Quyết định 27/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xã hội hóa lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 27/2010/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/10/2010
Ngày có hiệu lực 28/10/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Nguyễn Xuân Huế
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 27/2010/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HOÁ MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ ĐỊNH HUỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về danh mục chi tiết loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 129/2009/QĐ-TTg ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường”;
Căn cứ Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 230/2009/TT-BTC ngày 08/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn ưu đãi về thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 18/9/2009 của HĐND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2010/NQ-HĐND ngày 09/4/2010 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 42/2009/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của UBND tỉnh ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1870/TTr-STNMT ngày 10/9/2010 về việc phê duyệt Đề án thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 với một số nội dung chính sau đây:

1. Một số nội dung, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:

a) Giai đoạn 2010-2015:

- 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; 60% cơ sở sản xuất đã hoạt động phải áp dụng công nghệ xử lý chất thải và thay đổi công nghệ sản xuất đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Phấn đấu 30% hộ gia đình ở khu vực đô thị cũ, 80% doanh nghiệp phân loại chất thải rắn tại nguồn, 80% khu vực công cộng có thùng chứa chất thải rắn.

- Thu gom và xử lý 85-90% chất thải rắn sinh hoạt trong hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, trên 85% các loại rác thải sinh hoạt đô thị và khu dân cư tập trung, trên 95% chất thải nguy hại;

- Trên 40% chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn được xử lý theo hướng tạo ra năng lượng, thân thiện môi trường.

- 40-50% khu đô thị cũ, 100% khu dân cư mới có nhà vệ sinh công cộng.

- Xử lý 100% chất thải y tế.

- 30 - 40% các khu đô thị cũ, 100% các khu công nghiệp, 50% các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

- 100% khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Trên 95% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; 90% trung tâm các huyện có hệ thống cấp nước tập trung; tiêu chuẩn cấp nước 120-150 lít/người/ngày đêm.

b) Giai đoạn 2016-2020.

- Phấn đấu 50% hộ gia đình ở khu vực đô thị, 100% doanh nghiệp phân loại chất thải rắn tại nguồn, 100% khu vực công cộng có đặt thiết bị chứa chất thải rắn.

- Thu gom và xử lý trên 95% chất thải rắn sinh hoạt trong hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, trên 95% các loại rác thải sinh hoạt đô thị và khu dân cư tập trung, 100% chất thải nguy hại.

- Trên 60% chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn được xử lý theo hướng tạo ra năng lượng, thân thiện môi trường.

- Trên 90% khu đô thị cũ có nhà vệ sinh công cộng.

- 70% các khu đô thị cũ, 100% các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

- 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% trung tâm các huyện có hệ thống cấp nước tập trung; tiêu chuẩn cấp nước 120-150 lít/người/ngày đêm.

- Triển khai thực hiện tốt các dự án xã hội hoá trồng rừng để đảm bảo đạt tỉ lệ che phủ rừng trên 50%.

2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

a) Nhiệm vụ: Triển khai thực hiện các dự án như Phụ lục Đề án kèm theo.

b) Giải pháp thực hiện:

[...]