Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các đợn vị liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn do tỉnh Nam Định ban hành
Số hiệu | 26/2010/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/11/2010 |
Ngày có hiệu lực | 26/11/2010 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nam Định |
Người ký | Đoàn Hồng Phong |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2010/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 16 tháng 11 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003
Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BTC ngày 28/12/2009 của Bộ Công thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 585/TTr-SCT ngày 9/11/2010 về việ ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, Ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Giao Sở Công thương hướng dẫn thực hiện quyết định này
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC SỞ, NGÀNH, UBND CÁC CẤP VÀ ĐƠN VỊ LIÊN
QUAN TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM
ĐỊNH
(Ban hành theo Quyết định số 26 /2010/QĐ-UBND ngày 16 /11 /2010 của UBND tỉnh
Nam Định)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Qui chế này qui định về trách nhiệm phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Nam Định, qui hoạch về: Quy hoạch, bổ sung qui hoạch, thành lập, mở rộng CCN; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN; đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong CCN.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thực hiện các công việc liên quan tới quản lý và hoạt động của CCN.
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN và sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong CCN.
1. CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất CN-TTCN; có ranh giới địa lý xác định; không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu để di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND tỉnh quyết định thành lập. CCN trong tỉnh hoạt động theo Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan.
CCN có quy mô diện tích không quá 50 (năm mươi) ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 (bảy mươi lăm) ha.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2010/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 16 tháng 11 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003
Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BTC ngày 28/12/2009 của Bộ Công thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 585/TTr-SCT ngày 9/11/2010 về việ ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, Ngành, UBND các cấp và các đơn vị liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Giao Sở Công thương hướng dẫn thực hiện quyết định này
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC SỞ, NGÀNH, UBND CÁC CẤP VÀ ĐƠN VỊ LIÊN
QUAN TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM
ĐỊNH
(Ban hành theo Quyết định số 26 /2010/QĐ-UBND ngày 16 /11 /2010 của UBND tỉnh
Nam Định)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Qui chế này qui định về trách nhiệm phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Nam Định, qui hoạch về: Quy hoạch, bổ sung qui hoạch, thành lập, mở rộng CCN; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN; đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong CCN.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thực hiện các công việc liên quan tới quản lý và hoạt động của CCN.
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN và sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong CCN.
1. CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất CN-TTCN; có ranh giới địa lý xác định; không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu để di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND tỉnh quyết định thành lập. CCN trong tỉnh hoạt động theo Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan.
CCN có quy mô diện tích không quá 50 (năm mươi) ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 (bảy mươi lăm) ha.
2. Đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN (sau đây gọi là đơn vị kinh doanh hạ tầng) là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật Việt Nam trực tiếp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN. Trong trường hợp CCN dự kiến thành lập, mở rộng không có đơn vị kinh doanh hạ tầng thì có thể thành lập Trung tâm phát triển CCN.
3. Hạ tầng CCN bao gồm hệ thống đường nội bộ, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của CCN.
4. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong CCN (sau đây gọi là doanh nghiệp): là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; cá nhân, hộ gia đình đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong CCN.
5. Trung tâm phát triển CCN: Là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu trực thuộc UBND cấp huyện, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Công thương, được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh hạ tầng. Tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của Trung tâm phát triển CCN thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
6. Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất của CCN dành cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
7. Tỷ lệ lấp đầy là tỷ lệ giữa diện tích đất công nghiệp đã được thuê hoặc đăng ký thuê trên tổng diện tích đất công nghiệp.
Điều 3. Lĩnh vực, ngành nghề, cơ sở sản xuất được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp
1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
2. Sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
3. Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
4. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
5. Các ngành công nghiệp phụ trợ.
6. Cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thân thiện môi trường.
7. Cơ sở sản xuất CN-TTCN gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cần di dời.
8. Cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất của các ngành CN-TTCN.
9. Các lĩnh vực ngành nghề khác phù hợp qui hoạch phát triển CN-TTCN của tỉnh, được khuyến khích theo qui định của UBND tỉnh trên nguyên tắc không vượt khung qui định của pháp luật.
