THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
112/2004/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TUỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 112/2004/QĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG 6
NĂM 2004 VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIỐNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luặt tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 với những nội
dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU:
- Nâng cao năng lực nghiên cứu,
phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ sản xuất giống để hình thành tập đoàn giống
thủy sản đa dạng, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, phục vụ phát triển nuôi trồng
ở các vùng sinh thái nước ngọt, nước mặn và nước lợ
- Hoàn thiện và từng bước hiện đại
hoá hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hoá nhằm chủ động đáp ứng đủ giống tốt,
kịp thời vụ, đa dạng về giống loài thủy sản nuôi, phục vụ cho phát triển nuôi
trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững.
Các chỉ tiêu phấn đấu đến năm
2010:
- Giống thủy sản nuôi nước lợ, mặn:
35 tỷ con giống tôm, trên 500 triệu con giống giáp xác khác, trên 11 tỷ con giống
nhuyễn thể, khoảng 400 triệu con giống cá biển, trên 6.000 tấn giống rong tảo
biển.
- Giống thủy sản nuôi nước ngọt:
trên 3,5 tỷ con giống tôm càng xanh, trên 700 triệu con giống cá da trơn, trên
500 triệu con giống rô phi đơn tính đực, trên 12 tỷ cá giống khác.
II. NỘI DUNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1. Nâng cấp,
hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các Trung tâm giống thủy sản
a. Đầu tư
xây dựng, hoàn thiện hệ thống Trung tâm quốc gia giống thủy sản:
- Trung tâm quốc gia giống thủy
sản nước ngọt miền Bắc (tại Phú Tảo - Hải Dương).
- Trung tâm quốc gia giống thủy
sản nước ngọt miền Trung (tại Đắk Nông).
- Trung tâm quốc gia giống thủy
sản nước ngọt miền Nam (tại Cái Bè - Tiền Giang).
- Trung tâm quốc gia giống hải sản
miền Bắc (tại Xuân Đán - Cát Bà - Hải Phòng).
- Trung tâm quốc gia giống hải sản
miền Trung (tại Vạn Ninh - Khánh Hoà).
- Trung tâm quốc gia giống hải sản
miền Nam (tại Bà Rịa - Vũng Tàu).
b. Xây dựng
16 Trung tâm giống thủy sản cấp I, gồm: 5 Trung tâm giống hải sản và 11 Trung
tâm giống thủy sản nước ngọt:
- Các Trung tâm giống hải sản cấp
I: xây dựng ở 5 tỉnh ven biển: Đà Nẵng (Hoà Hải), Ninh Thuận (Ninh Phước), Cà
Mau (Hòn Khoai, Tân Ân), Bạc Liêu (Hợp Thành, thị xã Bạc Liêu), Kiên Giang (Phú
Quốc).
- Các Trung tâm giống thủy sản
nước ngọt cấp I: xây dựng theo cụm tỉnh hoặc theo vùng, bố trí tại 11 tỉnh có
diện tích nuôi nước ngọt lớn và có khu hệ thủy sản tự nhiên đặc trưng cho vùng,
bao gồm:
+ Đối với vùng miền núi phía Bắc:
Trung tâm giống thủy sản cấp I tại 4 tỉnh: Sơn La (tại huyện Mai Sơn) phục vụ
các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình; Bắc Giang (tại huyện Lạng Giang) phục vụ
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; Hà Giang (tại huyện Vị Xuyên) phục vụ các tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng; Yên Bái (tại huyện Văn Chấn) phục vụ các tỉnh Yên
Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai.
+ Đối với các tỉnh miền
Trung: Trung tâm giống thủy sản cấp I đặt tại 3 tỉnh: Nghệ An (Yên Lý, Diễn
Châu) phục vụ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Thừa Thiên Huế (Cư Chánh)
phục vụ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Bình Định (Phù Mỹ) phục
vụ các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận và một phần cho các tỉnh Tây Nguyên.
