Quyết định 2534/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch về dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 2534/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/11/2010
Ngày có hiệu lực 22/11/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Lê Thanh Xuân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2534/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 22 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VỀ DẠY NGHỀ NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Công văn số 1131/TCDN-KHTC, ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015;

Xét Tờ trình số 674/TTr-SLĐTBXH, ngày 01 tháng 10 năm 2010 và Công văn số 766/SLĐTBXH, ngày 04/11/2010 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch về dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.

(Kèm theo Kế hoạch số 156/KH-SLĐTBXH, ngày 03/11/2010 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long về dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long).

Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Xuân

 

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ LAO ĐỘNG - TB - XH

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-SLĐTBXH

Vĩnh Long, ngày 03 tháng 11 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

DẠY NGHỀ NĂM 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2534/QĐ-UBND, ngày 22/11/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Công văn số 1131/TCDN-KHTC, ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 và Chỉ thị số 11/CT-UBND, ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;

Căn cứ vào thực trạng và yêu cầu phát triển công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015;

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, gồm các nội dung như sau:

I. TÌNH HÌNH, ƯỚC KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DẠY NGHỀ NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:

1. Tình hình thực hiện công tác dạy nghề năm 2010 và giai đoạn 2006 - 2010:

a) Các mặt đạt, thuận lợi:

- Công tác dạy nghề tiếp tục được các cấp, các ngành, lãnh đạo ở trung ương và địa phương tập trung quan tâm chỉ đạo và đầu tư; các chương trình, dự án về phát triển dạy nghề tiếp tục được chú trọng triển khai thực hiện như dự án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và các đối tượng lao động đặc thù, dự án đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề cho trường, trung tâm dạy nghề, đặc biệt Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang trong quá trình triển khai thực hiện với sự tham gia của nhiều cấp ban ngành, địa phương và cơ sở dạy nghề.

- Bộ máy tổ chức, quản lý của các cơ sở dạy nghề nhất là các trung tâm dạy nghề tuyến huyện từng bước được củng cố ổn định, đội ngũ giáo viên dạy nghề tiếp tục được tăng cường đã tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện các hoạt động dạy nghề.

- Hầu hết các đơn vị dạy nghề ngay từ đầu năm đã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch, các chương trình, dự án về dạy nghề, góp phần thực hiện tốt kế hoạch công tác dạy nghề của năm và của giai đoạn.

b) Khó khăn, hạn chế:

[...]