Quyết định 26/QĐ-UBND năm 2014 hỗ trợ nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ cho cán bộ, công, viên chức Nhà nước; cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang; cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và đối tượng chính sách của tỉnh Bình Thuận
Số hiệu | 26/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/01/2014 |
Ngày có hiệu lực | 06/01/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Lê Tiến Phương |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 01 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Thực hiện Thông báo số 268-TB/VPTU ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Văn phòng tỉnh ủy về Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban các Thường trực cuối tháng 12 năm 2013;
Xét đề nghị của liên Sở Tài chính - Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội tại Công văn số 7253/LS.TC-NV-LĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng vũ trang; cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, khu phố; các đối tượng chính sách của tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 theo các mức cụ thể như sau:
1. Mức 700.000 đồng (Bảy trăm ngàn đồng), gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các cơ quan hành chính sự nghiệp (kể cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh), cơ quan Đảng, Đoàn thể, Hội quần chúng;
b) Cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thuộc tỉnh đang được cử đi học tập trung tại các trường chuyên nghiệp, trường bổ túc văn hóa, trường dạy nghề, các trường Đảng, Đoàn thể và các trường quân đội còn trong biên chế ở cơ quan nhưng đã chuyển tiền lương về các trường quản lý chi trả;
c) Công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ như: Y tế, giáo viên mẫu giáo trong biên chế Nhà nước đang được tăng cường công tác tại xã, phường, thị trấn trong tỉnh;
d) Cán bộ và chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
đ) Cán bộ và chiến sỹ Công an nhân dân thuộc Công an tỉnh;
e) Cán bộ hưu trí, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa;
g) Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đại biểu HĐND cấp xã; cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, khu phố (trừ đại biểu và cán bộ chuyên trách, công chức, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là cán bộ hưu trí hoặc công chức, viên chức trong biên chế Nhà nước đang tăng cường công tác tại xã, phường và thị trấn đã được hưởng theo quy định tại các điểm nêu trên của Quyết định này);
h) Bà mẹ được Nhà nước phong tặng “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (kể cả thương binh B), bệnh binh, công nhân viên chức bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ mất sức lao động từ 61% trở lên. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
k) Cán bộ, công nhân viên và giáo viên của ngành giáo dục thuộc diện hợp đồng ngắn hạn hưởng lương khoán (thời gian ký hợp đồng ít nhất trong một năm học trở lên) ngoài chỉ tiêu biên chế;
l) Cán bộ xã già yếu nghỉ việc trước đây đã giải quyết hưởng chế độ theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trước khi ban hành các Nghị định số 46/CP ngày 23/6/1993; Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ;
m) Những người làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã từ 06 tháng trở lên;
n) Những người lao động làm việc theo hình thức hợp đồng (được ký hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên) hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ, công chức, viên chức (kể cả những trường hợp do Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị, địa phương ký hợp đồng lao động chờ thi tuyển trong chỉ tiêu biên chế).
2. Mức 500.000 đồng (Năm trăm ngàn đồng), gồm:
a) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (kể cả thương binh B) có tỷ lệ mất sức lao động từ 21% đến 60%; bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 41% đến 60%; công nhân viên chức bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ mất sức lao động từ 31% đến 60%; người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 01 lần; người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp một lần (kể cả những người được hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ); người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; thân nhân chủ yếu của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người phục vụ thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sống ở gia đình. Thanh niên xung phong đã có quyết định hưởng chế độ thường xuyên hoặc một lần. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
b) Quân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng và 01 lần theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng và 01 lần theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Công chức, viên chức nghỉ chính sách đang hưởng chế độ mất sức lao động dài hạn, nghỉ chờ hưu;
đ) Thân nhân chủ yếu của người chết đang hưởng tuất từ trần;