THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12/2019/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 02
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
72/2010/QĐ-TTG NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương
ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP
ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi
tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp
phát triển ngoại thương;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công
Thương;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Xây dựng,
quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ.
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15
tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản
lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (sau đây gọi tắt là
Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg)
1. Bổ sung khoản
3 Điều 6 như
sau:
“3. Kinh phí Chương trình cấp quốc
gia về xúc tiến thương mại được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho các nội dung xúc tiến
thương mại quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quy chế này.
b) Chi cho hoạt động quản lý Chương
trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.”
2. Điều 9 được sửa đổi như
sau:
“Điều 9. Hoạt động xúc tiến thương
mại phát triển ngoại thương được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến
thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại phát
triển ngoại thương được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương
mại bao gồm các hoạt động quy định tại Điều 15 Nghị định số
28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương (sau đây gọi tắt
là Nghị định số 28/2018/NĐ-CP).”
3. Điều 12 được sửa đổi như
sau:
“Điều 12. Mức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng cho
các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 9 Quy chế này.
2. Mức hỗ trợ 100% áp dụng cho các nội
dung quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 7 Điều 10 và Điều 11 Quy chế này.
3. Mức hỗ trợ 70% áp dụng cho các nội
dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
4. Mức hỗ trợ 50% áp dụng cho các nội
dung quy định tại khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 10 Quy chế này.
5. Hỗ trợ kinh phí cho người của đơn
vị chủ trì đi theo đoàn thực hiện công tác tổ chức đối với hoạt động tổ chức, tổ
chức tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài và tổ chức đoàn khảo
sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài: Hỗ trợ công
tác phí cho 01 người của đơn vị chủ trì đi theo đoàn thực hiện công tác tổ chức
đối với đoàn có dưới 08 doanh nghiệp, hỗ trợ 02 người cho đoàn có từ 08 đến 15
doanh nghiệp, hỗ trợ 03 người cho đoàn có từ 16 đến 30 doanh nghiệp, và 04 người
cho đoàn có từ 31 đến 50 doanh nghiệp và 05 người cho đoàn
từ 51 doanh nghiệp trở lên.”
4. Điều 13 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 13. Quy trình xây dựng và bổ
sung, chấm dứt thực hiện đề án
1. Quy trình xây dựng đề án Chương
trình thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số
28/2018/NĐ-CP.
2. Bổ sung đề án thực hiện Chương
trình thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số
28/2018/NĐ-CP.
3. Ban Quản lý Chương trình, căn cứ
vào tiêu chí lựa chọn đề án xúc tiến thương mại quốc gia, đánh giá nội dung các
đề án và tổng hợp gửi Hội đồng thẩm định trước tháng 11 của năm trước năm kế hoạch.
4. Hợp đồng giao nhiệm vụ thực hiện đề
án trong Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 12 của
Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.
5. Điều chỉnh, thay đổi nội dung, chấm
dứt thực hiện đề án thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị
định số 28/2018/NĐ-CP.
6. Báo cáo kết quả thực hiện đề án thực
hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.
7. Đề án mang tính dài hạn có quá trình thực hiện trên 02 năm, đơn vị chủ trì phải
xây dựng nội dung và kinh phí tổng thể cho cả giai đoạn và chi tiết cho từng
năm.
8. Bộ Công Thương rà soát tiến độ, nội
dung, kinh phí thực hiện các đề án để điều chỉnh, thu hồi kinh phí chưa sử dụng
hết, phê duyệt bổ sung đề án thực hiện Chương trình.
9. Ban hành kèm theo Quy chế này các
mẫu văn bản, báo cáo sau:
a) Mẫu số 01
“Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình”.
b) Mẫu số 02
“Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại”.
c) Mẫu số 03
“Văn bản đề xuất bổ sung đề án thực hiện Chương trình”.
d) Mẫu số 04
“Văn bản đề nghị điều chỉnh/thay đổi nội dung/chấm dứt thực hiện đề án”.
đ) Mẫu số 05
“Báo cáo thực hiện đề án của đơn vị chủ trì”.
Điều 2. Bãi bỏ
các điều, khoản
1. Bãi bỏ khoản 4 Điều 7, Điều 14, Điều 16.
2. Thay đổi từ “xuất
khẩu” thành từ “ngoại thương” tại các Điều
2, 5.
