Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 268/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/03/2022
Ngày có hiệu lực 28/03/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 268/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Cần cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch hành động Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 805/TTr-SNNPTNT ngày 18/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chương trình), với các nội dung sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Xác định phát triển kinh tế thủy sản phải nằm trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển kinh tế biển đồng bộ cả nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản (theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025). Phấn đấu đưa tỉnh ta thành một tỉnh mạnh về kinh tế biển, làm giàu từ biển.

2. Xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến. Thu hút các nguồn lực, các thành phn kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản đồng bộ, trước hết là các công trình cảng, bến, thông lung, vũng neo đậu tàu thuyn trú bão và các công trình xử lý nước thải vùng nuôi thủy sản tập trung, hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản vùng biển hở đảo Lý Sơn.

3. Khai thác thủy sản phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kết hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; bảo tồn, lưu giữ, phục hồi đa dạng sinh học các hệ sinh thái. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quy hoạch hợp lý mặt nước, diện tích đất có khả năng nuôi trồng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bền vững; khuyến khích nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh các cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản, tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên và khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, chuyển đổi số. Quá trình thực hiện, luôn luôn quán triệt quan đim phát triển thủy sản đi đối với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

II. Mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

1. Mục tiêu đến năm 2030

1.1. Mục tiêu chung:

- Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững toàn diện các lĩnh vực sản xuất khai thác, nuôi trồng, chế biến và xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa mạnh có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo đạt được các chỉ tiêu về phát triển bền vững kinh tế biển theo quy định của Trung ương.

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng chng thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất thủy sản; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thn của cộng đồng ngư dân và những người lao động thủy sản, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng trên các vùng biển và hải đảo.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân từ 5-6%/năm.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt 9.056 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 25 triệu USD.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 275.000 tấn.

- Về khai thác thủy sản:

+ Sản lượng khai thác thủy sản ở mức 260.000 tấn/năm; số lượng tàu thuyền khai thác đến năm 2030 giảm còn dưới 4.500 chiếc. Cơ cấu tàu thuyền khai thác theo hướng giảm dần tàu có chiều dài dưới 15 mét khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng. Tiếp tục giảm tỷ lệ nghề lưới kéo xuống dưới 25%, khuyến khích chuyển đổi sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường. Chú trọng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản khai thác, 100% tàu thuyền có chiều dài từ 15m trở lên được lắp thiết bị giám sát hành trình.

- Nuôi trồng thủy sản:

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