QUY HOẠCH, THÀNH LẬP, MỞ RỘNG BỔ SUNG QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 4. Qui hoạch phát triển các cụm công nghiệp
1. Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch liên quan khác. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng Đề án Quy hoạch phát triển CCN, trình UBND tỉnh phê duyệt sau khi đã có ý kiến thoả thuận của Bộ Công thương. Tuỳ thuộc tình hình và điều kiện cụ thể, yêu cầu, mục tiêu phát triển CN-TTCN của tỉnh trong từng thời kỳ, UBND tỉnh quyết định xây dựng riêng qui hoạch phát triển các CCN hoặc đưa thành một phần trong qui hoạch phát triển CN-TTCN của tỉnh.
2. Nội dung chủ yếu của Đề án quy hoạch phát triển các CCN gồm:
a. Căn cứ pháp lý và sự cần thiết xây dựng quy hoạch.
b. Tổng quan về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn;
c. Phân tích, đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển các CCN đã được quy hoạch và thành lập trên địa bàn, bao gồm:
- Xác định vị trí, vai trò của các CCN đối với phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành công nghiệp trong tỉnh.
- Phân tích, đánh giá những mặt đạt được, tồn tại trong việc đầu tư xây dựng và phát triển các CCN.
- Dự báo các yếu tố tác động đến nhu cầu phát triển CCN, khả năng thu hút đầu tư hạ tầng các CCN và nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
d. Định hướng phân bố và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn bao gồm: xác định tên, địa điểm, dự kiến quy mô diện tích, khả năng bố trí đất đai (trên nguyên tắc không sử dụng đất đã được quy hoạch để trồng lúa), tích chất ngành nghề và các điều kiện kết nối hạ tầng bên ngoài của các CCN dự kiến quy hoạch;
đ. Xác định các giải pháp, cơ chế, chính sách và đề xuất phương án tổ chức thực hiện;
e. Đánh giá tác động môi trường chiến lược;
g. Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển CCN trên bản đồ quy hoạch.
3. Trình tự lập, phê duyệt và quản lý Đề án Quy hoạch phát triển CCN thực hiện theo các quy định hiện hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn phải được công bố (công khai đến cấp xã, thị trấn nơi có CCN được qui hoạch) chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt.
4. Quy hoạch phát triển các CCN đã được phê duyệt là căn cứ để xem xét, quyết định thành lập CCN, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, lập kế hoạch di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi làng nghề, khu dân cư và vận động thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các CCN.
Điều 5. Thành lập cụm công nghiệp.
1. Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:
a. Có trong Quy hoạch phát triển CCN đã được UBND tỉnh phê duyệt.
b. Có khả năng đạt tỉ lệ lấp đầy không thấp hơn 30% trong vòng 01 năm sau khi thành lập.
c. Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN.
2. Thủ tục thành lập cụm công nghiệp:
a. Căn cứ điều kiện thành lập CCN, UBND cấp huyện lập hồ sơ đề nghị thành lập CCN gửi Sở Công thương để tổ chức thẩm định.
b. Sở Công thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan thẩm định hồ sơ thành lập CCN trình UBND tỉnh.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công thương, UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc không thành lập CCN.
Quyết định thành lập CCN được gửi cho Bộ Công thương 01 (một) bản để theo dõi và chỉ đạo chung.
3. Hồ sơ thành lập CCN gồm:
a. Văn bản đề nghị của UBND cấp huyện trình UBND tỉnh về việc thành lập CCN;
b. Báo cáo đầu tư thành lập CCN;
c. Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các CCN (hoặc văn bản bổ sung quy hoạch), hoặc Quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn tỉnh, các văn bản liên quan khác (nếu có).
Hồ sơ được lập thành 08 bộ, nộp tại Sở Công thương (trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc).
