Quyết định 2402/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 2402/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/08/2022
Ngày có hiệu lực 23/08/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Tường Văn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2402/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 23 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG NINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 36/TT-TTr ngày 12/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hanh chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh (quy trình chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy trình nội bộ được phê duyệt, chỉ đạo việc xây dựng, cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công tỉnh theo Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh và Quyết định số 03/2022/QĐ-UBND ngày 20/01/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 15/6/2020; tổ chức thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong các lĩnh vực, dữ liệu, chữ ký số, trực tuyến cấp độ 4.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2902/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Cục KSTTHC, Văn phòng CP (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 4 (để thực hiện);
- V0- V3, KSTT1-5;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KSTT1.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tường Văn

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG NINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2402/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

TRÌNH TỰ/ TÊN TTHC

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

BỘ PHẬN XỬ LÝ

THỜI GIAN GIẢI QUYẾT
(ngày làm việc)

GHI CHÚ
(thẩm quyền phê duyệt)

 

I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH (09 TTHC)

 

1

1

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại

- Tiếp nhận đơn khiếu nại.

- Ban hành văn bản thụ lý, quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.

Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

10 ngày

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 2

Xác minh nội dung khiếu nại

- Ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

- Xác minh nội dung khiếu nại.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.

30 ngày

Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

 

 

Bước 3

Tổ chức đối thoại

- Tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau). Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức phải đối thoại với người khiếu nại.

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 4

Ra quyết định quyết định giải quyết khiếu nại

- Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại.

03 ngày

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

* Lưu ý: Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý

2

2

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại

- Tiếp nhận đơn khiếu nại.

- Ban hành văn bản thụ lý, quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

10 ngày

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 2

Xác minh nội dung khiếu nại

- Ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

- Xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

45-60 ngày

Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

 

 

Bước 3

Tổ chức đối thoại

- Tổ chức đối thoại lần 2.

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 4

Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công khai quyết định giải quyết

- Ban hành và gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 bằng văn bản.

- Công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần 2.

07 ngày

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

* Lưu ý: Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý

3

3

Thủ tục giải quyết tố cáo

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo

- Vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.

 

5-10 ngày

Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

 

 

Bước 2

Thụ lý tố cáo

- Ban hành quyết định thụ lý tố cáo; Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 3

Xác minh nội dung tố cáo

- Ban hành quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo.

- Xác minh nội dung tố cáo.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.

- Dự thảo kết luận nội dung tố cáo.

 

30 ngày

Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

 

 

Bước 4

Kết luận nội dung tố cáo

- Ban hành kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 5

Xử lý kết luận nội dung tố cáo

- Gửi và thông báo về kết luận nội dung tố cáo.

 

 

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

- Tiến hành xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

- Thông báo kết quả xử lý.

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

 

 

Bước 6

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

- Công khai kết luận nội dung tố cáo.

 

07 ngày

Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

- Công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

* Lưu ý: Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

4

4

Thủ tục tiếp công dân

 

 

Bước 1

Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân

- Người tiếp công dân đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình giấy ủy quyền.

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

10 ngày

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

 

 

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ

- Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu.

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

 

 

Bước 3

Thẩm định, trình phê duyệt

- Phân loại, xử lý khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân.

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

 

 

Bước 4

Phê duyệt

- Ban hành văn bản xử lý đơn.

Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 5

Trả kết quả

- Trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản.

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

5

5

Thủ tục xử lý đơn thư

 

 

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

- Cán bộ tiếp nhận đơn và vào sổ công văn đến (hoặc nhập vào máy tính)

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

10 ngày

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

 

 

Bước 2

Thẩm định, trình phê duyệt

- Phân loại và xử lý đơn thư.

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

 

 

Bước 3

Phê duyệt

- Ban hành văn bản xử lý đơn.

Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh; Giám đốc Sở

 

 

Bước 4

Trả kết quả

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn, văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Ban tiếp công dân tỉnh; bộ phận tiếp công dân của Thanh tra tỉnh, các sở

6

6

Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập

 

 

Bước 1

Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP, hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

Văn phòng /Thanh tra

Giờ hành chính (trước ngày 30/12 hàng năm, thời gian không quá 07 ngày)

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh

 

 

Bước 2

Thực hiện việc kê khai

- Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai (quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống tham nhũng 2018) bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

+ Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

- Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập

1. Thời điểm hoàn thành kê khai lần đầu:

Hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ).

- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật PCTN phải hoàn thành việc kê khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.

2. Thời điểm hoàn thành việc kê khai bổ sung:

Kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.

