Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 25/2007/QĐ-BTNMT Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên than do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 25/2007/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 31/12/2007
Ngày có hiệu lực 09/02/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Phạm Khôi Nguyên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 25/2007/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THĂM DÒ, PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN THAN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên than.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quyết định này thay thế Quyết định số 49/QĐHĐ ngày 19 tháng 5 năm 1975 của Chủ tịch Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Uỷ ban KH, CN & MT của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Các thành viên Hội đồng ĐGTLKS;
- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
- Các Sở TN&MT;
- Công báo, Website của Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Lưu, VT, PC, VPTL (3).

BỘ TRƯỞNG




Phạm Khôi Nguyên

 

QUY ĐỊNH

VỀ THĂM DÒ, PHÂN CẤP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN THAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định công tác thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên than.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; tổ chức, cá nhân khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Than là khoáng sản rắn, có nguồn gốc trầm tích, được hình thành trong quá trình than hoá (carbon hoá) các tàn dư thực vật, có thành phần là các chất hữu cơ, các chất khoáng và độ ẩm.

2. Than nâu bao gồm lignit và á bitum, là than biến chất thấp có thành phần acid và màu nâu, được tạo thành chủ yếu từ vật chất mùn và bitum.

3. Than đá còn được gọi là than bitum là than biến chất trung bình, đặc trưng bởi sự carbon hoá đến mức trong chúng không còn vật chất acid, thường có khả năng thiêu kết.

4. Antracit bao gồm siêu antracit, antracit và bán antracit, là loại than biến chất cao, có màu đen, đen xám, ánh kim loại phớt vàng.

5. Bể than là diện tích phân bố các trầm tích chứa than có các điều kiện thành tạo và phát triển địa chất chung trong một thời kỳ địa chất nhất định. Trong phạm vi bể than dựa vào đặc điểm địa chất - kinh tế mà chia ra các vùng than, mỏ than, phân khu mỏ than.

6. Vùng than là một phần của bể than được phân định quy ước chủ yếu theo yếu tố địa lý và các yếu tố địa chất.

[...]