UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2629/2005/QĐ-UBND
|
Hạ Long, ngày 29 tháng 07 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
“V/V PHÂN CẤP QUẢN LÝ BẢO VỆ, TU
BỔ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
- Căn cứ Luật tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân năm
2004;
- Căn cứ Pháp lệnh
phòng chống lụt bão ngày 24/8/2000;
- Căn cứ Pháp lệnh
đê điều ngày 24/8/2000;
- Căn cứ Nghị định
171/2003/NĐ-CP ngày 26/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh đê điều;
- Căn cứ Nghị định
số 78/2005/QĐ-CP ngày 10/6/2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn đội chuyên trách quản lý đê điều;
- Căn cứ Thông tư
Liên tịch số 61/TT-LB ngày 05/9/1997 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn việc quản lý cấp phát sử dụng và thanh quyết toán
nguồn kinh phí sự nghiệp duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều;
- Xét đề nghị của
Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1: Ban hành kèm
theo quyết định này “Quy định về phân cấp quản lý bảo vệ, tu bổ đê trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh”.
Điều
2: Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quyết định trước đây
trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều
3: Các ông bà:
Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuỷ sản, Tài nguyên và Môi
trường, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông - Vận tải; Thủ trưởng các ngành liên
quan; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (thi
hành).
- Bộ NN&PTNT (báo cáo).
- TT TU, HĐND tỉnh (báo cáo).
- CT, các PCT UBND tỉnh.
- Viện Kiểm sát tỉnh.
- V3, N1.N1, XD, QH, TM2.
- Lưu: NLN2, VP/UB.
40 bản, H-QĐ155
|
T/M UBND TỈNH QUẢNG NINH
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quang Hưng
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ BẢO VỆ,
TU BỔ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2629/2005/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG:
Điều
1: Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
- Quyết định này quy
định tiêu chuẩn phân loại đê, phân cấp đê, phạm vi bảo vệ đê, phân cấp quản lý
đầu tư tu bổ đê thuộc các tuyến đê đã được phân cấp cho địa phương.
- Mọi tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh đều phải thực hiện đúng các quy định của Pháp luật hiện hành về đê
điều và bản quy định này.
Chương
II
PHÂN LOẠI
ĐÊ, CẤP ĐÊ:
Điều
2: Phân loại
đê:
Căn cứ vào vai trò, vị
trí, tác dụng và điều kiện phòng hộ của đê được phân loại như sau:
- Đê biển: Là tuyến đê
dọc bờ biển, đầm, phá, ngăn không cho nước biển tràn vào.
- Đê sông: Là tuyến đê
dọc bờ sông ngăn không cho nước lũ, nước sông tràn vào.
- Đê tuyến trong: Là
đê ngăn vùng nằm phía trong được đê sông hoặc đê biển bảo vệ.
- Đê tuyến ngoài: Là
đê bối, đê quai nằm phía ngoài đê sông hoặc đê biển (như trương, bãi cồn nổi).
(Tại vùng cửa sông dựa
vào các yếu tố ảnh hưởng của thuỷ triều, sóng biển, nước mặn với mực nước lũ và
dòng chảy lũ để xác định là đê sông hay đê biển).
Điều
3: Phân cấp đê:
Căn cứ vào tầm quan
trọng về kinh tế - xã hội, yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh của từng vùng
được tuyến bảo vệ khỏi bị ngập lụt; các loại đê trên địa bàn tỉnh được phân cấp
theo tiêu chuẩn như sau:
Đê cấp 3 trở lên: Như
tiêu chuẩn phân cấp của TW.
- Đê cấp 4: Bảo vệ
diện tích từ 500 ha đến 5.000 ha.
- Đê địa phương: Bảo
vệ diện tích < 500 ha.
Điều
4: Phân theo mục
đích sử dụng đê.