3. Thời điểm hoàn thành việc kê khai hàng năm:

Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

4. Thời điểm hoàn thành việc kê khai phục vụ công tác cán bộ:

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật PCTN 2018 khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác phải hoàn thành kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật PCTN 2018 việc kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.

Người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập

 

 

Bước 3

Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

Văn phòng/Thanh tra; Cán bộ chuyên trách về kê khai tài sản thu nhập (Tiếp nhận bản chính)

20 ngày (kể từ ngày nhận được bản kê khai)

Văn phòng/Thanh tra; Cán bộ chuyên trách về kê khai tài sản thu nhập

 

 

Bước 4

Công khai bản kê khai

+ Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

+ Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

+ Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Văn phòng

30 ngày

Lãnh đạo cơ quan

 

 

* Mu bản kê khai

 

1

Mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP

 

2

Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai bổ sung tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP

7

7

Thủ tục xác minh tài sản, thu nhập

 

 

Bước 1

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP, hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

Cơ quan, đơn vị khu vực Nhà nước/ Phòng được giao nhiệm vụ

05 ngày

Lãnh đạo cơ quan

 

 

Bước 2

Tổ xác minh yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.

Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.

Cơ quan tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước /Cá nhân được xác minh

05 ngày

Tổ trưởng Tổ xác minh

 

 

Bước 3

Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật PCTN;

+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;

+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh.

+ Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.

Cơ quan tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước /Tổ xác minh

30 ngày (trường hợp phức tạp 75 ngày)

Cơ quan tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước /Tổ xác minh

 

 

Bước 4

Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập

Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh;

+ Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;

b) Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;

c) Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Cơ quan tổ chức khu vực Nhà nước, đơn vị /Tổ xác minh

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

Lãnh đạo cơ quan

 

 

Bước 5

Kết luận xác minh tài sản, thu nhập

+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

+ Người ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận xác minh.

+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật PCTN.

Cơ quan tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/ Tổ trưởng Tổ xác minh, Tổ xác minh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

Lãnh đạo cơ quan

 

 

Bước 6

Công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập

+ Công khai Kết luận xác minh.

+ Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 của Luật PCTN.

Cơ quan tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước /Tổ trưởng Tổ xác minh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập.

Lãnh đạo cơ quan

*Lưu ý: Không quá 115 ngày (trong đó thời hạn xác minh là 45 ngày, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày; thời hạn ban hành kết luận là 10 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày; thời hạn công khai kết luận là 05 ngày làm việc)

8

8

Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình

 

 

Bước 1

Gửi Văn bản giải trình

- Người yêu cầu giải trình gửi văn bản yêu cầu giải trình hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình. Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín và phải có chữ ký hoặc Điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình. Trường hợp yêu cầu trực tiếp thì người yêu cầu giải trình phải trình bày rõ nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận.

Người yêu cầu giải trình/cá nhân có trách nhiệm giải trình

01 ngày

Tổ trưng Tổ xác minh

 

 

Bước 2

Tiếp nhận yêu cầu giải trình

Cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.

+ Trường hợp nhiều người đến yêu cầu giải trình trực tiếp về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình.

+ Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

+ Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu

Cơ quan, tổ chức đơn vị khu vực Nhà nước, cá nhân có trách nhiệm giải trình

01 ngày

Tổ trưởng Tổ xác minh

 

 

Bước 3

Thông báo

- Người có trách nhiệm giải trình thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.

Cơ quan, tổ chức đơn vị khu vực Nhà nước, cá nhân có trách nhiệm giải trình

03 ngày

Lãnh đạo cơ quan

9

9

Thủ tục thực hiện việc giải trình

 

 

Bước 1

Thu thập, xác minh thông tin có liên quan

- Thu thập, xác minh thông tin có liên quan

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

05 ngày

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

 

 

Bước 2

Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình

Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

07 ngày

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

 

 

Bước 3

Ban hành văn bản giải trình

- Ban hành văn bản giải trình với các nội dung sau đây: Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình; nội dung yêu cầu giải trình; kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có); các căn cứ pháp lý để giải trình; nội dung giải trình cụ thể.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

 

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

 

 

Bước 4

Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước ban hành văn bản giải trình và gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

03 ngày

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước/cá nhân có trách nhiệm giải trình

* Lưu ý: Không quá 15 ngày kể từ ngày ra Thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần, thời hạn gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình

I

I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN (06 TTHC)

1

1

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại

- Tiếp nhận đơn khiếu nại.

- Ban hành văn bản thụ lý, quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.

Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

10 ngày

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

Bước 2

Xác minh nội dung khiếu nại

- Ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

- Xác minh nội dung khiếu nại.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.

