Quyết định 2631/QĐ-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025”

Số hiệu 2631/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/11/2020
Ngày có hiệu lực 12/11/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Bùi Thế Cử
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2631/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 12 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21/11/2007;

Căn cứ các Nghị định của Chính Phủ: số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn; số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; s98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ: số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bn vững; s490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương trình mi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; s 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tn tht trong nông nghiệp; số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26/2/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010;

Căn cứ các Văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 ban hành quy định thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 ban hành hướng dẫn xác nhận sản phm chui cung ứng thực phẩm an toàn; s 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2018 sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tt (VietGAP); s1003/QĐ-BNN ngày 13/5/2014 phê duyệt đề án nâng cao giá trị gia tăng trong chế biến và giảm tn thất sau thu hoạch; số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 ban hành kế hoạch hành động thực hiện đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm sản trong chế biến và giảm tn thất sau thu hoạch; số 245/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 16/01/2019 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết s199/2019/NQ-HĐND ngày 27/3/2019 của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

Căn cứ ý kiến Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp các thành viên UBND tỉnh ngày 9/11/2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 238/TT-SNN ngày 09/11/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025”, với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Hình thành các chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, định hướng sản xuất xuất khu; tập trung mở rộng phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh đảm bảo an toàn thực phẩm, hỗ trợ chứng nhận sản phẩm để được chứng nhận OCOP, trong đó ưu tiên các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục duy trì, nâng cấp, giám sát, phát triển khoảng 30-40 chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực phẩm ra ngoài thị trường đã thực hiện từ giai đoạn 2016-2020.

- Xây dựng khoảng 40-50 mô hình có năng lực trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

- Hỗ trợ công nghệ, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, hạ tầng phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ nông lâm thủy sản khoảng 30-40 mô hình.

- Tiếp tục thực hiện việc cấp mới, duy trì, mở rộng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt: VietGAP, VietGAHP, theo hướng hữu cơ, chứng nhận hữu cơ; hệ thống quản lý chất lượng trong sơ chế, thu gom, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo hướng hoặc cấp chứng nhận HACCP, ISO, GMP, SSOP cho khoảng 60-70 mô hình tham gia.

- Xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm đảm bảo an toàn từ 02-03 nhóm ngành hàng trong năm đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

- Đào tạo tập huấn khoảng 60-70 tổ chức, cá nhân, hợp tác xã/năm là chủ cơ sở, người lao động sản xuất, thu gom, thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm tham gia các quy định về an toàn thực phẩm.

2. Nội dung và kế hoạch thực hiện

2.1. Chọn lựa mô hình tham gia chui

- Lựa chọn các mô hình có địa điểm nằm trong vùng quy hoạch hoặc là sản phẩm thực phẩm chủ lực của địa phương.

- Các mô hình sản xuất, tiêu thụ rau, quả tươi có quy mô từ 3ha trở lên; chuỗi thực vật khác (lúa, nghệ...) có quy mô từ 5ha trở lên; chuỗi thực phẩm thịt, sản phẩm thực phẩm từ động vật có quy mô từ 200 con thương phẩm/cơ sở trở lên (đối với lợn thịt), từ 2.500 con/năm (đối với gia cầm), từ 25 con trở lên (đối với bò thịt, bò sữa...), Ong; chuỗi thực phẩm thủy sản quy mô từ 5ha hoặc 5 lồng nuôi trở lên.

[...]