4. Nội dung chủ yếu của Báo cáo đầu tư thành lập CCN gồm:
- Sự cần thiết thành lập CCN;
- Nhu cầu thực tế và sự phù hợp với các qui hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Quy hoạch phát triển các CCN; Qui hoạch phát triển CN-TTCN; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng v.v...);
- Hiện trạng sử dụng đất và định hướng bố trí các ngành nghề, cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào CCN;
- Dự kiến ranh giới, diện tích đất, khả năng đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; báo cáo đánh giá tác động môi trường của CCN; định hướng sơ bộ, phân tích và lựa chọn giải pháp đầu tư các công trình hạ tầng CCN;
- Dự kiến phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư;
- Dự kiến hiệu quả về kinh tế, xã hội của CCN;
- Xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư, chủ đầu tư và phương thức thực hiện, phương thức quản lý đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng CCN;
- Dự kiến khả năng cho thuê đất sau khi thành lập;
- Các giải pháp và tiến độ thực hiện.
Điều 6. Mở rộng cụm công nghiệp
1. Điều kiện mở rộng cụm công nghiệp:
a. Có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện, thành phố đáp ứng nhu cầu mở rộng CCN;
b. Nhu cầu thuê đất công nghiệp trong CCN vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của CCN;
c. Đã đạt tỉ lệ lấp đầy ít nhất 60% (sáu mươi phần trăm).
d. Đã có công trình xử lý nước thải tập trung đối với CCN có diện tích từ 15 (mười lăm) ha trở lên .
2. Thủ tục mở rộng cụm công nghiệp:
a. Căn cứ điều kiện mở rộng CCN, UBND cấp huyện lập hồ sơ đề nghị mở rộng CCN nộp Sở Công thương để tổ chức thẩm định.
b. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, các ngành liên quan thẩm định hồ sơ mở rộng CCN trình UBND tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công thương, UBND tỉnh quyết định mở rộng hoặc không mở rộng CCN.
Quyết định mở rộng CCN được gửi cho Bộ Công thương 01 (một) bản để theo dõi và chỉ đạo chung.
3. Hồ sơ mở rộng cụm công nghiệp gồm:
- Văn bản đề nghị của UBND cấp huyện, chủ đầu tư trình UBND tỉnh về việc mở rộng CCN.
- Báo cáo đầu tư mở rộng CCN, bao gồm: sự cần thiết mở rộng CCN, trong đó giải trình việc đáp ứng các điều kiện mở rộng CCN được quy định tại khoản 1 Điều này; đánh giá hiện trạng phát triển CCN hiện có; định hướng mở rộng CCN (ranh giới, diện tích, hiện trạng sử dụng đất, việc đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư); xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư và phương thức thực hiện; các giải pháp và tiến độ thực hiện; dự kiến khả năng cho thuê đất và hiệu quả kinh tế, xã hội của CCN sau khi mở rộng.
Hồ sơ được lập thành 08 bộ, nộp tại Sở Công thương (trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc)
Điều 7. Bổ sung quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp
1. Điều kiện bổ sung CCN mới vào quy hoạch đã được phê duyệt.
a. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển CN-TTCN, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn;
b. Tỉ lệ lấp đầy bình quân của các CCN đang hoạt động trên địa bàn cấp huyện đạt ít nhất 60% (sáu mươi phần trăm);
c. Có quỹ đất công nghiệp đủ để thành lập CCN mới;
d. Có nhu cầu thuê đất để đầu tư sản xuất- kinh doanh theo đúng định hướng quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn, nhưng các CCN hiện đang hoạt động tại cấp huyện không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư (vị trí, diện tích, ngành nghề sản xuất …).
2. Thủ tục bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp:
a. Căn cứ các điều kiện bổ sung quy hoạch CCN, UBND cấp huyện có tờ trình gửi UBND tỉnh kèm theo hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn gửi Sở Công thương để tổ chức thẩm định.
b. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét sự cần thiết bổ sung CCN, sự phù hợp với quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Công thương.
Quyết định phê duyệt bổ sung quy hoạch các CCN được gửi cho Bộ Công thương 01 (một) bản để theo dõi và chỉ đạo chung.
