Quyết định 24/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 24/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/08/2007
Ngày có hiệu lực 18/08/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Lê Thị Quang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 24/2007/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 08 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 08/2006/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010; Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản; Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 06 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Thông tư số 03/2006/TT-BTS ngày 12 tháng 04 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 28/QĐ-BTS ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Thuỷ sản quy định tạm thời về nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương, đơn vị kế hoạch 2006 - 2010 thực hiện dự án thuộc Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, Chương trình phát triển giống thuỷ sản;
Căn cứ Nghị quyết số 95/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVI, kỳ họp thứ 8 về Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 27 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; Kết luận số 19-KL/TU Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (kỳ thứ 17) ngày 17 tháng 4 năm 2007;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1326/TTr-SNN ngày 06 tháng 8 năm 2007 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

1.1- Khai thác hiệu quả lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang, tận dụng mặt nước sông, suối, hồ, ao, các công trình thuỷ lợi để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, nghiên cứu khả năng nhân giống, kỹ thuật nuôi một số loài cá đặc sản của địa phương để ứng dụng vào thực tiễn.

1.2- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng trọng điểm; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức kinh tế hộ gia đình gắn với chế biến, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm theo quy hoạch, nhằm tăng giá trị kinh tế ngành thuỷ sản, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

1.3- Phát triển thuỷ sản phải đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn với công nghiệp bảo quản và chế biến; bảo tồn và phát triển các giống cá đặc sản của địa phương.

1.4- Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển giống thuỷ sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng những vùng nuôi qui mô lớn và cơ sở sản xuất giống; hỗ trợ hoạt động sự nghiệp để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

2. Mục tiêu

2.1- Đến năm 2010: Phát triển thuỷ sản để tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; quản lý phát triển thuỷ sản theo đúng quy hoạch, kế hoạch để có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

2.2- Định hướng đến năm 2020: Phát triển thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế hàng hoá quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung ứng sản phẩm hàng hoá thuỷ sản chất lượng cao cho thị trường trong nước và làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

3. Nhiệm vụ cụ thể

3.1- Đến năm 2010

- Diện tích đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

Trong đó:

10.932 ha,

+ Nuôi trên ao, hồ nhỏ:

1.849 ha;

+ Nuôi trên ruộng trũng, lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả:

411 ha;

(nuôi chuyên thuỷ sản 61 ha; nuôi 1 vụ cá với 1 vụ lúa 85 ha; nuôi xen cá trong lúa 265 ha).

 

+ Nuôi trên hồ chứa, mặt nước lớn:

8.672 ha.

- Số lượng lồng nuôi trên sông, hồ thuỷ điện:

420 lồng.

- Sản lượng nuôi trồng:

5.211 tấn.

- Sản lượng khai thác tự nhiên sông, suối:

150 tấn.

- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản:

trên 76 tỷ đồng.

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn:

11.500 lao động.

- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân năm:

64,6%.

3.2- Định hướng đến năm 2020

a) Giai đoạn 2011 - 2015

- Diện tích đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

Trong đó:

11.410 ha,

+ Nuôi trên ao, hồ nhỏ:

1.950 ha;

+ Nuôi trên ruộng trũng, lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả:

788 ha;

+ Nuôi trên hồ chứa, mặt nước lớn:

8.672 ha.

- Nuôi cá lồng trên sông, hồ thuỷ điện:

960 lồng.

+ Trên sông:

560 lồng.

+ Trên hồ:

400 lồng.

- Sản lượng nuôi trồng:

9.240 tấn.

- Sản lượng khai thác tự nhiên trên sông, suối:

150 tấn.

- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản:

trên 174 tỷ đồng.

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn:

 13.860 lao động.

- Tỷ lệ tăng trưởng diện tích nuôi bình quân/năm:

0,65 %.

- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân/năm:

10,18 %.

- Tỷ lệ tăng trưởng giá trị bình quân/năm:

19,94 %.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

- Diện tích đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

Trong đó:

11.622 ha,

+ Nuôi trên ao, hồ nhỏ:

2.000 ha;

+ Nuôi trên ruộng trũng, lầy thụt trồng lúa kém hiệu quả:

950 ha;

+ Nuôi trên hồ chứa, mặt nước lớn:

8.672 ha.

- Nuôi cá lồng trên sông, hồ thuỷ điện:

1.340 lồng.

+ Trên sông:

740 lồng.

+ Trên hồ:

600 lồng.

- Sản lượng nuôi trồng:

13.910 tấn.

- Sản lượng khai thác tự nhiên sông, suối:

150 tấn.

- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản:

 trên 319 tỷ đồng.

- Tạo việc làm cho lao động nông thôn:

15.000 lao động.

- Tỷ lệ tăng trưởng diện tích nuôi bình quân/năm:

0,38 %.

- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quân/năm:

7,5 %.

- Tỷ lệ tăng trưởng giá trị bình quân/năm:

8,5 %.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ nhỏ

Tổng diện tích ao, hồ nhỏ của tỉnh hiện có là 1.849 ha, trong đó: Huyện Yên Sơn có 505 ha; huyện Hàm Yên có 418 ha; huyện Sơn Dương có 511 ha; huyện Chiêm Hoá có 328 ha; huyện Na Hang có 48 ha; thị xã Tuyên Quang có 39 ha.

1.1- Đến năm 2010: Quy hoạch ổn định theo hiện trạng ở các địa phương, diện tích ao, hồ nhỏ nuôi thuỷ sản 1.849 ha.

1.2- Giai đoạn 2011 - 2015: Khoa học công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tiến bộ, con giống chất lượng tốt, thức ăn chất lượng cao hệ số sử dụng thấp, sử dụng thiết bị kỹ thuật điều chỉnh và xử lý môi trường nên có thể nuôi được mật độ dầy hơn, năng suất nuôi tăng lên; năng suất nuôi cá ao, hồ nhỏ bình quân toàn tỉnh 2,5 tấn/ha; đến năm 2015 diện tích ao, hồ nhỏ nuôi thuỷ sản 1.950 ha.

[...]