3. Thay đổi cụm từ
“Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia” thành “Chương trình cấp quốc gia về
xúc tiến thương mại”.
Điều 3. Trách nhiệm
thi hành
Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài
chính và các bộ có liên quan, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15
tháng 4 năm 2019.
Điều 5. Điều khoản
chuyển tiếp
Chương trình xúc tiến thương mại quốc
gia đã được Bộ Công Thương phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực tiếp
tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg.
Nội dung xúc tiến thương mại thị trường
trong nước và xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo thực hiện theo
quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b). PC
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ
LỤC
(Kèm theo Quyết định
số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
Mẫu
số 01
|
Văn bản đề xuất đề án thực hiện
Chương trình
|
Mẫu
số 02
|
Đề án chi tiết thực hiện hoạt động
xúc tiến thương mại
|
Mẫu số 03
|
Văn bản đề xuất bổ sung đề án thực
hiện Chương trình
|
Mẫu số 04
|
Văn bản đề nghị điều chỉnh/thay đổi
nội dung/chấm dứt thực hiện đề án
|
Mẫu số 05
|
Báo cáo thực hiện đề án của đơn vị
chủ trì
|
Mẫu số 01
Kính gửi:
Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại).
(Tên đơn vị chủ trì) đề xuất …………….đề án xúc tiến thương mại quốc gia năm ……..với tổng
kinh phí đề nghị nhà nước hỗ trợ là ………….triệu đồng.
(Tên đơn vị chủ trì) gửi kèm đây các
tài liệu1 sau:
1. Danh mục đề án thuộc Chương trình
cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
2. Đề án chi tiết.
3. Bản sao (không cần chứng thực) quyết
định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình
hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong
năm gần nhất.
(Tên đơn vị chủ trì) cử các nhân sự
sau chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến
thương mại năm …………….:
Chủ nhiệm chương trình: Ông/Bà ………………………………….- (Chức vụ)
Điện thoại cố định: ……………………………Di động:.........................................................
Fax: ………………………………………….Email: ...............................................................
Điều phối viên chương trình: Ông/Bà ……………………………..- (Chức vụ)
Điện thoại cố định: ……………………………….Di động: ...................................................
Fax: ……………………………………….Email: ..................................................................
Kính đề nghị Bộ Công Thương tiếp nhận,
thực hiện các thủ tục liên quan, xem xét phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,……..
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
___________________________
1 Đơn vị chủ trì thực hiện gửi hồ sơ bản cứng, đồng
thời gửi bản mềm đến địa chỉ: xttmqg@vietrade.gov.vn
Mẫu số 02
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ
TRÌ
-------
|
|
|
(Tỉnh, thành phố), ngày tháng năm
|
ĐỀ ÁN
Tên
đề án:……………………………………….
1. Sự cần thiết
- Nêu đặc điểm, xu thế thị trường thế
giới; phân tích tính phù hợp của đề án này với định hướng phát triển kinh tế xã
hội, chiến lược xuất khẩu quốc gia/phát triển thị trường nội địa/miền
núi, biên giới và hải đảo, chiến lược xuất khẩu chung về ngành hàng và/hoặc thị
trường.
- Chứng minh sự phù hợp của đề án với
thực trạng về mặt hàng, thị trường, doanh nghiệp, môi trường
cạnh tranh.
- Chứng minh đề án xuất phát từ nhu cầu
của doanh nghiệp (đề nghị gửi kèm tài liệu).
- Nêu rõ lý do và sự cần thiết phải
triển khai thực hiện đề án.
- Làm rõ, cụ thể hóa và chi tiết hóa
đề án sẽ góp phần phát triển xuất khẩu/thị trường trong nước/miền núi, biên giới
và hải đảo như thế nào.
- Làm rõ, cụ thể
hóa và chi tiết hóa đề án sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của
cộng đồng doanh nghiệp như thế nào.
- Đề án đóng vai trò gì trong kế hoạch tổng thể về phát triển ngành
hàng và vùng kinh tế? Chương trình giúp phát huy hoặc khai
thác lợi thế của ngành hàng hay của thị trường mục tiêu
như thế nào? Hay chương trình khắc phục được hạn chế gì của doanh nghiệp trong
ngành?
