Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2392/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2023 của cơ quan Thanh tra tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 2392/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/11/2022
Ngày có hiệu lực 18/11/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Lữ Quang Ngời
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2392/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 18 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2023 CỦA CƠ QUAN THANH TRA TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Điều 36 Luật Thanh Tra, ngày 15/11/2010;

Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-TTCP, ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;

Căn cứ Công văn số 1831/TTCP-KHTH, ngày 13/10/2022 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2023;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 64/TTr-TT ngày 14/11/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2023 của cơ quan Thanh tra tỉnh (kèm theo Kế hoạch số 42/KH-TT ngày 14/11/2022 của Chánh Thanh tra tỉnh).

Điều 2. Giao Chánh Thanh tra tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thanh tra Chính phủ (thay b/c);
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- LĐVP.UBND tỉnh;
- Ban TCD-NC;
- Lưu: VT, 2.14.05.

CHỦ TỊCH




Lữ Quang Ngời

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
THANH TRA TỈNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/KH-TT

Vĩnh Long, ngày 14 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THANH TRA NĂM 2023

Căn cứ Điều 36 Luật Thanh tra năm 2010 và Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ về quy định xây dựng, phê duyệt chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;

Căn cứ công văn số 1831/TTCP-KHTH, ngày 13/10/2022 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2023.

Thanh tra tỉnh xây dựng Kế hoạch công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2023, tập trung vào các nội dung, nhiệm vụ cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Các hoạt động thanh tra bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành. Tiếp tục đổi mới phương pháp tiến hành thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, bảo đảm tiến độ các cuộc thanh tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương phát sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận có nhiều ý kiến; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng. Bên cạnh việc tiến hành thanh tra, cần chú trọng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng. Thực hiện nghiêm và đúng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành; phối hợp chặt chẽ trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định Luật và các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài; vận hành đồng bộ, hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo theo quy định.

3. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật và Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phòng, chống tham nhũng; quan tâm triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước; các biện pháp về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về phòng, chống tham nhũng.

4. Nâng cao năng lực và đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

[...]