháp luật.
2. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở
Giao thông vận tải, Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập
danh mục các tuyến đường trong đô thị được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa
hè, lòng đường vào việc trông giữ xe công cộng.
3. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng
công an phối hợp với lực lượng chức năng thuộc Sở Giao thông vận tải, Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định
của pháp luật.
4. Sở Tài chính: Xây dựng mức
thu các loại phí, lệ phí đối với các hoạt động sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường
không vì mục đích giao thông trình UBND tỉnh ban hành theo quy định.
Hướng dẫn các đơn vị thu, quản
lý và sử dụng các khoản phí theo đúng quy định của pháp luật.
6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
Sở Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam: Tổ
chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ nội dung Quy định này trên các phương tiện
thông tin đại chúng để nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức biết; phối hợp với
các Sở ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện quy định này.
Điều 11.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn nội dung của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan trên địa bàn quản lý.
2. Chủ trì và phối hợp với các Sở:
Giao thông vận tải, Xây dựng, Công thương lập danh mục các tuyến đường tỉnh đi
trong đô thị, đường đô thị và đường huyện được phép sử dụng tạm thời vỉa hè,
lòng đường vào việc trông giữ xe công cộng và trình UBND tỉnh quyết định.
3. Chỉ đạo lực lượng chức năng
phối hợp với Thanh tra giao thông và Công an kiểm tra, phát hiện xử lý các vi
phạm về sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường trên địa bàn quản lý.
Điều 12.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn tới các tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức thực hiện Quy định này
và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn.
2. Chủ trì và phối hợp với các
phòng, ban chuyên môn của huyện, thành phố lập danh mục các tuyến đường xã được
phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường vào việc trông giữ xe công cộng và
trình UBND các huyện, thành phố quyết định.
3. Chỉ đạo lực lượng chức năng
phối hợp với Thanh tra giao thông và Công an kiểm tra, phát hiện xử lý các vi
phạm về sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường trên địa bàn quản lý.
Điều 13. Điều
khoản thi hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp kịp thời phản ánh những phát sinh, vướng
mắc, những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế gửi về Sở Giao thông vận
tải để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.