ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2658/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 16 tháng 11 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24
tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17
tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản
lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng
5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải
rắn giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng
02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống
xử lý chất thải y tế nguy hại đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15
tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất
thải y tế giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14
tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải
quy hại;
Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng
6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải quy hại;
Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30
tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;
Căn cứ Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 05 tháng
7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề cương Đề
án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 321/TT-TNMT-MT ngày 27 tháng 10 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”, gồm các nội dung chính sau:
1. Tên đề án: Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
2. Phạm vi đề án
Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải nguy hại (CTNH) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 tập trung giải quyết việc
quản lý chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Mục tiêu của đề án
a) Mục tiêu chung:
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại
(y tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch và làng nghề) trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng,
môi trường sống và góp phần vào sự phát triển bền vững.
- Hệ thống quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh được
xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc: CTNH được phân loại tại nguồn, thu gom,
tái sử dụng, tái chế và được xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và
phù hợp điều kiện địa phương; hạn chế tối đa lượng CTNH phải chôn lấp nhằm tiết
kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu các nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường.
- Nhận thức của các cơ sở y tế, các cơ sở sản xuất
- kinh doanh, làng nghề và đặc biệt là của cộng đồng về xử lý CTNH từng bước được
nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Cơ sở hạ tầng, tài
chính và nguồn nhân lực cần thiết cho quản lý CTNH được xây dựng một cách đồng
bộ, hiện đại và hoạt động hiệu quả.
- Xử lý các yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe
và môi trường do CTNH phát sinh từ các cơ sở y tế và các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp và làng nghề để bảo vệ sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh,
người lao động và cộng đồng.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- 100% chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở
sản xuất- kinh doanh được kê khai, báo cáo theo đúng quy định.
- 70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát
sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.
- 100% chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại
các cơ sở y tế được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
- 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương, cơ sở y
tế tuyến tỉnh, các cơ sở y tế tuyến huyện và các cơ sở y tế tư nhân thực hiện xử
lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
4. Nội dung chính và các sản phẩm của Đề án a) Nội
dung chính:
- Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất
thải nguy hại ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Dự báo lượng chất thải nguy hại đến năm 2020.
- Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức
các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng về chất thải nguy hại.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Chương trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại
các cơ sở y tế ở tuyến tỉnh và huyện.
- Dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế
nguy hại khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Mô hình, phương án thu gom, vận chuyển chất thải
nguy hại từ các điểm phát sinh về khu xử lý.
b) Sản phẩm:
- Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; nội dung đề án bao gồm kế hoạch
thu gom, xử lý chất thải nguy hại của các ngành, khu vực: y tế, công thương,
nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, văn hóa, thể thao và du lịch,
giao thông vận tải; các khu kinh tế; các khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên
địa bàn tỉnh;
- Một số cơ sở dữ liệu hiện trạng các cơ sở phát
sinh nguồn thải chất thải nguy hại (y tế, công nghiệp, làng nghề…) trên nền hệ
thống thông tin địa lý (GIS Huế).
5. Kinh phí, nguồn vốn thực hiện Đề án:
a) Kinh phí
STT
|
Nội dung
|
Kinh phí
|
Giai đoạn
|
1
|
Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức
trong quản lý chất thải nguy hại. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý CTNH
|
1.500 triệu
|
2015 - 2020
|
2
|
Khu xử lý chất thải nguy hại (chất thải công
nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại và
các loại chất thải nguy hại khác) tỉnh Thừa Thiên Huế
|
35.000 triệu
|
2014 - 2018
|
3
|
Đầu tư hoàn thiện Khu xử lý các loại chất thải
nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế (với các công nghệ xử lý ác quy, lọc dầu, bóng
đèn và các loại chất thải nguy hại khác)
|
20.000 triệu
|
2018 - 2020
|
4
|
Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại chuyên
dụng (02 chiếc)
|
3.000 triệu
|
2015 - 2017
|
5
|
Đầu tư các hệ thống xử lý nước thải cho 8 bệnh
viện, cơ sở y tế theo Kế hoạch xử lý chất thải y tế (14 triệu đồng/m3 x
1235m3/ngđ)
|
17.290 triệu
|
2015 - 2020
|
6
|
Đầu tư lò đốt cho 02 huyện miền núi
|
5.000 triệu
|
2018 - 2020
|
|
Tổng cộng
|
81.790 triệu
|
|
b) Nguồn vốn
- Ngân sách:
+ Ngân sách địa phương: 41.790 triệu đồng;
+ Ngân sách trung ương: 20.000 triệu đồng;
- Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ,
các quỹ môi trường: 10.000 triệu đồng;
- Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp: 10.000 triệu
đồng.