- Đê sử dụng tổng hợp:
Là đê do Nhà nước hoặc nhân dân đầu tư xây dựng nhằm mục đích sử dụng tổng hợp
bảo vệ dân sinh, kinh tế, quốc phòng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông…
- Đê chuyên dùng: Là
đê do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hoặc do Nhà nước đầu tư xây dựng
được tổ chức, cá nhân sử dụng khai thác nhằm mục đích kinh doanh nhất định như:
Nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, du lịch…
(Chi tiết phân loại
đê, cấp đê, đối với từng tuyến đê trên địa bàn tỉnh có biểu phụ lục kèm theo).
Chương
III
BẢO VỆ VÀ SỬ
DỤNG ĐÊ ĐIỀU:
Điều
5: Phạm vi bảo
vệ đê.
- Phạm vi bảo vệ đê
điều bao gồm đê điều và vùng phụ cận có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của đê
điều.
- Vùng phụ cận của đê
điều đối với đê cấp 4 và đê địa phương được quy định như sau:
1. Đê qua khu dân cư
và đô thị:
Đê sông, đê biển, đê
tuyến trong và đê tuyến ngoài: Phạm vi bảo vệ từ chân đê hiện tại trở ra 5m về
cả 2 phía.
2. Đê qua các vùng
khác:
- Đê sông: Phạm vi bảo
vệ từ chân đê hiện tại trở ra 100 m về phía biển, 10 m về phía đồng.
Đối với đê biển ở nơi
có rừng ngập mặn: Phạm vi bảo vệ rừng ngập mặn là 200 m về phía biển.
+ Đê tuyến trong: Phạm
vi bảo vệ từ chân đê hiện tại trở ra 10 m về cả 2 phía.
+ Đê tuyến ngoài: Phạm
vi bảo vệ từ chân đê hiện tại trở ra 30 m về phía biển, 5 m về phía Đồng.
Đối với đê tuyến ngoài
ở nơi có rừng ngập mặn: Phạm vi bảo vệ rừng ngập mặn là 200 m về phía biển.
Điều
6: Bảo vệ đê
điều:
- Tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ bảo vệ đê điều, nếu phát hiện hành vi gây tổn hại hoặc đe doạ đến an
toàn của đê điều, các hư hại đê điều do thiên tai gây ra phải kịp thời ngăn
chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm.
- Nghiêm cấm mọi hành
vi gây tổn hại hoặc đe doạ đến an toàn của đê điều như đã quy định tại điều 11
Pháp lệnh đê điều.
Điều
7: Xử lý vi phạm:
- Xử lý đối với nhà
cửa công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều đối với mọi cấp đê thực hiện
theo điều 18 Pháp lệnh đê điều và điều 10 Nghị định số 171/2003/NĐ-CP của Chính
phủ.
- Uỷ ban Nhân dân cấp
huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo việc lập, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt
kế hoạch và thực hiện di dời nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều.
Điều
8: Cấp phép cho
các hoạt động có liên quan đến đê điều.
Quy định về thẩm quyền
cấp phép cho các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động có liên quan đến đê
điều ghi trong điều 12, 14, 15 của Pháp lệnh đê điều được quy định như sau:
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh
cấp phép cho các hoạt động đối với đê cấp 4.
- Uỷ ban Nhân dân cấp
huyện cấp phép cho các hoạt động đối với đê địa phương.
Điều
9: Quản lý đê:
1. Nhà nước khuyến
khích các địa phương tổ chức các lực lượng nhân dân tham gia quản lý đê điều không
thuộc biên chế Nhà nước, nhằm tăng cường quản lý bảo vệ đê điều tại địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm của lực lượng quản lý đê được quy định tại điều 2 và điều 3
Nghị định số 78/2005/NĐ-CP ngày 10/6/2005 của Chính phủ.
3. Tổ chức lực lượng
quản lý đê được quy định như sau:
- Đê cấp 3 trở lên: Có
Hạt quản lý đê chuyên trách hưởng lương theo quy định hiện hành do Chi cục Thuỷ
lợi trực tiếp quản lý.
