Quyết định 2355/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và Tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định
Số hiệu | 2355/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/07/2015 |
Ngày có hiệu lực | 02/07/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Trần Thị Thu Hà |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2355/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 02 tháng 7 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công nghệ cao số 21/2008 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1517/TTr-SNN ngày 27/5/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và Tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định (Nội dung chi tiết kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, Chủ tịch UBDN các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT.CHỦ
TỊCH |
TIÊU CHÍ KHU SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
VÀ TIÊU CHÍ KHU NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 02/7/2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định)
Quy định này áp dụng cho các nhà đầu tư vào Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát và Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ; xã Cát Hải, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
2. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống thủy sản là ứng dụng công nghệ sinh học, bảo đảm an toàn sinh học; công nghệ gia hóa, di truyền, chọn giống.
3. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản thương phẩm là việc ứng dụng các công nghệ vi sinh, sử dụng kỹ thuật hệ thống tuần hoàn nước (RAS), Biofloc hoặc kỹ thuật tương đương.
4. Cơ sở sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao là nơi diễn ra hoạt động sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao do nhà đầu tư thực hiện.
5. Cơ sở nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao do nhà đầu tư thực hiện.
6. Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có dự án đầu tư vào Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao.
7. Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (gọi tắt là VietGAP) là văn bản quy định những nguyên tắc và yêu cầu cần áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.