Điều 2. Phân công tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện
Đề án của các sở, ban ngành và các địa phương liên quan; tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh theo định kỳ, 6 tháng và năm.
- Phối hợp với sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh về
việc phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm, kinh phí đầu tư xây dựng
các công trình bảo vệ môi trường thuộc khu vực công ích để thực hiện công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại;
- Thực hiện công tác quan trắc và xây dựng hệ thống
thông tin quản lý cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại của tỉnh làm cơ sở tham
mưu các giải pháp trong hoạt động quản lý môi trường;
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến chất
thải nguy hại;
- Xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải y tế nguy hại trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện
trong thời gian sớm nhất.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối,
bố trí kinh phí chi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp
pháp khác để thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính chủ trì và phối hợp với sở Tài
nguyên và Môi trường xây dựng và trình UBND tỉnh về mức phí thu gom, vận chuyển
và xử lý đối với chất thải nguy hại trên địa bàn; cân đối kinh phí đảm bảo cho
các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung của Đề án theo đúng kế hoạch.
4. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp sở Tài nguyên và
Môi trường và UBND các huyện/thị xã/thành phố xây dựng và triển khai quy hoạch
thu gom và xử lý chất thải rắn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là chất thải nguy
hại; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật
đối với các hoạt động xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại đô thị, khu sản
xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.
5. Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban quản lý
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với sở Tài nguyên
và Môi trường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản ký chất
thải nguy hại đối với các hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế;
6. Sở Y tế:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với sở Tài nguyên
và Môi trường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các bệnh
viện, cơ sở y tế trong công tác xử lý nước thải, chất thải rắn và chất thải y tế
nguy hại;
- Xây dựng kế hoạch thu gom và xử lý chất thải y
tế tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện
trong thời gian sớm nhất.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất thải nguy
hại đối với các hoạt động nông nghiệp, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập
trung trong công tác xử lý chất thải nguy hại; Xây dựng quy trình thu gom, lưu
giữ chất thải nguy hại phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp.
8. Sở Công Thương: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện pháp các quy định của pháp luật đối với các hoạt động tại các cụm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong công tác xử lý chất thải
nguy hại;
9. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với sở Tài
nguyên Môi trường, Ban Quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp tỉnh, UBND các huyện,
thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi
trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa
bàn tỉnh;
10. Sở Tư pháp: xây dựng chương trình tuyên truyền
phổ biến chính sách pháp luật về quản lý chất thải rắn cũng như chất thải nguy
hại, bảo vệ môi trường cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở,
các tổ chức xã hội và các địa phương.
11. Sở Nội vụ phối hợp với sở Tài nguyên và Môi
trường, UBND các huyện/thị xã/thành phố theo dõi việc tổ chức thực hiện Đề án tổng
thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại và tham mưu UBND tỉnh, Hội
đồng thi đua khen thưởng tỉnh có kế hoạch khen thưởng hàng năm.
12. UBND các huyện/thị xã/thành phố:
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong
tỉnh, các tổ chức phi chính phủ trong việc triển khai thực hiện Đề án, đặc biệt
là chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý chất
thải nguy hại.
- Lồng ghép công tác thanh kiểm tra về quản lý
chất thải nguy hại trong các cuộc thanh kiểm tra về môi trường.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
dự án đầu tư khu xử lý chất thải nguy hại tại địa phương.
13. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa
Thiên Huế chủ trì, phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc và phát động
phong trào toàn dân hưởng ứng việc triển khai Đề án tổng thể thu gom, xử lý chất
thải nguy hại của tỉnh Thừa Thiên Huế.
14. Các tổ chức đoàn thể xã hội cấp tỉnh (Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh, Liên Hiệp các hội Khoa học kỹ
thuật tỉnh, Tỉnh Đoàn) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, vận
động người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, huy động các tổ chức quần
chúng thực hiện phân loại chất thải các loại từ nguồn và tham gia xây dựng tổ,
đội quản lý và thu gom chất thải nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý chất
thải nguy hại trên địa bàn theo đúng quy định.
15. Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô
thị Huế có trách nhiệm xây dựng dự án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và
xử lý đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trong phạm vi
toàn tỉnh theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Tư pháp, Nội vụ; Giám đốc Công
an tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch các tổ chức chính trị, đoàn
thể xã hội cấp tỉnh: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên Hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh, Bí thư
Tỉnh Đoàn; Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế và
Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|