BỘ
CÔNG NGHIỆP
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
|
Số:
232/2003/QĐ-BCN
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CẤM VŨ KHÍ HOÁ HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số
55/2003/NĐ-CP ngày 28 ngày 5 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 76/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản
xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học và Phá huỷ các loại vũ khí này (Công ước
Cấm vũ khí hoá học);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ
chức và hoạt động của Tổ công tác liên ngành thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá
học.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày
kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, các thành
viên của Tổ Công tác liên ngành thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng,
Công an, Tài chính, Thương mại, Tư pháp, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên và
Môi trường, Văn Phòng Chính phủ;
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Công báo;
- Lưu VP, PC, HTQT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân
Thúy
|
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH THỰC HIỆN
CÔNG ƯỚC CẤM VŨ KHÍ HOÁ HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 232/2003 /QĐ-BCN ngày 24 tháng 12 năm
2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 1. Quy chế này quy định
về tổ chức và hoạt động của Tổ công tác liên ngành thực hiện Công ước Cấm vũ
khí hoá học nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện các nghĩa vụ của nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam tham gia Công ước này.
Điều 2. Trong Quy chế những
từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ước
được hiểu là Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học
và Phá huỷ các loại vũ khí này (Công ước Cấm vũ khí hoá học) được mở ký
ngày 13 tháng 1 năm 1993 và được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký Quyết định phê duyệt ngày 24 tháng 8 năm 1998 và có hiệu lực đối với Việt
Nam sau 30 ngày kể từ ngày ký .
2. Tổ chức
Công ước được hiểu là Tổ chức Cấm vũ khí hoá học do các Quốc gia thành viên của
Công ước thành lập.
3. Tổ công
tác được hiểu là Tổ công tác liên ngành thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học gồm
các đại diện của các Bộ: Công nghiệp, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tài
chính, Thương mại, Tư pháp, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường
và Văn phòng Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 76/2002/QĐ-TTg ngày
14/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác thực hiện Công
ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học và Phá huỷ các
loại vũ khí này.
4. Thành viên
Tổ công tác gồm các chức danh Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng và các tổ viên.
1. Tổ công
tác gồm:
a- Tổ
trưởng là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp
b- Bốn Phó
Tổ trưởng là cán bộ cấp Cục, Vụ (hoặc tương đương) đại diện các Bộ: Ngoại giao,
Quốc phòng, Công an và Thương mại;
c- Các
tổ viên là cán bộ đại diện các Bộ: Công nghiệp, Ngoại giao, Quốc phòng, Công
an, Tài chính, Thương mại, Tư pháp, Khoa học-Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường
và Văn phòng Chính phủ.
2. Tổ Công
tác có bộ phận thường trực đặt tại Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Công nghiệp. Nhân sự của
bộ phận Thường trực đồng thời là tổ viên của tổ công tác do Tỏ trưởng Tổ Công
tác Quyết định.
Tham mưu, đề
xuất giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có liên quan phối hợp thực hiện Công ước.
Điều 5. Nhiệm vụ của Tổ Công tác
1. Xây dựng chương
trình, kế hoạch thực hiện Công ước trình Chính phủ Quyết định.
2. Theo dõi,
tổng hợp, xử lý các báo cáo về tình hình thực hiện Công ước, trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt trước khi chính thức gửi cho Tổ chức Công ước.
3. Nghiên cứu soạn thảo
các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện Công
ước, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét,
Quyết định ban hành.
4. Nghiên cứu
trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý những vấn đề phát sinh vượt thẩm
quyền trong quá trình thực hiện Công ước.
Chương 3:
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA TỔ CÔNG TÁC
Điều 6. Tổ trưởng, Phó
Tổ trưởng và tổ viên của Tổ Công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và có
trách nhiệm sau
1. Tổ trưởng
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ tướng Chính phủ về toàn
bộ các hoạt động thực hiện Công ước liên quan đến Việt Nam và điều hành các hoạt
động của Tổ Công tác.
2. Phó Tổ trưởng và tổ viên chịu
trách nhiệm thực hiện đúng những nhiệm vụ mà Tổ công tác giao như: tham gia đầy
đủ các cuộc họp của Tổ Công tác; tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch triển
khai thực hiện Công ước, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định hoặc
hướng dẫn thực hiện Công ước; là đầu mối xử lý, báo cáo với Thủ trưởng cơ quan
nơi mình công tác để giải quyết các công việc liên quan đến việc thực hiện các
nghĩa vụ, quy định của Công ước thuộc phạm vi, lĩnh vực Bộ hoặc Cơ quan được
giao quản lý; báo cáo với Thủ trưởng cơ quan nơi mình công tác về hoạt động của
Tổ công tác và việc tham gia của mình vào công việc hoạt động của Tổ. Danh mục
những nội dung công việc theo quy định của Công ước liên quan đến các Bộ hoặc
Cơ quan nêu tại Phụ lục kèm theo.