- Làm rõ sự tham gia ủng hộ của các địa
phương có mặt hàng mục tiêu của đề án.
- Đề án đã được đơn vị thực hiện từ
năm .... Một số kết quả chính của các năm trước.
- Đối với đề xuất tổ chức tham gia hội
chợ triển lãm trong và ngoài nước, bổ sung thêm thông tin
giới thiệu về hội chợ.
2. Mục tiêu
3. Nội dung chương trình
- Thời gian: (đề án đề xuất dài hạn
ghi rõ giai đoạn thực hiện).
- Địa điểm:
- Đối tượng mục tiêu: Nêu rõ thành phần
doanh nghiệp dự kiến tham gia, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp.
- Mặt hàng mục tiêu: Nêu rõ tiêu chí
lựa chọn mặt hàng trưng bày.
- Thị trường mục tiêu:
- Quy mô: Số lượng doanh nghiệp dự kiến
tham gia (và quy mô gian hàng dự kiến đối với hội chợ, phiên chợ).
- Nội dung hoạt động chính:
4. Phương thức triển khai
- Nêu rõ đối tác, nguyên tắc phối hợp
để đạt mục tiêu đề án.
- Kinh nghiệm, khả năng hợp tác với các chuyên gia, đối tác uy tín trong và ngoài nước để thực
hiện đề án.
- Các dịch vụ gia tăng đơn vị chủ trì
có thể hỗ trợ doanh nghiệp, khả năng huy động các nguồn lực khác hỗ trợ doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động (nếu có).
- Đối với đề án đề xuất trung hạn:
+ Nêu rõ mặt hàng trọng điểm cụ thể từng
năm, đối tượng khách hàng cụ thể cho ngành hàng mục tiêu từng
năm, và hàng năm có thể điều chỉnh đề án phù hợp với diễn biến mới của thị trường.
+ Phương án triển khai cần làm rõ
cách thức phát triển đề án các năm tiếp theo theo hướng tăng
dần quy mô sự kiện hoặc tăng chất lượng các dịch vụ xúc tiến thương mại, chất
lượng doanh nghiệp tham gia,...
+ Xây dựng phương án tài chính từng
năm, phương án huy động tài chính từ các nguồn khác và
doanh nghiệp theo hướng tăng dần mức đóng góp của doanh nghiệp qua số lần tham
gia, giảm dần tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước.
5. Kế hoạch triển khai và tiến độ
thực hiện
STT
|
Hạng
mục công việc chính
|
Thời
gian bắt đầu
|
Thời
gian kết thúc
|
Bố
trí nhân lực
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đối với đề án đề xuất trung hạn: Xây
dựng kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện của từng năm
trong giai đoạn đề xuất.
6. Dự toán kinh phí: Chi tiết theo bảng kèm theo
- Tổng dự toán kinh phí: …………….đồng
- Phần đề nghị Nhà nước hỗ trợ: …………….đồng
Đối với đề án trung hạn:
Xây dựng dự toán chi tiết của từng
năm trong giai đoạn.
7. Rủi ro dự kiến và các biện pháp
khắc phục
Dự báo các rủi ro có thể xảy ra làm ảnh
hưởng tới hiệu quả của chương trình. Trong từng tình huống, nêu ra các biện
pháp khắc phục, phòng ngừa rủi ro.
8. Hiệu quả dự kiến
Phân tích hiệu quả dự kiến cả về mặt
định tính và định lượng, ngắn hạn và dài hạn, trực tiếp và gián tiếp phù hợp với
mục tiêu đề ra của chương trình.
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
TÊN
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
-------
|
|
|
|
DỰ
TOÁN KINH PHÍ CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH CẤP QUỐC GIA
VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NĂM…………………..
Tên
đề án ………………………
STT
|
Nội
dung hạng mục công việc
|
Dự
toán đơn vị thực hiện đề nghị
|
Ghi
chú
|
Đơn vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn giá
|
Thành
tiền
|
Tổng
kinh phí đề án
|
Tổng
kinh phí hỗ trợ
|
1
|
Chi phí hỗ trợ doanh nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chi phí cho cán bộ tổ chức
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
,
ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 03
Kính gửi:
Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại).
