UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2464/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 13 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CỬA HÀNG KINH DOANH THỰC
PHẨM AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2017
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1883/QĐ-UBND,
ngày 15/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Đề án tổ chức
hệ thống tiêu thụ Nông - Thủy sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Công thương tại Tờ trình số 1438/TTr-SCT, ngày 04/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch xây dựng cửa hàng kinh doanh thực
phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2017 của Sở Công
thương (Kèm theo Kế hoạch số 1439/KH-SCT ngày 04/10/2016).
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với
Giám đốc các sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây dựng cửa hàng kinh doanh thực
phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2017.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở:
Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG CỬA HÀNG KINH DOANH THỰC PHẨM AN TOÀN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2016- 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2464/QĐ-UBND, ngày 13/10/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Quyết định số
1883/QĐ-UBND, ngày 15/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Đề án tổ
chức hệ thống tiêu thụ Nông - thủy sản gắn
với tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh
Vĩnh Long về việc giao Sở Công thương phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND
các huyện, thị xã, TP. Vĩnh Long xây dựng cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Thực hiện đề nghị của Hội
Doanh nhân trẻ tỉnh Vĩnh Long về việc tham gia xây dựng cửa hàng kinh doanh thực
phẩm đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long,
Sở Công thương lập kế hoạch
thực hiện như sau:
I. Mục
đích, yêu cầu:
- Triển khai thực hiện xây dựng
cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, nhằm cung cấp hàng hóa có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của người tiêu dùng đối với việc sử dụng, tiêu dùng thực phẩm sạch. Góp phần
tác động tích cực đến nhận thức về sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa
bàn tỉnh, nhất là tại các chợ.
- Góp phần thực hiện công
tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngày càng tốt hơn, giúp các cơ sở
nâng cao nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Nhân rộng loại hình cửa
hàng kinh doanh thực phẩm an toàn sang các huyện, thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Long.
- Tạo mối liên kết chặt chẽ,
hiệu quả giữa người sản xuất và người kinh doanh.
II. Nội
dung:
1. Nội dung thực hiện:
- Xây dựng cửa hàng kinh
doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Sau khi triển khai thực hiện
thí điểm cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, tiến hành tổng kết, đánh giá,
rút kinh nghiệm và nhân rộng 2-3 cửa hàng sang các địa phương khác trong tỉnh.
2. Các sản phẩm cung cấp,
nhà cung cấp:
2.1. Rau, củ, quả:
- Các sản phẩm rau củ quả được
sản xuất ở các cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và ngoài tỉnh đã đạt chứng nhận
VietGap và các tiêu chuẩn khác, gồm:
+ Rau: Cải ngọt, cải xanh,
xà lách, rau dền, mồng tơi, rau muống, cải thìa, rau thơm, Quế, ngò gai, Ngò
rí, diếp cá, hành, hẹ, tía tô.
+ Củ: Bầu, bí đao, dưa leo,
đậu bắp.
+ Trái cây: Chôm chôm, nhãn,
cam sành…
2.2. Thịt, cá các loại:
Chọn nhà cung cấp sản phẩm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3. Các sản phẩm chế biến
đóng gói:
- Thực phẩm chế biến đóng
gói, một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu
biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long.
- Nhà cung cấp: Chọn các nhà
cung cấp sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Địa điểm thực hiện:
- Vị trí cửa hàng kinh doanh
thí điểm đầu tiên tại phường 2 TP. Vĩnh Long.
- Dự kiến nhân rộng sang các
địa phương khác thuộc tỉnh Vĩnh Long.
4. Tiêu chí cửa hàng kinh
doanh:
- Diện tích mặt bằng làm cửa
hàng từ 80 - 100m2.
- Hình thức nhà kín có mái
che, bên trong bố trí tủ đông chứa thịt, cá tươi sống, kệ trưng bày, bán sản phẩm
nông sản, thực phẩm chế biến đóng gói đảm bảo tiêu chuẩn của hàng tiện lợi.
5. Số lượng cửa hàng kinh
doanh và thời gian thực hiện:
5.1. Số lượng cửa hàng kinh
doanh
- Dự kiến năm 2016: Xây dựng
01 cửa hàng tiện lợi và phấn đấu 03 cửa hàng kinh doanh.
- Dự kiến năm 2017: Xây dựng
05 cửa hàng kinh doanh.
5.2. Thời gian thực hiện
- Cửa hàng kinh doanh thí điểm
đầu tiên khai trương trong tháng 9 năm 2016.
- Quý IV năm 2016 tiến hành
tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, phấn đấu xây dựng thêm 3 cửa hàng năm 2016
và năm 2017 nhân rộng sang các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
6. Nhiệm vụ, giải pháp
6.1. Hỗ trợ cho cơ sở, doanh
nghiệp phối hợp tham gia xây dựng cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn
6.1.1. Hỗ trợ chi phí bảng
hiệu, quảng bá qua báo đài
- Hỗ trợ chi phí thiết kế,
xây dựng, làm bảng hiệu.
- Hỗ trợ chi phí xây dựng
chương trình, chuyên mục quảng bá qua báo đài, trang Web của Sở Công thương...
6.1.2. Hỗ trợ chi phí tìm
nguồn hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Hỗ trợ tìm nguồn hàng thực
phẩm đảm bảo an toàn trong và ngoài tỉnh để cung cấp cho cửa hàng.
- Kiểm tra, kiểm soát sản phẩm
cung ứng cho cửa hàng đảm bảo an toàn.
6.2. Đầu tư cửa hàng kinh
doanh
Hội doanh nhân trẻ thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch kinh
doanh và hoạt động cửa hàng.
