Quyết định 230/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 230/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/10/2006 |
Ngày có hiệu lực | 16/10/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Nguyễn Hoàng Sơn |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 230/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 06 tháng 10 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề;
Căn cứ Thông tư số 01/2002/TT-BLĐTBXH ngày 04/01/2002 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề;
Căn cứ Thông tư số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/05/2005 của liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/04/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 892/TTr-LĐTBXH ngày 28/08/2006 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 714 /TTr-SNV ngày 27/09/2006,
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Trung tâm Dạy nghề người tàn tật và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
Trung tâm Dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là tổ chức đào tạo nghề thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trung tâm có chức năng dạy xóa mù chữ, dạy bổ túc văn hóa, đào tạo nghề, đào tạo lại nghề, bổ túc nghề, tư vấn học nghề và hướng nghiệp cho người tàn tật trên địa bàn tỉnh.
1. Xây dựng kế hoạch dạy nghề theo quy định của pháp luật:
- Xây dựng kế hoạch dạy xóa mù chữ, dạy bổ túc văn hóa, dạy nghề ngắn hạn, dài hạn; bổ túc nghề và đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề cho học viên người tàn tật.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy phù hợp với dạng khuyết tật của người tàn tật và phù hợp với nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Tổ chức tuyển sinh, kiểm tra phân loại sức khỏe theo dạng tật của học viên trước khi thực hiện quá trình đào tạo và tổ chức kiểm tra cuối khóa cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức dạy xóa mù chữ, dạy bổ túc văn hóa, dạy nghề ngắn hạn, dài hạn, bổ túc và đào tạo lại nghề hoặc theo hợp đồng dạy nghề và theo nhu cầu của người tàn tật, tổ chức dạy nâng cao tay nghề hoặc gửi học viên người tàn tật đi học nghề tại các trường, các trung tâm dạy nghề không được Nhà nước cấp kinh phí đào tạo.
- Tổ chức dạy nghề đúng đối tượng, nội dung theo kế hoạch được giao; tổ chức sản xuất gắn với thực hành để tạo việc làm cho người tàn tật.
- Phối hợp với các sở, ngành, hội, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh tư vấn học nghề, hướng nghiệp tạo việc làm cùng các nguồn hàng gia công và nơi tiêu thụ sản phẩm theo quy định cho học viên người tàn tật.
2. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất, tài sản thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức và hỗ trợ để giáo viên được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm.
4. Hỗ trợ nơi ăn, ở cho học viên người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian học nghề tại Trung tâm.
5. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ và kết quả đào tạo nghề cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao.
1. Trung tâm có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động.