Điều 7. Bộ phận thường trực là
Cơ quan giúp việc của Tổ trưởng và Tổ công tác, chịu sự chỉ đạo và phân công trực
tiếp của Tổ trưởng. Bộ phận thường trực có các trách nhiệm cụ thể như sau:
1. Đầu mối
giao dịch giữa Việt Nam với Tổ chức Công ước và các Quốc gia thành viên;
2. Đầu mối
phối hợp với các Bộ và Cơ quan có liên quan thực hiện các nghĩa vụ của Việt
Nam theo quy định của Công ước;
3.Quản lý,
lưu giữ và ban hành các tài liệu, thông tin liên quan đến giao dịch giữa Việt
Nam và Tổ chức Công ước, giữa các Bộ ngành có liên quan theo chế độ tài liệu mật;
cung cấp các thông tin về việc thực hiện Công ước cho các thành viên Tổ công
tác để có thể hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
Điều 8. Tuỳ theo nội
dung, tính chất của từng công việc cụ thể liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ
Công ước và chức năng, nhiệm vụ của Bộ hoặc Cơ quan tham gia, Tổ trưởng Tổ công
tác sẽ phân công tổ viên tương ứng tham gia thực hiện.
Định
kỳ 6 tháng và kết thúc năm, Tổ trưởng Tổ công tác triệu tập cuộc họp toàn
thể để kiểm điểm, đánh giá hoạt động của Tổ công tác và đề ra biện pháp và kế
hoạch hoạt động của Tổ công tác trong thời gian tiếp theo. Trường hợp phát sinh
các vấn đề đột xuất, Tổ trưởng Tổ công tác có quyền triệu tập cuộc họp bất thường
để thảo luận và quyết định các biện pháp giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền,
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Điều 9. Kinh phí phục vụ cho hoạt
động của Tổ Công tác và kinh phí đóng góp niêm liễm hàng năm cho tổ chức Công
ước được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công nghiệp.
Điều 10. Các Bộ và cơ quan tham gia Tổ Công tác căn cứ vào nhu cầu
công việc thực hiện Công ước của Bộ hoặc cơ quan mình lập dự toán hàng năm gửi
cho Bộ Công nghiệp chậm nhất vào ngày 01 tháng 7 hàng năm để tổng hợp trình duyệt
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 11. Kinh phí phải được
chi theo đúng dự toán và quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước. Trường hợp
xuất hiện nhu cầu chi đột xuất theo yêu cầu của tổ chức Công ước, các Bộ
hoặc cơ quan tham gia thực hiện Công ước phải kịp thời gửi yêu cầu để Bộ Công
nghiệp xin bổ sung kinh
phí.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Các thành viên của Tổ
Công tác có trách nhiệm thi hành quy chế này; Trong quá trình hoạt động nếu gặp
khó khăn vướng mắc cần báo cáo Tổ trưởng Tổ Công tác để xem xét, giải quyết.
Quy chế này
được xem xét, điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện.
Quy chế này có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo./.
PHỤ LỤC
(kèm theo Quy chế
về tổ chức và hoạt động của Tổ Công tác liên ngành thực hiện Công ước Cấm vũ
khí hoá học)
DANH MỤC NHỮNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC THEO QUY ĐỊNH
CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ HOẶC CƠ QUAN
I. BỘ CÔNG NGHIỆP
Là cơ quan đầu mối Quốc gia phối hợp với
các Bộ hoặc Cơ quan liên quan thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học;
Chủ trì việc xây dựng chương trình, kế hoạch
triển khai thực hiện Công ước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Chủ trì trong công tác khai báo theo quy định
của Công ước và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định hoặc hướng
dẫn việc thực hiện Công ước;
Quản lý các hoạt động đầu tư, sản xuất của
ngành công nghiệp hoá chất tuân thủ theo đúng các quy định của Công ước;
Giải quyết kinh phí hàng năm cho hoạt
động của Tổ công tác và niên liễm đóng góp cho Tổ chức Công ước.