Tiếp theo văn bản số... ngày... về việc
đề xuất Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm... (nếu trước đây
đã đề xuất), (Tên đơn vị chủ trì) đề xuất bổ sung………….
đề án xúc tiến thương mại năm ………..với tổng
kinh phí đề nghị nhà nước hỗ trợ là ……………………triệu đồng.
(Tên đơn vị chủ trì) gửi kèm đây các
tài liệu1 sau:
1. Danh mục đề án đề xuất bổ sung
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm………… được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
2. Đề án chi tiết được đề xuất bổ
sung.
3. Bản sao (không cần chứng thực) quyết
định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương
đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì
trong năm gần nhất (đối với đơn vị chưa đề xuất Chương trình xúc tiến thương mại
trong năm trước năm kế hoạch).
(Tên đơn vị chủ trì) cử các nhân sự
sau chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm …………………..:
Chủ nhiệm chương trình: Ông/Bà... ……………………………………………- (Chức vụ)
Điện thoại cố định: ………………………………..Di động: .................................................
Fax: ……………………………………………..Email: .........................................................
Điều phối viên chương trình: Ông/Bà ………………………………………….- (Chức vụ)
Điện thoại cố định: ………………………………..Di động: .................................................
Fax: ……………………………………………..Email: .........................................................
Kính đề nghị Bộ Công Thương tiếp nhận,
thực hiện các thủ tục liên quan, xem xét phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,……..
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
_____________________
1 Đơn vị chủ trì thực hiện gửi hồ sơ bản
cứng, đồng thời gửi bản mềm đến địa chỉ:…………
Mẫu số 04
Kính gửi:
Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại).
Tại Quyết định số .... ngày ....
tháng .... năm ... của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Đơn vị chủ trì) đã được phê
duyệt thực hiện đề án (Tên đề án) thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến
thương mại năm…….. (Đơn vị chủ trì) đã triển khai công tác
chuẩn bị thực hiện đề án và đề xuất như sau:
1. Đề nghị thay đổi nội dung đề án/Chấm
dứt thực hiện đề án:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Lý do:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
(Đơn vị chủ trì) đề nghị Bộ Công
Thương xem xét chấp thuận./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,……..
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
CHỦ TRÌ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 05
Kính gửi:
Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại).
Thực hiện Đề án (Tên Đề án) thuộc
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Bộ trưởng Bộ Công Thương
phê duyệt tại Quyết định số /QĐ-BCT
ngày tháng năm , (Tên đơn vị chủ trì)
báo cáo kết quả thực hiện như sau:
1. Mục tiêu chính của đề án:
2. Thời gian thực hiện:
3. Địa điểm:
4. Đối tượng tham gia:
5. Quy mô:
a) Số lượng đơn
vị tham gia:..., trong đó: Số lượng DNVVN……, HTX...
b) Gian hàng (nếu có): ……………. gian hàng (quy theo gian hàng tiêu chuẩn 9 m2).
6. Kết quả thực hiện từng mục tiêu đã
đề ra: đề nghị đánh giá kết quả thực hiện so với các mục tiêu nêu tại Mục 1.
7. Kết quả giao dịch (nếu có):
- Số lượng khách
giao dịch:
- Số lượng khách hàng nhập khẩu tiềm
năng:
- Thị trường xuất khẩu tiềm năng:
- Doanh số bán hàng:
- Hợp đồng/Thỏa
thuận đã ký kết (nếu có):
STT
|
Mặt
hàng
|
Khách
hàng (thị trường)
|
Số
lượng
|
Trị
giá/ đơn vị tính
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
- Kết quả khác:
8. Đánh giá về mặt hàng/thị trường/khả năng cạnh tranh của đơn vị tham gia.
9. Đánh giá của đơn vị tham gia: (tổng
hợp dựa trên báo cáo phản hồi của các đơn vị tham gia chương trình).
|
Đánh
giá
|
Rất
tốt
|
Tốt
|
Khá
|
Trung
bình
|
Kém
|
1
|
Nội dung chương trình
|
%
|
%
|
%
|
%
|
%
|
2
|
Công tác tổ chức
thực hiện
|
%
|
%
|
%
|
%
|
%
|
3
|
Hiệu quả tham gia chương trình
|
%
|
%
|
%
|
%
|
%
|
10. Đề xuất, kiến nghị:
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|