Quyết định 2628/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 2628/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/09/2014
Ngày có hiệu lực 26/09/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Văn Tuân
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2628/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 26 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1443/QĐ-BNN-KTHT ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014;

Căn cứ Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 10/6/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại Tờ trình số 1447/TTr - SNN ngày 06 tháng 9 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2014 - 2020.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điểu 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Lao động - Thương bình và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT,CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuân

 

KẾ HOẠCH

ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2628 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 Năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2014 -2020 gồm các nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA

1. Thực trạng

1.1. Tình hình phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT):

- Về số lượng: Hiện toàn tỉnh có 131 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có 126 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; 05 HTX hoạt động trong lĩnh vực thủy sản (huyện Lệ Thủy có 63 HTX, huyện Quảng Ninh có 29 HTX, huyện Quảng Trạch có 03 HTX, huyện Bố Trạch có 03 HTX, thị xã Ba Đồn có 15 HTX, thành phố Đồng Hới có 12 HTX, huyện Tuyên Hóa 03 HTX và huyện Minh Hóa 03 HTX), với có 72.231 xã viên (bình quân 547 xã viên/HTX), lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 2.108 lao động (bình quân 16 lao động/HTX); thu nhập bình quân lao động thường xuyên trong HTX là 9,6 triệu đồng/năm. Có 109 THT nông, lâm, thủy sản được thành lập có chứng thực của UBND xã, phường, trong đó có 54 tổ nông, lâm nghiệp, 07 tổ nuôi trồng và chế biến thủy sản, 48 tổ sản xuất trên biển), với 1.350 lao động, bình quân 11 lao động/tổ; số lao động thường xuyên 4.813 người, bình quân 37 lao động/tổ; thu nhập bình quân lao động làm việc thường xuyên trong tổ hợp tác khoảng 25 triệu đồng/năm. Có 200 tổ đoàn kết khai thác thủy sản trên biển, với 1.036/1.573 tàu có công suất trên 20CV, tổng công suất 116.143CV, chiếm 40,5% tổng công suất các tàu trên địa bàn tỉnh; số lượng thuyền viên 6.216, chiếm 61,2% tổng số thuyền viên toàn tỉnh. Thành phần xã viên HTX, THT chủ yếu là đại diện hộ gia đình.

- Về vốn sản xuất kinh doanh của các HTX: Đến hết năm 2013, tổng vốn kinh doanh của các HTX là 268.779 triệu đồng, bình quân 2.150 triệu đồng/HTX.

- Về doanh thu: Đến hết năm 2013, doanh thu các HTX đạt 98.190 triệu đồng, bình quân 900,8 triệu đồng/HTX; tổng số lãi đạt 9.784 triệu đồng, bình quân 88,153 triệu đồng/HTX.

- Về các hoạt động dịch vụ của HTX: Có 40 HTX tổ chức được từ 06 khâu dịch vụ trở lên, chiếm 29%; 83 HTX tổ chức được 03 - 05 khâu dịch vụ, chiếm 60,14%; 15 HTX tổ chức được 01- 02 khâu dịch vụ, chiếm 10,87%. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của HTX nông nghiệp gồm: tưới tiêu; làm đất; bảo vệ thực vật; bảo vệ đồng; giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; vật tư nông nghiệp; khuyến nông, khuyến ngư; chế biến tiêu thụ sản phẩm; vệ sinh môi trường; ngành nghề nông thôn; dịch vụ tín dụng nội bộ; dịch vụ thú y...

- Về trình độ cán bộ quản lý HTX, THT: Tổng số cán bộ quản lý HTX là 473 người, trong đó: Trình độ sơ cấp, trung cấp 314 người, chiếm 66,38%; trình độ cao đẳng, đại học 23 người, chiếm 4,86%; chưa qua đào tạo 136 người, chiếm 28,76%. Tổng số cán bộ điều hành các THT là 327 người, hầu hết chưa qua đào tạo.

- Chất lượng HTX nông nghiệp: Năm 2013, số HTX loại khá, giỏi chiếm 58%; số HTX trung bình chiếm 29,7%; số HTX loại yếu chiếm 12,3%.

Nhìn chung các HTX và THT hoạt động đúng quy định của Pháp luật, tạo được sự liên kết hợp tác sản xuất trong nông nghiệp; một số HTX đã vươn lên tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng tổng hợp, phát triển các dịch vụ phục vụ lợi ích cho xã viên. Nhiều HTX chủ động chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, từng bước cải tạo tập quán sản xuất cũ, hướng vào thị trường; mạnh dạn đầu tư vốn sản xuất, kinh doanh, mở rộng các mô hình sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất chuyên canh và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tạo việc làm, tham gia hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở nông thôn.

[...]