Quyết định 1394/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
Số hiệu | 1394/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/07/2015 |
Ngày có hiệu lực | 16/07/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Lê Văn Nưng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1394/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 16 tháng 7 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT THỦY SẢN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2015 – 2016
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 27/3/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch kinh phí hoạt động Ban điều hành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2015;
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu thực hiện:
- Phát triển sản xuất thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, giá trị, đạt hiệu quả cao. Phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ trong ngành thủy sản; đặc biệt ứng dụng chuyển giao, hợp tác nghiên cứu các công nghệ cao trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đồng thời, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Đến năm 2020 tăng giá trị thu nhập trên 01 ha diện tích nuôi thủy sản trong 01 năm có ứng dụng công nghệ cao tăng ít nhất từ 30% so với thời điểm năm 2012.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2016 có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là 331 ha, trong đó:
+ Cá tra khoảng 170 ha tương ứng với sản lượng đạt khoảng 76.500 tấn.
+ Tôm càng xanh khoảng 100 ha tương ứng với sản lượng 250 tấn.
+ Cá lóc khoảng 27 ha tương ứng với sản lượng 5.400 tấn.
+ Cá sặc rằn khoảng 5 ha tương ứng với sản lượng 150 tấn.
+ Cá điêu hồng, lươn khoảng 9 ha tương ứng với sản lượng 3.600 tấn.
+ Sản xuất giống: 20 ha.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu cho nhóm sản phẩm thủy sản ứng dụng theo hướng công nghệ cao đến năm 2016 đạt khoảng 35 triệu USD.
2. Nội dung thực hiện:
a) Xây dựng tổ chuyên trách và triển khai Kế hoạch thực hiện quy hoạch cho sản phẩm thủy sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh giai đoạn 2015 - 2016.
- Kiện toàn nhân sự tổ chuyên trách phụ trách về xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện và đánh giá hiệu quả của Chương trình sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh giai đoạn 2015 - 2016 và giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030; giúp Ban điều hành thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh về việc điều chỉnh, hoàn chỉnh nội dung các Quy hoạch, Kế hoạch phát triển vùng thủy sản ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở tham vấn, lấy ý kiến các sở, ban, ngành, đoàn thể, người sản xuất và doanh nghiệp, đảm bảo nội dung kế hoạch phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Xây dựng kinh phí triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch và kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch.
b) Khảo sát hiện trạng vùng quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, đánh giá tiềm năng lợi thế của từng vùng, hoạch định kế hoạch và lộ trình cụ thể cho các vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng bộ phiếu phỏng vấn thu thập thông tin đảm bảo các thông tin theo yêu cầu của Kế hoạch triển khai thực quy hoạch (576 phiếu): Thực hiện tại 08 huyện, bình quân mỗi huyện là 72 phiếu.
c) Tổ chức Hội thảo khoa học (70 đại biểu): Nhằm trưng cầu ý kiến của các chuyên gia thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học về các định hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao cho một số đối tượng thủy sản chủ lực như: cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh và cá lóc.
d) Công tác hỗ trợ đẩy mạnh chương trình gắn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2015 - 2016.
- Tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất hiệu quả (02 chuyến/30 người): Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật, và nông dân tiên tiến có điều kiện tham quan học tập, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm các mô hình sản xuất thủy sản hiệu quả, ứng dụng công nghệ.
- Tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại: Nhằm tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu thụ (60 người).