 

30-45 ngày

Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 3

Tổ chức đối thoại

- Tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau). Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức phải đối thoại với người khiếu nại.

 

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

Bước 4

quyết định quyết định giải quyết khiếu nại

- Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại.

 

03 ngày

Chủ tịch UBND cấp huyện

* Lưu ý: Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý

2

2

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại

- Tiếp nhận đơn khiếu nại.

- Ban hành văn bản thụ lý, quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

10 ngày

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

Bước 2

Xác minh nội dung khiếu nại

- Ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

- Xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại lần 2.

 

45-60 ngày

Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 3

Tổ chức đi thoại

- Tổ chức đối thoại lần 2.

 

 

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

Bước 4

Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công khai quyết định giải quyết

- Ban hành và gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 bàng văn bản.

- Công khai quyết định giải quyết khiếu nại lần 2.

 

7 ngày

Chủ tịch UBND cấp huyện

* Lưu ý: Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

3

3

Thủ tục giải quyết tố cáo

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo

- Vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.

Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

5-10 ngày

Thanh tra huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

 

 

ớc 2

Thụ lý tố cáo

- Ban hành quyết định thụ lý tố cáo; Văn bản giao xác minh nội dung tổ cáo.

 

 

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

Bước 3

Xác minh nội dung tố cáo

- Ban hành quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo.

- Xác minh nội dung tố cáo.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.

- Dự thảo kết luận nội dung tố cáo.

 

30 ngày

Thanh tra cấp huyện; phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 4

Kết luận nội dung tố cáo

- Ban hành kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

Bước 5

Xử lý kết luận nội dung tố cáo

- Gửi và thông báo về kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

 

 

- Tiến hành xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp huyện

 

 

 

 

- Thông báo kết quả xử lý.

 

07 ngày

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

 

 

Bước 6

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

- Công khai kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp huyện

* Lưu ý: Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

4

4

Thủ tục tiếp công dân

 

 

Bước 1

Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân

- Người tiếp công dân đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình giấy ủy quyền.

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

10 ngày

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ

- Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu.

 

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 3

Thẩm định, trình phê duyệt

- Phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân.

 

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 4

Phê duyệt

- Ban hành văn bản xử lý đơn.

 

Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh Thanh tra huyện, Trưởng phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 5

Trả kết quả

- Trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản.

 

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

5

5

Thủ tục xử lý đơn thư

 

 

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

- Cán bộ tiếp nhận đơn và vào sổ công văn đến (hoặc nhập vào máy tính)

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

10 ngày

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 2

Thẩm định, trình phê duyệt

- Phân loại và xử lý đơn thư.

 

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 3

Phê duyệt

- Ban hành văn bản xử lý đơn.

 

Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh Thanh tra huyện, Trưởng phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

 

 

Bước 4

Trả kết quả

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn, văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

 

Ban tiếp công dân cấp huyện, Thanh tra huyện; các phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện

6

6

Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập

 

 

Bước 1

Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP, hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

Cơ quan Tổ chức - Nội vụ / Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra

Giờ hành chính (trước ngày 30/12 hằng năm, thời gian không quá 07 ngày)

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

 

 

Bước 2

Thực hiện việc kê khai

- Người có nghĩa vụ kê khai cỏ trách nhiệm kê khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai (quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống tham nhũng 2018) bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

+ Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

- Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập

1. Thời điểm hoàn thành kê khai lần đầu:

Hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ).

- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật PCTN phải hoàn thành việc kê khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.

2. Thời điểm hoàn thành việc kê khai bổ sung:

Kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.

3. Thời điểm hoàn thành việc kê khai hàng năm:

Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

4. Thời điểm hoàn thành việc kê khai phục vụ công tác cán bộ:

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật PCTN 2018 khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cừ giữ chức vụ khác phải hoàn thành kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật PCTN 2018 việc kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.

Người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập

 

 

Bước 3

Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

Cơ quan Tổ chức, nội vụ /Cơ quan Ủy ban Kiểm tra-Thanh tra (Tiếp nhận bản chính)

20 ngày (kể từ ngày nhận được bản kê khai)

Cơ quan Tổ chức, nội vụ /Cơ quan Ủy ban Kiểm tra- Thanh tra

 

 

Bước 4

Công khai bản kê khai

+ Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

+ Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

+ Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn trực thuộc

30 ngày

Lãnh đạo cơ quan

III

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP XÃ (05 TTHC)

1

1

Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại

- Tiếp nhận đơn khiếu nại.

- Ban hành văn bản thụ tý, quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.

UBND cấp xã

10 ngày

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

Bước 2

Xác minh nội dung khiếu nại

- Ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.