+ Đối với các tỉnh phía Nam:
Trung tâm giống thủy sản cấp I đặt tại 4 tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh (An Hội -
Củ Chi) phục vụ cho các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh; Cần Thơ (Ô Môn) phục vụ các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, một phần tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, một phần tỉnh Bến Tre; An
Giang (Bình Thành - Châu Thành) phục vụ các tỉnh An Giang, một phần tỉnh Kiên
Giang; Đồng Tháp (Tân Nhuận Đông - Châu Thành) phục vụ các tỉnh Đồng Tháp, một
phần tỉnh Long An, một phần tỉnh Vĩnh Long, một phần tỉnh Tiền Giang.
c. Nâng cấp,
xây dựng Trung tâm giống thủy sản của các tỉnh: nâng cấp các trại giống hiện
có, đảm bảo đến năm 2010 mỗi tỉnh có một Trung tâm giống thủy sản để tiếp nhận
và nuôi dưỡng giống mới, tiếp nhận giống gốc, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới
và chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất giống hàng hoá và tham gia sản xuất
giống hàng hoá.
2. Nâng cao
năng lực cho đội ngũ nghiên cứu và sản xuất
- Tăng cường đội ngũ khoa học kỹ
thuật, nghiên cứu viên cho các Viện và Trung tâm nghiên cứu thủy sản, Trung tâm
quốc gia giống thủy sản để có đủ nhân lực đảm nhiệm chức năng phát triển giống
thủy sản, gồm: ưu tiên đào tạo đội ngũ khoa học ở trong và ngoài nước cho các
Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm quốc gia giống thủy sản, Trường
đào tạo có chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
- Đẩy mạnh các hình thức đào tào
về quản lý và kỹ thuật sản xuất giống, nâng cao trình độ sản xuất giống, sản xuất
thức ăn cho giai đoạn ương nuôi con giống cho đội ngũ kỹ thuật, công nhân của
các cơ sở sản xuất; tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho ngư dân, nông
dân sản xuất giống thủy sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế cử người đi
đào tạo, huấn luyện để có những chuyên gia và đội ngũ kỹ thuật giỏi về sản xuất
giống thủy sản.
3. Hình thành
và từng bước hiện đại hoá hệ thống các cơ sở sản xuất giống hàng hoá
Phát triển hệ thống cơ sở sản xuất
giống hàng hoá theo quy hoạch ngành, địa phương, khuyến khích sự tham gia của
các thành phần kinh tế ở những vùng có lợi thế về sản xuất giống và những vùng
nuôi trọng điểm mà điều kiện có thể sản xuất được giống nhằm đáp ứng đủ giống
cho nuôi trồng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.
a. Các cơ sở
sản xuất giống thủy sản nuôi nước lợ, mặn:
Vùng ven biển phía Bắc: phát triển
một số trại sản xuất giống tôm sú, tôm rảo, các đối tượng nước lợ phân bố tự
nhiên của vùng để giải quyết một phần giống tại chỗ, đồng thời các trại này là
nơi tiếp nhận ấu trùng tôm sú đưa từ miền Trung hoặc ấu trùng các đối tượng
khác để ương thành giống lớn. Riêng khu vực biển Quảng Ninh. Hải Phòng khuyến
khích phát triển các trại sinh sản nhân tạo cá biển, các cơ sở ương trứng cá thụ
tinh thành cá giống phục vụ cho các vùng nuôi.
Vùng ven biển miền Trung từ Đà Nẵng
tới Bình Thuận: phát triển sản xuất giống thủy sản hàng hoá cung cấp cho các
vùng nuôi cả nước. Đối tượng sản xuất chính của miền Trung là tôm sú và nhiều
loài thủy sản nước lợ, mặn như cá cam, cá hồng, cá tráp, cua, ghẹ (Đà Nẵng, Quảng
Nam), tôm hùm (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà), cá song, ốc hương (Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Bình Thuận).