II. BỘ NGOẠI GIAO
Hỗ trợ Tổ Công tác về đối ngoại trong quá
trình thực hiện Công ước đảm bảo quán triệt tốt đường lối chính trị đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta;
Hỗ trợ Tổ Công tác về đối ngoại
trong giao dịch của Việt Nam với Tổ chức Công ước và các Quốc gia thành viên của
Tổ chức Công ước;
Hỗ trợ Tổ Công tác xây dựng chương trình,
kế hoạch triển khai thực hiện Công ước;
Tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm
pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện Công ước;
Phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an
quản lý việc xuất nhập cảnh đối với các quan chức, nhân viên, thanh sát viên và
trợ lý thanh sát viên của Tổ chức Công ước vào làm việc tại Việt Nam.
III. BỘ QUỐC PHÒNG
Hỗ trợ Tổ Công tác trong quá trình thực hiện
Công ước nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và quốc phòng;
Cung cấp các thông tin liên quan đến các
phương tiện chiến tranh chứa hoá chất CS do Mỹ bỏ lại sau chiến tranh đã
được Việt Nam xử lý theo các nội dung khai báo ban đầu với Tổ chức Công ước;
Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan thực hiện các công tác khảo sát, điều tra chuẩn bị địa điểm
và nội dung làm việc với các đoàn vào của Tổ chức Công ước đảm bảo an ninh quốc
gia và quốc phòng.
Hỗ trợ Tổ Công tác xây dựng chương trình,
kế hoạch triển khai thực hiện Công ước;
Tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm
pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện Công ước;
Cung cấp thông tin về hoạt động xuất khẩu
hoặc nhập khẩu các hoá chất Bảng theo qui định của Công ước (nếu có);
Phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Công an
quản lý việc xuất nhập cảnh đối với các quan chức, nhân viên, thanh sát viên và
trợ lý thanh sát viên của Tổ chức Công ước vào làm việc tại Việt Nam.
IV. BỘ CÔNG AN
Hỗ trợ Tổ Công tác trong quá trình thực hiện
Công ước nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ trì công
tác đảm bảo an ninh các đoàn của Tổ chức Công ước vào làm việc tại Việt Nam.
Hỗ trợ Tổ Công tác xây dựng chương trình,
kế hoạch triển khai thực hiện Công ước;
Tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm
pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện Công ước;
Cung cấp thông tin liên quan đến hoá chất
chống bạo loạn theo quy định của Công ước;
Phối hợp cung cấp thông tin về hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu các hoá chất Bảng theo quy định của Công ước (nếu có);
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao
và Quốc phòng quản lý việc xuất nhập cảnh đối với các quan chức, nhân viên,
thanh sát viên và trợ lý thanh sát của Tổ chức Công ước vào Việt Nam thừa hành
công vụ.
V. BỘ THƯƠNG MẠI
1. Hỗ trợ công tác soạn thảo các văn bản
quy phạm pháp luật, các quy định và hướng dẫn quản lý xuất nhập khẩu các hoá chất
Bảng theo quy định của Công ước;
2. Hỗ trợ công tác quản lý xuất nhập khẩu
các hoá chất Bảng theo quy định của Công ước.
3. Hướng dẫn việc tạm nhập tái xuất các
thiết bị của các quan chức, nhân viên, thanh sát viên và trợ lý thanh sát viên
của Tổ chức Công ước mang vào làm việc tại Việt Nam.
VI. BỘ TÀI CHÍNH
Đảm bảo kinh phí hoạt động hàng năm của Tổ
Công tác và niên liễm đóng góp hàng năm cho Tổ chức Công ước;
Theo dõi và giải quyết kịp thời về các nhu
cầu tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện Công ước;
Tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm
pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện Công ước.
Giải quyết thủ tục nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất các thiết bị do các quan chức, nhân viên, thanh sát viên và trợ lý thanh
sát viên của Tổ chức Công ước mang vào Việt Nam với mục đích thừa hành công vụ.
VII. BỘ TƯ PHÁP
1. Tư vấn và hỗ trợ Tổ công tác trong việc
rà soát, đối chiếu lại các văn bản quy phạm pháp luật trong nước với các quy định
của Công ước để có kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với Công ước;
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan soạn thảo các văn bản pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện
Công ước, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, ban hành.
VIII. BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Hỗ trợ Tổ công tác thực hiện các nghĩa
vụ Công ước thuộc lĩnh vực Bộ quản lý.
2. Tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm
pháp luật nhằm quy định hoặc hướng dẫn việc thực hiện Công ước.
3. Cung cấp thông tin liên quan đến hoá chất
độc hại.
IX. VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
1. Theo dõi, tư vấn và hỗ trợ Tổ công tác
trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ Công ước.
2. Hỗ trợ Tổ công tác kịp thời báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.