Quyết định 2446/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

Số hiệu 2446/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/08/2012
Ngày có hiệu lực 02/08/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Vương Văn Việt
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2446/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ - TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011-2015

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 179/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011; Hướng dn số 2182/BGD&ĐT-GĐT ngày 12/4/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vviệc thực hiện đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1189/TT-SGD-ĐT ngày 09/7/2012 về việc đề nghị phê duyệt kế hoạch củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc Nội trú - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện giáo dục đặc thù; nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, phấn đấu trường phổ thông dân tộc nội trú trở thành trường hàng đầu về chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các dân tộc thiểu số, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú ở miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đến năm 2015, cả tỉnh có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú (THPT: 02; THCS: 11) với khoảng 3.840 học sinh (THPT: 1.080 HS; THCS: 2760 HS), đạt 7% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông trong toàn khu vực được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú.

2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 100% số trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia.

2.3. Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.

2.4. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Nhiệm vụ

3.1.1. Củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú:

- Mở rộng quy mô các trường DTNT để đạt tỷ lệ 7% (hiện tại cấp THCS toàn tỉnh đạt bình quân 6,7%; THPT đạt 2,8%)

- Xây dựng trường THPT DTNT số 2 tại đô thị Ngọc Lặc.

3.1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia:

- Đầu tư hoàn thiện CSVC, thiết bị cho trường THPT DTNT tỉnh tại TP. Thanh Hóa và 11 trường THCS DTNT để đạt các tiêu chí chuẩn trường chuẩn quốc gia:

+ Cải tạo KTX học sinh: 153 phòng (07 trường)

+ Cải tạo phòng học: 32 phòng (04 trường)

+ Xây dựng mới Nhà học bộ môn: 24 phòng (02 trường)

+ Xây dựng Nhà Hiệu bộ (khu hành chính quản trị) cho 06 trường (18 phòng/ trường): 108 phòng.

+ Phòng công vụ cho giáo viên: 30 phòng (03 trường)

[...]