Quyết định 2689/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 đối với Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV

Số hiệu 2689/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/12/2018
Ngày có hiệu lực 28/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2689/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2016 -2025, CÓ XÉT ĐẾN 2035 ĐỐI VỚI HỢP PHẦN II: QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUNG VÀ HẠ ÁP SAU CÁC TRẠM 110KV

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực;

Căn cứ Quyết định số 4175/QĐ-BCT ngày 06/11/2018 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2828/TTr-SCT ngày 20/12/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035 đối với Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV, với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu, định hướng phát triển lưới điện

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa, đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện, nhằm cung cấp cho phụ tải với chất lượng điện năng tốt nhất, tin cậy, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ tin cậy, tính kinh tế trong công tác thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo vệ, bảo dưỡng hệ thống; phù hợp vi hiện tại và định hướng phát triển lâu dài.

b) Mục tiêu cthể

- Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016 - 2020 là 9%/năm và giai đoạn 2021 - 2025 là 8,5%/năm;

- Đảm bảo cung cấp điện liên tục, n định và an toàn, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn thiện hệ thống lưới điện theo tiêu chí N-1 (Quy định tại Khoản 51, Điều 3, Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải) giảm bán kính cấp điện và giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp;

- Tập trung phát triển lưới điện trung và hạ áp khu vực vùng sâu, vùng xa đcấp điện cho nhân dân đảm bảo an sinh xã hội.

2. Định hướng phát triển lưới điện

a) Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối phải gắn vi định hướng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng địa phương trong vùng, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao;

b) Phát triển lưới điện trung áp sau các trạm 110kV, hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới điện trung áp và điện khí hóa nông thôn;

c) Phát triển đường dây truyền tải điện, phân phối điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với các thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính toán linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại khu vực thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường;

d) Từng bước hiện đại hóa lưới điện, cải tạo, nâng cấp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và tự động hóa của lưới điện; nghiên cứu sử dụng các thiết bị FACTS, SVC để nâng cao giới hạn truyền tải; từng bước hiện đại hóa hệ thống điều khin lưới điện.

II. Nội dung quy hoạch

1. Hiện trạng hệ thống lưới điện, cấp điện

a) Nguồn từ các nhà máy thủy điện đấu nối vào lưới điện 22 kV: Các nhà máy điện cấp điện cho tỉnh Lâm Đồng ngoài nguồn từ các nhà máy thủy điện đấu nối vào lưới điện 110 - 220 kV, hiện tại có 11 nhà máy thủy điện đấu nối vào lưới điện 22 kV gồm: Quảng Hiệp, Lộc Phát, Suối Vàng, Đa Khai, Tà Nung, Đam Bol - Đạ Tẻh, Đa Kai, Đại Nga, Đa Trou Kea, Đa R’Cao, Sar Deung; đầu năm 2019 dự kiến sẽ phát điện thương mại nhà máy thủy điện Đa Dâng 1 (14M W).

b) Nguồn điện cấp từ các trạm biến áp 110 kV: Lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ yếu được cấp điện từ 01 máy biến áp 110kV lắp đặt bên trong trạm biến áp 220kV - Bảo Lộc và từ 10 trạm 110kV, gồm các trạm: Đà Lạt 1, Đà Lạt 2, Suối Vàng, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Bauxit Nhôm, Bảo Lâm, Đạ Tẻh;

c) Lưới điện phân phối trung, hạ áp: Hiện nay, toàn tỉnh có 4.988 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 637.969kVA (trong đó: 3.047 trạm thuộc tài sản ngành điện và 1.941 trạm thuộc tài sản khách hàng). Tng sđường dây trung áp 3.477,5km; tổng số đường dây hạ áp 4.331km; tổng số công tơ 358.249 cái (tính đến tháng 12/2017);

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