- Bố trí vốn đầu tư trang
thiết bị cần thiết phục vụ kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lý, hiệu quả kinh
doanh của cửa hàng.
6.3. Nhân rộng sang các địa
phương trong tỉnh
- Sau khi tổng kết, đánh
giá, rút kinh nghiệm, Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh tiếp tục nhân rộng sang
các huyện, thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:
- Hình thức nhân rộng:
+ Phối hợp với UBND cấp huyện,
tìm kiếm các cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh theo hình thức cửa hàng
tiện lợi tại các huyện, thị xã, TP. Vĩnh Long hoặc phối hợp với Hội doanh nhân
trẻ tiếp tục chọn địa điểm mở thêm cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
+ Hỗ trợ, tư vấn cơ sở,
doanh nghiệp:
* Tuyên truyền, phổ biến các
quy định hiện hành về kinh doanh thực phẩm đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn
thực phẩm.
* Hỗ trợ thực hiện các thủ tục,
điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật.
* Hỗ trợ liên kết với các
nhà cung ứng thực phẩm an toàn, cung ứng hàng hóa.
* Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu.
* Hỗ trợ quảng bá hình ảnh cửa
hàng kinh doanh.
* Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng
6.4. Kinh phí hỗ trợ thực hiện
từ nguồn ngân sách tỉnh
* Tổng dự toán kinh phí hỗ
trợ thực hiện kế hoạch: 341,68 triệu đồng.
Trong đó:
- Kinh phí ngân sách tỉnh hỗ
trợ: 270 triệu đồng.
- Chi phí công tác: 71,68
triệu đồng.
* Phân kỳ thực hiện:
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện
năm 2016: 150,08 triệu đồng.
Trong đó:
+ Kinh phí tỉnh hỗ trợ: 120
triệu đồng (4 cửa hàng).
+ Công tác phí: 30,08 triệu
đồng.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện
năm 2017: 191,6 triệu đồng.
Trong đó:
+ Kinh phí tỉnh hỗ trợ: 150
triệu đồng.
+ Công tác phí: 41,6 triệu đồng.
(chi tiết theo phụ lục đính
kèm)
* Nguồn kinh phí hỗ trợ thực
hiện: từ nguồn ngân sách tỉnh là: 341,68 triệu đồng.
Trong đó:
- Nguồn kinh phí thực hiện
năm 2016:
Nguồn kinh phí đã được cấp để
thực hiện Đề án tổ chức hệ thống tiêu thụ Nông - Thủy sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
của năm 2016 là 150 triệu đồng.
+ Nguồn kinh phí thực hiện
năm 2017: ngân sách tỉnh bố trí thực hiện.
III. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Công thương:
- Phối hợp với Hội doanh nhân
trẻ xây dựng kế hoạch xây dựng cửa hàng và tổ chức Lễ khai trương cửa hàng kinh
doanh thực phẩm an toàn thực hiện thí điểm đầu tiên.
- Phối hợp với Hội doanh
nhân trẻ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế tìm nguồn hàng thực
phẩm đảm bảo an toàn trong và ngoài tỉnh để Hội doanh nhân trẻ ký kết hợp đồng
cung ứng sản phẩm; Kiểm tra kiểm soát nguồn cung rau, củ, quả, thịt, cá đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổng hợp báo cáo tình hình
thực hiện kế hoạch và nhân rộng cửa hàng về UBND tỉnh định kỳ hàng quý.
* Để thực hiện các nhiệm vụ
nêu trên, đề nghị giao Sở Công thương quyết định thành lập tổ công tác với
thành phần gồm:
Cán bộ chuyên môn thuộc các
đơn vị: Phòng quản lý thương mại, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển
công nghiệp, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ
thực vật tham gia tổ công tác.
2. Đề nghị Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Cử cán bộ chuyên môn tham
gia tổ công tác.
- Tiếp tục giới thiệu các sản
phẩm nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn cung ứng cho cửa hàng.
- Xây dựng quy trình sản xuất
sản phẩm nông sản an toàn chuyển giao cho người dân sản xuất.
3. Đề nghị Sở Y tế:
Cử cán bộ chuyên môn tham
gia tổ công tác trong việc kiểm tra, kiểm soát thực phẩm an toàn.
4. Đề nghị UBND huyện, thị
xã, TP. Vĩnh Long:
Sau khi tổng kết, đánh giá
rút kinh nghiệm, tiến hành nhân rộng sang các huyện, thị xã thuộc tỉnh Vĩnh
Long:
UBND cấp huyện hỗ trợ về địa
điểm mở cửa hàng kinh doanh tại địa phương; phối hợp các ngành chuyên môn vận động,
tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát nguồn cung sản phẩm đảm bảo an toàn cho cửa
hàng.
5. Đề nghị Hội doanh nhân
trẻ tỉnh Vĩnh Long:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
cửa hàng tại phường 2 và các huyện thị.
Phối hợp chặt chẽ với Sở
Công thương, các Sở ngành liên quan, UBND cấp huyện chọn nhà cung ứng sản phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Quảng bá cửa hàng…
6.
Đề nghị Cơ quan Báo Vĩnh Long, Đài THVL:
Phối
hợp Sở Công thương đưa tin tuyên truyền quảng bá cửa hàng kinh doanh thực phẩm
an toàn đến người tiêu dùng trong tỉnh.
IV. Kiến nghị đề xuất:
Để
phát triển các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đến các địa phương trong tỉnh,
Sở Công thương kiến nghị UBND tỉnh xin được chuyển nguồn kinh phí 150 triệu đồng
của Đề án tổ chức hệ thống tiêu thụ Nông - Thủy
sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được duyệt sang
thực hiện hỗ trợ kinh phí cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2016./.