Vùng ven biển phía Nam: phát triển
sản xuất giống các loài tôm sú, tôm càng xanh để chủ động một phần giống cho
nhu cầu tại chỗ. Một số tỉnh có bãi bồi cửa sông là điều kiện thuận lợi cho
nhuyễn thể phát triển như Tiền Giang, Bến Tre, cần phát triển cơ sở sản xuất giống
nhuyễn thể nhân tạo, đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi trong vùng, giảm bớt sự khai
thác giống tự nhiên.
b. Các cơ sở
sản xuất giống thủy sản nuôi nước ngọt:
Các tỉnh phía Bắc: với các cơ sở
sản xuất hiện có, nâng cao chất lượng con giống và bổ sung những giống mới đã
được kiểm nghiệm vào cơ cấu giống nuôi; ưu tiên chuyển giao công nghệ chuyển giới
tính rô phi dòng GIFT cho các trại sản xuất giống có quy mô lớn của các thành
phần kinh tế để chủ động sản xuất tại địa phương cung cấp cho các cơ sở ương
thành cá giống.
Các tỉnh miền Trung: phát triển
các điểm ương san giống hoặc xây dựng trại sản xuất cá giống có quy mô phù hợp
với phạm vi phục vụ để duy trì được hoạt động.
Các tỉnh phía Nam: phát triển sản
xuất giống ở tất cả các địa phương. Trước mắt ưu tiên đầu tư nghiên cứu công nghệ
sản xuất giống cá ba sa, tôm càng xanh toàn đực, giống rô phi GIFT đơn tính đực,
các đối tượng bản địa quý hiếm có thể xuất khẩu và các loài cá đồng để nhanh
chóng chuyển giao cho sản xuất đại trà, cung cấp đủ giống cho nuôi xuất khẩu và
phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
Đối với vùng miền núi, vùng Tây
Nguyên: thông qua hoạt động khuyến ngư để phát triển các điểm sản xuất giống
quy mô nhỏ và ương san cá giống ở vùng sâu vùng xa nhằm giải quyết giống tại chỗ
và khôi phục nghề cá hồ chứa.
c. Xây dựng
một số khu sản xuất giống thủy sản tập trung theo hướng công nghiệp:
Các khu sản xuất giống tập trung
được xây dựng ở những vùng có điều kiện thuận lợi và tại các vùng nuôi trọng điểm.
Mỗi khu có thể thành lập từ 200 đến 500 trại giống, công suất mỗi trại 10 triệu
con tôm giống/năm để tạo được số lượng giống thủy sản lớn và thực hiện Quy chế
kiểm dịch, nhãn hàng hoá, công nhận chất lượng trước khi xuất xưởng. Ngoài thời
vụ sản xuất tôm giống các trại còn có thể sản xuất giống nhuyễn thể, ương cá biển,
các đối tượng giáp xác khác.
Trước mắt, từ năm 2004 - 2006 hỗ
trợ đầu tư xây dựng một số khu sản xuất giống thủy sản nước lợ mặn tập trung:
- Khu sản xuất giống tập trung
Cam Lập - Cam Ranh - Khánh Hoà.
- Khu sản xuất giống tập trung
Ninh Hải - Ninh Thuận.
- Khu sản xuất giống tập trung
Ngọc Hiển - Cà Mau.
- Khu sản xuất giống tập trung
Phú Quốc - Kiên Giang.
- Khu sản xuất giống tập trung
Hiệp Thành - Bạc Liêu.
- Khu sản xuất giống tập trung tại
Quảng Nam.
4. Tăng cường
công tác quản lý giống thủy sản
- Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường
năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh ở tất cả
các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, công nhận tiêu chuẩn
giống gốc, tiêu chuẩn đàn bố mẹ, thực hiện quy định về nhãn hàng hoá để đảm bảo
giống có chất lượng tốt, nuôi có năng suất cao, giảm thiểu dịch bệnh.
- Xây dựng và ban hành các tiêu
chuẩn ngành về trại sản xuất giống, điều kiện sản xuất giống và chất lượng con
giống.
- Cung cấp đàn thủy sản bố mẹ
dòng thuần cho các trại sản xuất giống.
- Triển khai các quy hoạch khu sản
xuất giống tập trung, quy mô lớn và quy hoạch phát triển trại giống của các địa
phương và áp dụng các quy định về công nhận chất lượng.
- Tổ chức cảnh báo về môi trường
dịch bệnh cho các nhà sản xuất.
