Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu 2650/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/08/2013
Ngày có hiệu lực 29/08/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Nguyễn Ngọc Hưng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2650/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 29 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 288/TTr-NN&PTNT ngày 19 tháng 8 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

- Bảo vệ tốt hệ sinh thái rừng của các khu bảo tồn, nâng cao số lượng và chất lượng rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ thủy lợi, thủy điện lớn như Phú Ninh, Sông Tranh 2, Đăk Mi, A Vương, Sông Bung; phấn đấu đến năm 2015, độ che phủ của rừng đạt khoảng 50%.

- Bình quân hàng năm trồng và khai thác khoảng 12.500 ha rừng trồng, cung cấp đủ gỗ và lâm sản phục vụ chế biến và nhu cầu của người dân.

- Nâng cao giá trị của gỗ rừng trồng thông qua việc thực hiện các tiêu chí của quản lý rừng bền vững (FSC) và công nghiệp chế biến đỗ gỗ nội, ngoại thất phục vụ xuất khẩu.

- Thông qua các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm cho người dân; góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

2. Nhiệm vụ chủ yếu

a) Bảo vệ rừng

- Quản lý bảo vệ rừng: Quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng của rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Khoán bảo vệ rừng: 846.560 lượt ha, bình quân 169.300 ha/năm.

b) Phát triển rừng

- Khoanh nuôi tái sinh rừng: 155.639 lượt ha, bình quân 31.100 ha/năm, trong đó: khoanh nuôi bảo vệ rừng 142.396 lượt ha; khoanh nuôi có trồng bổ sung 13.243 lượt ha.

- Trồng tập trung: 80.774 ha (trồng mới 15.546 ha, trồng lại sau khai thác 52.789; trồng rừng cao su trên đất lâm nghiệp 12.438 ha), bình quân 16.150 ha/năm.

- Trồng cây phân tán: 9.000 triệu cây, bình quân 1,8 triệu cây/năm.

- Nuôi dưỡng rừng: 845 lượt ha; bình quân 85 ha/năm

c) Khai thác và chế biến lâm sản

- Khai thác:

+ Gỗ rừng trồng: diện tích 67.345 ha, bình quân 13.470 ha/năm; sản lượng 5.034.325 m3, bình quân năm 1.006.000 m3/năm.

+ Lâm sản ngoài gỗ: Nhựa thông 3.640 tấn (728 tấn/năm); Mủ cao su 7.910 tấn (1.580 tấn/năm); Song mây 6.255 tấn (1.250 tấn/năm), đót 1.660 tấn (332 tấn/năm), tre nứa 6.490 ngàn cây (1.298 ngàn cây/năm).

[...]