- Đê cấp 4: Có đội
quản lý đê chuyên trách hưởng lương theo chế độ hiện hành hoặc bán chuyên trách
được hưởng phụ cấp (theo mức khoán dưới đây) từ ngân sách hoặc quĩ Phòng chống lụt
bão do Uỷ ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý.
- Đê địa phương: Có tổ
quản lý đê nhân dân được hưởng phụ cấp theo mức khoán quy định dưới đây từ ngân
sách hoặc quĩ Phòng chống lụt bão do Uỷ ban Nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.
Riêng đê chuyên dùng:
Của tổ chức, cá nhân nào thì tổ chức cá nhân đó tự tổ chức quản lý.
4. Chế độ thù lao cho
lực lượng quản lý đê bán chuyên trách và quản lý đê nhân dân thực hiện theo chế
độ hợp đồng theo năm, được tính trên cơ sở mức khoán theo cấp đê, độ dài tuyến
đê được giao quản lý, cụ thể như sau:
+ Đối với đê cấp 4:
Một lao động quản lý trực tiếp từ 3-4 km đê, được hưởng mức khoán là: 200.000
đồng/tháng.
+ Đối với đê địa
phương: Một lao động quản lý trực tiếp từ 3-4 km đê được hưởng mức khoán là
150.000 đồng/tháng.
Chương
IV
XÂY DỰNG VÀ
TU BỔ ĐÊ ĐIỀU
Điều
9: Huy động
lao động nghĩa vụ công ích:
Uỷ ban Nhân dân tỉnh
trình Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định ưu tiên sử dụng 70-80% lao động nghĩa
vụ công ích hàng năm vào xây dựng tu bổ đê điều.
Hàng năm Uỷ ban Nhân
dân cấp huyện chỉ đạo lập kế hoạch trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp quyết định
và chỉ đạo thực hiện việc huy động quĩ ngày công lao động nghĩa vụ công ích
trên địa bàn để ưu tiên xây dựng tu bổ đê điều thường xuyên.
Điều
10: Tu bổ nâng
cấp đê điều:
Kinh phí xây dựng tu
bổ đê điều được Uỷ ban Nhân dân tỉnh ưu tiên đầu tư theo Pháp lệnh đê điều,
được quy định như sau:
- Đê cấp 3 trở lên:
Ngân sách Trung ương đầu tư.
- Đê cấp 4 và đê địa
phương: Ngân sách địa phương đầu tư và huy động đóng góp của nhân dân và các
nguồn vốn khác.
- Đê chuyên dùng: Của
tổ chức, cá nhân nào do tổ chức, cá nhân đó tự tu bổ nâng cấp.
- Đê sử dụng tổng hợp,
nhưng trong đó có tổ chức, cá nhân sử dụng khai thác nhằm mục đích kinh doanh
thì tổ chức, cá nhân đó phải có trách nhiệm đầu tư kinh phí xây dựng tu bổ nâng
cấp. Mức đóng góp theo tỷ lệ hiệu quả kinh doanh của các tổ chức, cá nhân được
tuyến đê bảo vệ.
Giao Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
và Uỷ ban Nhân dân cấp huyện lập kế hoạch đầu tư xây dựng nâng cấp tu bổ đê
điều hàng năm trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều
11: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Nội dung công việc duy
tu bảo dưỡng, quản lý cấp phát sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí sự
nghiệp duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều thực hiện theo Thông tư Liên tịch số
61/TT-LB ngày 05/9/1997 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Về phân cấp nguồn vốn
và định mức kinh phí duy tu bảo dưỡng đê được quy định như sau:
- Đê cấp 3 trở lên: Do
ngân sách Trung ương đầu tư.
- Đê cấp 4 và đê địa
phương: Do ngân sách địa phương đầu tư bằng nguồn vốn tu bổ đê điều thường
xuyên hàng năm, trong đó:
+ Đê cấp 4: Định mức
5.000.000 đồng/km/năm.