5. Tổ chức thực
hiện các đề án, dự án phát triển giống thủy sản.
- Đề án "Phát triển công
nghệ nuôi thành thục tôm sú bố mẹ và sản xuất giống có chất lượng cao"
Mục tiêu: hoàn thiện công nghệ tạo
tôm sú bố mẹ đảm bảo chất lượng.
- Đề án "Phát triển đa dạng
các đối tượng tôm nuôi nước lợ".
Mục tiêu: tạo được công nghệ sản
xuất giống cặp đối tượng tôm nước lợ nhằm đa dạng tập đoàn giống nuôi, tận dụng
tối đa quỹ đất. Các đối tượng được ưu tiên phát triển giống: tôm rảo (M.ensis),
tôm he mùa (P.merguiensis), tôm nương (P.onentalis), tôm he chân trắng (Penaeus
vannamei), tôm vằn (P.semisulcatus), tôm he Nhật Bản (P.raponicus), tôm he Ấn Độ
(Penaeus indicus).
- Đề án "Phát triển công
nghệ sản xuất giống một số loài cá biển có giá trị kinh tế (cá song, cá giò, cá
sủ hồng, cá măng, cá vược, cá nhụ...)".
Mục tiêu: hoàn thiện quy định
công nghệ sản xuất giống một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao; xây dựng
được đàn cá bố mẹ hậu bị đảm bảo cung cấp trứng thụ tinh, cá bột cho các năm
sau.
- Đề án "Phát triển công
nghệ sản xuất giống một số loài nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, điệp, tu hài, hàu,
ốc hương, bào ngư,...)"
Mục tiêu: tạo công nghệ sản xuất
giống để chủ động cung cấp giống các đối tượng nhuyễn thể nuôi vùng cửa sông,
bãi bồi và bãi ngang ven biển.
- Đề án "Phát triển công
nghệ sản xuất giống một số loài giáp xác đặc sản thuộc họ cua, ghẹ, tôm
hùm".
Mục tiêu: hoàn thiện công nghệ sản
xuất giống một số loài giáp xác đặc sản thuộc họ cua, ghẹ, tôm hùm.
- Đề án "Phát triển công
nghệ sản xuất giống một số loại rong biển có giá trị kinh tế (rau câu chỉ vàng,
rong sụn,...)".
Mục tiêu: tuyển chọn giống thuần
một số loài rong câu, rong sụn có hàm lượng agar, Canageenan và sức đông cao.
Phát triển công nghệ sản xuất giống rong biển ở quy mô công nghiệp chủ động
cung cấp giống cho sản xuất.
- Đề án "Phát triển công
nghệ sản xuất giống cá ba sa"
Mục tiêu: hoàn thiện công nghệ sản
xuất giống cá ba sa để có thể sản xuất đủ giống cho nhu cầu nuôi xuất khẩu.
- Đề án "Phát triển công
nghệ sản xuất giống tôm càng xanh và tôm càng xanh toàn đực".
Mục tiêu: tạo được công nghệ sản
xuất giống để xã hội hoá việc sản xuất giống tôm càng xanh và tôm càng xanh
toàn đực.
- Đề án "Phát triển công
nghệ sản xuất giống cá rô phi".
Mục tiêu: đảm bảo có đủ đàn cá bố
mẹ và chuyển giao công nghệ cho các thành phần kinh tế sản xuất được giống rô
phi có tốc độ sinh trưởng nhanh nuôi ở các vùng nước ngọt, lợ, mặn.
- Đề án "Phát triển
công nghệ sản xuất giống và bảo tồn một số loài cá bản địa có giá trị kinh tế
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng (anh vũ, dầm xanh, lăng, cá hô, cá tra dầu, bông
lau, chìa vôi, bống kèo, chình, diếc gù, trê vàng, rô đồng".
Mục tiêu: tạo được công nghệ sản
xuất giống các loài cá bản địa có giá trị kinh tế để cung cấp con giống cho nghề
nuôi và thả giống bổ sung cho vào môi trường tự nhiên.
- Đề án "Nâng cao phẩm giống
một số loài cá nuôi nước ngọt chủ lực".