3. Hồ sơ bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp gồm:
- Văn bản đề nghị của UBND huyện trình UBND tỉnh về việc bổ sung quy hoạch CCN;
- Báo cáo bổ sung quy hoạch phát triển CCN bao gồm: sự cần thiết bổ sung CCN, trong đó giải trình về việc đáp ứng các điều kiện bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều này; định hướng phân bố và phát triển các CCN trên địa bàn, bao gồm: xác định tên, vị trí, dự kiến quy mô diện tích, hiện trạng sử dụng đất, đất trồng lúa, tính chất ngành nghề thu hút và các điều kiện về hạ tầng bên ngoài của các CCN dự kiến quy hoạch;
Hồ sơ được lập thành 08 bộ, nộp tại Sở Công thương (trong đó có 02 bộ hồ sơ gốc).
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 8. Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp
Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng, đơn vị kinh doanh hạ tầng phải tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng CCN. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng CCN thực hiện theo các quy định hiện hành về qui hoạch xây dựng.
Điều 9. Đơn vị kinh doanh hạ tầng
1. Việc lựa chọn đơn vị kinh doanh hạ tầng được xác định trong giai đoạn thành lập, mở rộng CCN.
2. Trường hợp CCN dự kiến thành lập, mở rộng không có đơn vị kinh doanh hạ tầng thì Trung tâm phát triển CCN là đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh hạ tầng CCN.
Điều 10: Thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp
1. Tên gọi: Trung tâm phát triển CCN (huyện ... )
2. Chức năng
- Trung tâm phát triển CCN là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND cấp huyện, do UBND tỉnh quyết định thành lập;
- Trung tâm phát triển CCN có chức năng giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN và quản lý các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong CCN;
- Trung tâm phát triển CCN có con dấu và tài khoản riêng.
3. Nhiệm vụ
- Quản lý quy hoạch chi tiết CCN đã được phê duyệt; lập dự án đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật chung cho các CCN; thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng để xây dựng CCN; tổ chức huy động, tiếp nhận, sử dụng các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết CCN đã được phê duyệt;
- Vận động đầu tư; làm đầu mối trong việc hướng dẫn giúp đỡ các doanh nghiệp các thủ tục đầu tư vào CCN. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN; là đầu mối hướng dẫn doanh nghiệp làm các thủ tục hưởng chính sách ưu đãi đầu tư;
- Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các CCN theo quy định; theo dõi, giám sát việc thực hiện thi công xây dựng các công trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đúng dự án đầu tư đã được duyệt, đôn đốc nhà đầu tư xây dựng đúng tiến độ;
- Chịu trách nhiệm quản lý mặt bằng và các công trình hạ tầng kỹ thuật trong CCN. Thu phí sử dụng hạ tầng theo quy định của UBND tỉnh, tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phí trong các CCN để phục vụ cho việc quản lý, khai thác, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh trong CCN;
- Đầu mối cung cấp thông tin về giới thiệu việc làm đối với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Báo cáo kịp thời tới các cơ quan có thẩm quyền và phối hợp giải quyết đình công, lãn công tại doanh nghiệp trong CCN;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố, và chính quyền cấp xã có CCN trong việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động của các doanh nghiệp theo quy định; quản lý lao động, an toàn lao động, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các chính sách, pháp luật của nhà nước; giải quyết các tranh chấp trong CCN theo thẩm quyền;
- Theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về xây dựng hạ tầng và hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong CCN theo quy định.
4. Điều kiện thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp
- Huyện có từ 2 CCN trở lên hoặc hiện nay có 1 CCN nhưng trong Qui hoạch sẽ có thêm CCN (chưa có đơn vị kinh doanh hạ tầng) thì thành lập 1 (một) Trung tâm phát triển CCN;
- Huyện chỉ có 1 CCN được thành lập Bộ phận quản lý CCN thuộc phòng Công thương;
- Đối với thành phố Nam Định có 1 CCN do với qui mô lớn (trên 90 ha), đã đầu tư đi vào hoạt động trước khi Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực chấp nhận hiện trạng và cho thành lập Trung tâm phát triển CCN.
5. Tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển CCN
- Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp có Giám đốc, 01 phó Giám đốc và 1 đến 2 nhân viên thuộc biên chế sự nghiệp (ngoài ra Trung tâm được ký hợp đồng lao động khi cần thiết);
- Giám đốc và phó giám đốc do Chủ tịch UBND huyện, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp của UBND tỉnh;
6. Kinh phí hoạt động của Trung tâm phát triển CCN
- Nguồn kinh phí từ thu phí hạ tầng và dịch vụ khác;
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với số biên chế được giao;
- Nguồn thu hợp pháp khác.
7. Trụ sở làm việc của Trung tâm phát triển CCN.
UBND cấp huyện có trách nhiệm bố trí trụ sở làm việc, bảo đảm trang thiết bị, phương tiện làm việc của Trung tâm phát triển CCN.
8. Thủ tục thành lập Trung tâm phát triển CCN:
- Căn cứ vào điều kiện thành lập Trung tâm phát triển CCN tại khoản 4 điều này, UBND huyện, thành phố lập hồ sơ thành lập Trung tâm phát triển CCN trên địa bàn trình UBND tỉnh xem xét quyết định, hồ sơ thành lập Trung tâm gồm:
+ Tờ trình của UBND cấp huyện;
+ Đề án thành lập Trung tâm (trong đó bao gồm: Sự cần thiết, giải trình các điều kiện thành lập Trung tâm; đề xuất cơ cấu tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của Trung tâm; quy chế hoạt động của Trung tâm ...);
+ Bản sao các Quyết định thành lập CCN; Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng CCN; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng CCN;
+ Các văn bản khác liên quan.
Hồ sơ được lập thành 04 bộ gửi UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Công thương, Sở Tài chính; mỗi nơi 01 bộ.
- Sở Công thương phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập hoặc không thành lập.
Quyết định thành lập Trung tâm của UBND tỉnh được gửi cho Bộ Công thương 01 bản để theo dõi và chỉ đạo chung.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh hạ tầng
1. Đơn vị kinh doanh hạ tầng có quyền:
a. Vận động đầu tư vào CCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt;
b. Huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng CCN theo quy định của pháp luật;
c. Cho thuê lại đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
d. Đầu tư xây dựng nhà xưởng trong CCN để cho thuê hoặc bán cho các doanh nghiệp;
đ. Kinh doanh các dịch vụ công cộng, tiện ích khác trong CCN phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh được cấp;
e. Quyết định giá cho thuê lại, chuyển nhượng đất, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và các loại phí sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích khác. Trường hợp CCN do Trung tâm phát triển CCN quản lý và kinh doanh hạ tầng thì giá cho thuê lại đất, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và các loại phí sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
g. Hưởng các ưu đãi về đầu tư và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo các qui định của pháp luật.
2. Đơn vị kinh doanh hạ tầng có nghĩa vụ:
a. Triển khai thực hiện dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và tiến độ ghi trong dự án theo quy định của Luật Đất đai; trong trường hợp quá thời hạn quy định, đơn vị kinh doanh hạ tầng phải xin phép gia hạn và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
b. Duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng trong CCN trong suốt thời gian hoạt động, cung cấp các dịch vụ liên quan đến đầu tư trong CCN; cung cấp các dịch vụ, tiện ích phục vụ sản xuất, kinh doanh trong CCN (nếu có);
c. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, tiêu chuẩn về xây dựng; quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ…;
d. Đầu mối giúp các doanh nghiệp trong việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư vào CCN. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN.
