Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2607/QĐ-UBND năm 2015 về kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 2607/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/09/2015
Ngày có hiệu lực 18/09/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Chiến Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2607/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 18 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC KIỆN TOÀN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 14/05/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông và đề nghị của Giám đc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:

1. Vị trí, chức năng

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

2.1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dán về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và mui; quy hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh của địa phương; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

- Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; dự thảo quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thcác tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

- Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã.

2.3. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực; thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

2.4. Về nông nghiệp (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y):

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi sau khi được phê duyệt và biện pháp chống thoái hóa, xói mòn đt nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;

- Tổ chức thực hiện công tác giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuc bảo vệ thực vật, thuc thú y và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, nuôi trng;

[...]