Mục tiêu: nâng cao chất lượng phẩm
giống các đối tượng cá nuôi nước ngọt truyền thống đã chọn lọc được (nhóm cá
chép Ấn Độ, trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi, chép, rô phi mosambica) nhằm nâng
cao năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi.
- Đề án "Phát triển giống
thủy sản làm cảnh".
Mục tiêu: tạo công nghệ sản xuất
giống và sản xuất đủ giống cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Đề án "Đào tạo nguồn nhân
lực chuyên về giống thủy sản".
Mục tiêu: hình thành đội ngũ
khoa học kỹ thuật có đủ năng lực quản lý, nghiên cứu các vấn đề khoa học về giống
và những nhà sản xuất giống có kiến thức khoa học, trình độ chuyên môn, tay nghề
cao.
III. MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHỦ YẾU
1. Về chính
sách
- Tiếp tục thực hiện Quyết định
số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010 và Quyết định số
103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản.
- Trong quá trình thực hiện
Chương trình, tiếp tục nghiên cứu đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
các chính sách bổ sung kịp thời phù hợp với thực tiễn để khuyến khích các nguồn
lực xã hội tham gia phát triển giống, áp dụng các công nghệ giống tiên tiến và
chủ động sản xuất giống hàng hoá đáp ứng với nhu cầu thị trường.
- Các địa phương căn cứ điều kiện
cụ thể tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia phát triển giống và sản xuất giống thủy sản cung cấp tại chỗ cho
nhu cầu phát triển nuôi trồng.
2. Về đầu tư
và tín dụng
a. Vốn ngân sách:
- Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ
đầu tư thực hiện các nội dung:
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
các Trung tâm quốc gia giống thủy sản, hỗ trợ xây dựng Trung tâm giống thủy sản
cấp I, hỗ trợ một phần cho xây dựng Trung tâm giống thủy sản của các địa phương
miền núi kinh tế còn khó khăn, thu ngân sách thấp (các tỉnh đồng bằng có thể sử
dụng nguồn vốn hàng năm của chương trình giống vật nuôi cây trồng), hỗ trợ xây
dựng công trình hạ tầng thiết yếu của các khu sản xuất giống thủy sản tập trung
(đường giao thông, hệ thống cung cấp nước cho sản xuất giống và xử lý nước thải,
thiết bị kiểm định chất lượng giống).
+ Nghiên cứu khoa học
công nghệ để triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển giống thủy sản đã
được xác định trong nội dung chương trình và các hoạt động nghiên cứu khoa học
cơ bản về phát triển giống (di truyền, chọn giống, di giống, thuần hóa giống thủy
sản) và các hoạt động khoa học khác về giống.
+ Hiện đại hoá một số phòng thí
nghiệm ở các Viện và Trung tâm nghiên cứu thủy sản, Trung tâm quốc gia giống thủy
sản.
+ Hoạt động khuyến ngư về
giống thủy sản của Trung tâm khuyến ngư quốc gia.
+ Đào tạo nguồn nhân lực
chuyên sâu về giống thủy sản của các Viện và Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm quốc
gia giống thủy sản và phát triển thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ nghiên cứu,
sản xuất giống.
- Vốn ngân sách địa phương: cùng
với nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, ngân sách địa phương đầu tư: xây dựng hoàn
thiện Trung tâm giống thủy sản cấp I (theo quy hoạch) hoặc xây dựng Trung tâm
giống thủy sản của tỉnh; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về
giống; hỗ trợ tài chính cho sản xuất giống gốc, đàn bố mẹ; đào tạo nguồn nhân lực
về lĩnh vực giống thủy sản ở địa phương.
b. Các nguồn vốn khác:
- Tín dụng thương mại đáp ứng đủ
cho nhu cầu vay của các thành phần kinh tế thực hiện các dự án phát triển giống
và sản xuất kinh doanh giống thủy sản đã được phê duyệt theo cơ chế hiện hành.
- Vốn huy động của các thành phần
kinh tế: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, liên doanh liên kết để
phát triển nhanh sản xuất giống thủy sản hàng hoá.