đ. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho UBND cấp huyện nơi có CCN, Sở Công thương và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng CCN được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
Phần nội dung đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập, thẩm định, phê duyệt theo qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ TRONG CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 13. Tiếp nhận dự án đầu tư sản xuất vào cụm công nghiệp
Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh trong CCN liên hệ với Trung tâm phát triển CCN hoặc đơn vị kinh doanh hạ tầng để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, giá đất, nhà xưởng trong CCN và ký kết hợp đồng thoả thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê để triển khai dự án đầu tư vào CCN theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Điều 14. Sử dụng đất trong cụm công nghiệp
Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất trong CCN liên hệ với Trung tâm phát triển CCN hoặc đơn vị kinh doanh hạ tầng để được hướng dẫn làm thủ tục thuê đất hoặc giao đất (đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng) theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền:
a. Được sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất trong CCN theo quy định của Luật Đất đai; cho thuê lại hoặc chuyển nhượng phần đất, nhà xưởng và tài sản của mình trên đất thuê theo các quy định của pháp luật;
b. Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, các dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác trong CCN theo quy định;
c. Góp vốn để xây dựng và kinh doanh hạ tầng theo thoả thuận với Trung tâm phát triển CCN hoặc đơn vị kinh doanh hạ tầng;
d. Được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh;
đ. Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác theo qui định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ:
a. Sử dụng đất, triển khai thực hiện dự án đầu tư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng với nội dung đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp;
b. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động; quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ…;
c. Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương nơi có CCN, trước hết đối với lao động thuộc diện chính sách và của hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng CCN;
d. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho UBND cấp huyện nơi có CCN, Sở Công thương và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quản lý các dịch vụ công cộng tiện ích
1. Các dịch vụ công cộng, tiện ích như bảo vệ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, chất thải, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong CCN và các dịch vụ tiện ích khác do đơn vị kinh doanh hạ tầng tổ chức thực hiện. Mức phí sử dụng các dịch vị công cộng, tiện ích được xác định trên nguyên tắc thoả thuận thông qua hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và đơn vị kinh doanh hạ tầng.
2. Việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong quản lý, cung ứng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích trong CCN được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với doanh nghiệp thực hiện theo kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật về thanh tra.
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP
Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
1. Xây dựng, ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc thành lập và hoạt động của CCN.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển CCN.
3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến hoạt động trong CCN.
4. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong CCN.
5. Xây dựng và quản lý thông tin về cụm công nghiệp; chỉ đạo các hoạt động xúc tiến đầu tư vào CCN.
6. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về CCN.
7. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển CCN.
Điều 19. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Sở Công thương là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND Tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các CCN trên địa bàn tỉnh; chủ trì xây dựng và bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển CCN trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng CCN; Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong CCN theo thẩm quyền; Đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển CCN;
Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN theo thẩm quyền
Phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm phát triển CCN các huyện, thành phố;
Tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình hoạt động của các CCN trên địa bàn tỉnh với Bộ Công thương và UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Công thương: Thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm phát triển CCN trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Tỉnh hàng năm để xây dựng hạ tầng CCN; tổng hợp, lập kế hoạch và bố trí trong kỳ kế hoạch nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN cho các huyện, thành phố trên cơ sở đề nghị của các huyện, thành phố, Sở Công thương.
4. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương trong việc cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN.
5. Sở Xây dựng hướng dẫn nội dung về quy hoạch chi tiết và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng trong CCN.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Luật Đất đai, quản lý, bảo vệ môi trường CCN, tài nguyên nước, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc thu phí bảo vệ môi trường trong CCN.
7. Các sở, ngành có liên quan thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý CCN theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 20. Trách nhiệm UBND huyện, thành phố
UBND các huyện, thành phố Nam Định có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với các CCN trên địa bàn gồm:
1. Chỉ đạo Phòng Công thương (hoặc Phòng Kinh tế) trong việc thực hiện chức năng cơ quan đầu mối giúp UBND huyện, thành phố quản lý nhà nước về CCN
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp xã hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng để nhanh chóng triển khai xây dựng CCN trên địa bàn;
3. Chỉ đạo lập hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch CCN trên địa bàn; chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và tổ chức triển khai đầu tư xây dựng các CCN trên địa bàn sau khi được duyệt;
4. Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn.
Điều 21. Trách nhiệm UBND cấp xã nơi có cụm công nghiệp
Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của cấp huyện trong việc quy hoạch chi tiết xây dựng CCN; Tham gia lập phương án và tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng để xây dựng CCN. Đảm bảo an ninh trật tự khu vực CCN để các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh.
- Trong thời hạn 90 ngày từ khi quy chế này có hiệu lực, UBND cấp huyện chuyển đổi mô hình quản lý CCN hiện có, báo cáo Sở Công thương thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để phù hợp với quy định của quy chế này;
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các sở, ngành, UBND các cấp kịp thời phản ánh về Sở Công thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.