- Xác minh nội dung khiếu nại.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.

 

30-45 ngày

UBND cấp xã

 

 

Bước 3

Tổ chức đối thoại

- Tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau). Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức phải đối thoại với người khiếu nại.

 

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

Bước 4

Ra quyết định quyết định giải quyết khiếu nại

- Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại.

 

03 ngày

Chủ tịch UBND cấp xã

* Lưu ý: Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý

2

2

Thủ tục giải quyết tố cáo

 

 

Bước 1

Tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo

- Vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo.

UBND cấp xã

5-10 ngày

UBND cấp xã

 

 

Bước 2

Thụ lý tố cáo

- Ban hành quyết định thụ lý tố cáo; Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

Bước 3

Xác minh nội dung tố cáo

- Ban hành quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo.

- Xác minh nội dung tố cáo.

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.

- Dự thảo kết luận nội dung tố cáo.

 

30 ngày

UBND cấp xã

 

 

Bước 4

Kết luận nội dung tố cáo

- Ban hành kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

Bước 5

Xử lý kết luận nội dung t cáo

- Gửi và thông báo về kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

 

 

- Tiến hành xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

 

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

 

 

- Thông báo kết quả xử lý.

 

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

 

 

Bước 6

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

- Công khai kết luận nội dung tố cáo.

 

07 ngày

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

- Công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo.

* Lưu ý: Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

3

3

Thủ tục tiếp công dân

 

 

Bước 1

Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân

- Người tiếp công dân đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình giấy ủy quyền.

UBND cấp xã

10 ngày

UBND cấp xã

 

 

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ

- Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận thông tin, tài liệu.

UBND cấp xã

 

 

Bước 3

Thẩm định, trình phê duyệt

- Phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân.

UBND cấp xã

 

 

Bước 4

Phê duyệt

- Ban hành văn bản xử lý đơn.

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

Bước 5

Trả kết quả

- Trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản.

UBND cấp xã

4

4

Thủ tục xử lý đơn thư

 

 

Bước 1

Tiếp nhận hồ sơ

- Cán bộ tiếp nhận đơn và vào sổ công văn đến (hoặc nhập vào máy tính)

UBND cấp xã

10 ngày

UBND cấp xã

 

 

Bước 2

Thẩm định, trình phê duyệt

- Phân loại và xử lý đơn thư.

UBND cấp xã

 

 

Bước 3

Phê duyệt

- Ban hành văn bản xử lý đơn.

Chủ tịch UBND cấp xã

 

 

Bước 4

Trả kết quả

Văn bản trả lời, văn bản hướng dẫn, văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

UBND cấp xã

5

5

Thủ tục kê khai tài sản, thu nhập

 

 

Bước 1

Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai được quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP.

+ Cơ quan, tổ chức gửi mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP, hướng dẫn và yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

Công chức Văn phòng

Giờ hành chính (trước ngày 30/12 hằng năm, thời gian không quá 07 ngày)

Lãnh đạo UBND

 

 

Bước 2

Thực hiện việc kê khai

- Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu (02 bản kê khai) và gửi về cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc. Tài sản, thu nhập phải kê khai (quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống tham nhũng 2018) bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

+ Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

+ Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

- Trường hợp bản kê khai không đúng theo mẫu hoặc không đầy đủ về nội dung thì cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu kê khai bổ sung hoặc kê khai lại. Thời hạn kê khai bổ sung hoặc kê khai lại là 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai (bản chính).

1. Thời điểm hoàn thành kê khai lần đầu:

Hoàn thành việc kê khai trước ngày 31/3/2021 (theo hướng dẫn tại công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của Thanh tra Chính phủ).

- Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 Luật PCTN phải hoàn thành việc kê khai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.

2. Thời điểm hoàn thành việc kê khai bổ sung:

Kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm cỏ biến động về tài sản, thu nhập.

3. Thời điểm hoàn thành việc kê khai hàng năm:

Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ phải hoàn thành việc kê khai trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

4. Thời điểm hoàn thành việc kê khai phục vụ công tác cán bộ:

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật PCTN 2018 khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác phải hoàn thành kê khai chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;

- Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật PCTN 2018 việc kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.

Người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập

 

 

Bước 3

Tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai rà soát, kiểm tra bản kê khai và bàn giao 01 bản kê khai cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

Công chức Văn phòng

20 ngày (kể từ ngày nhận được bản kê khai)

Công chức Văn phòng

 

 

Bước 4

Công khai bản kê khai

+ Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

+ Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

+ Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Văn phòng

30 ngày

Lãnh đạo UBND

 

2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