- Vốn đầu tư nước ngoài: thông
qua các dự án trực tiếp đầu tư nước ngoài FDI vào lĩnh vực sản xuất giống, các
dự án hỗ trợ phát triển ODA và các dự án của AIT, DANIDA, NORAD,... tư vấn
trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công
nghệ.
3. Về hợp tác
quốc tế
Khuyến khích việc liên doanh với
các nhà đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu bảo tồn giống gốc, phát triển giống
thủy sản quý hiếm; đưa giống mới và tiến bộ khoa học công nghệ giống thủy sản từ
nước ngoài vào áp dụng trong nước.
Tăng cường quan hệ và hợp tác quốc
tế về nghiên cứu khoa học, di truyền, chọn giống, chuyển giao công nghệ, chuyển
đổi giới tính và tranh thủ sự tài trợ của các nước và tổ chức quốc tế để đào tạo
nâng cao năng lực cán bộ.
4. Về khoa học
công nghệ
Trong những năm trước mắt, hoàn
thiện các quy trình sản xuất giống tốt, giống sạch bệnh một số đối tượng có nhu
cầu cao và đã nắm vững công nghệ; khẩn trương hoàn thiện quy trình công nghệ sản
xuất nhân tạo với những đối tượng nuôi có triển vọng phát triển cao; tập trung
nghiên cứu về các bệnh của thủy sản thường gặp và cách phòng trừ dịch bệnh
Chú trọng và ưu tiên đào tạo cán
bộ đầu ngành có chuyên môn sâu, giỏi về lĩnh vực thủy sản nói chung và về giống
thủy sản nói riêng.
Tập trung xây dựng để sớm ban
hành các tiêu chuẩn ngành về quy trình công nghệ sản xuất giống, về trại giống
và khu sản xuất giống tập trung; các văn bản pháp quy quản lý hoạt động sản xuất
giống và quản lý chất lượng giống.
5. Về công
tác khuyến ngư
Nhanh chóng chuyển giao công nghệ
sản xuất giống đã nghiên cứu thành công trong nước như: kỹ thuật ương giống cá
biển, sản xuất giống rô phi đơn tính đực, sản xuất giống nhuyễn thể, giáp xác:
xây dựng các mô hình trình diễn về ương cá giống ở miền núi v:v... để nhân giống
ra sản xuất giống đại trà.
Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm để
nhập công nghệ sản xuất giống, giống mới có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu
quả kinh tế và góp phần làm phong phú tập đoàn giống nuôi.
Tăng cường tập huấn về kỹ thuật
sản xuất giống, về bảo đảm môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; phát hành ấn phẩm
tuyên truyền, phổ biến trao đổi kinh nghiệm rộng rãi cho nông, ngư dân.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Thủy sản là cơ quan đầu mối
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương để tổ chức thực
hiện Chương trình; chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống
giống quốc gia và thực hiện các đề án, dự án phát triển giống thủy sản, chỉ đạo
và hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch và phát triển hệ thống giống
theo quy hoạch; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong quy hoạch, xây dựng
và quản lý các khu bảo tồn biển, bảo tồn giống gốc, phát triển đàn thủy sản bố
mẹ; sơ kết, tổng kết hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hàng
năm và các nguồn vốn khác để thực hiện Chương trình có hiệu quả.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chỉ đạo các ngân hàng thương mại hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp các thành phần kinh tế được tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển sản xuất.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng và triển khai quy hoạch
chi tiết, tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển giống thủy sản
trong địa bàn, ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở sản xuất giống và
khuyến khích phát triển sản xuất giống thủy sản ở địa phương.
5. Các hội nghề nghiệp và tổ chức
đoàn thể: Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản, Hội Nông
dân Việt Nam, các hội nghề nghiệp khác, các đoàn thể chính trị - xã hội theo chức
năng của mình tuyên truyền, hướng dẫn vận động hội viên và nông ngư dân thực hiện
Chương trình Phát triển giống thủy sản theo đúng định hướng và mục tiêu.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ Thủy sản có trách nhiệm hướng
dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định.