Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 01/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 01/2002/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 04/01/2002
Ngày có hiệu lực 19/01/2002
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2002/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2002 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ Luật lao độngLuật Giáo dục về dạy nghề; sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động -Thư­ơng binh và Xã hội hư­ớng dẫn việc thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề nh­ư sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG:

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sơ dạy nghề thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục, trừ những cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Mục III, Chương II, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2001.

II. THÀNH LẬP TRƯỜNG, TRUNG TÂM DẠY NGHỀ.

A. Điều kiện, thủ tục thành lập trường dạy nghề.

1. Điều kiện thành lập:

Trường dạy nghề được phép thành lập  khi có đề án bao gồm đủ các điều kiện sau:

a- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trư­ờng dạy nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b- Có quy mô đào tạo tối thiểu: 300 học sinh;

c- Có số phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với quy mô đào tạo (tối đa 35 học sinh/lớp; 4 - 6 m2 diện tích nơi thực hành/1 học sinh);

Có đủ máy, thiết bị, phư­ơng tiện bảo đảm giảng dạy lý thuyết, có đủ công cụ và nguyên, vật liệu để ng­ười học thực hành, phù hợp với nghề dạy; bảo đảm các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động.

d- Đủ về số l­ượng và đảm bảo chất lư­ợng giáo viên:

- Về số lư­ợng: Giáo viên dạy lý thuyết tối đa 1 giáo viên/35 học sinh; dạy thực hành tối đa 1 giáo viên/18 học sinh;

- Về chất lư­ợng: Giáo viên dạy nghề đạt trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật;

đ- Có chư­ơng trình dạy nghề theo đúng nguyên tắc xây dựng chư­ơng trình do Bộ Lao động-Thư­ơng binh và Xã hội quy định; có giáo trình phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy nghề;

e- Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động dạy nghề.

2. Thủ tục thành lập:

a- Hồ sơ thành lập trư­ờng:

- Đối với tr­ường dạy nghề công lập, bán công có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ; đối với tr­ường dạy nghề dân lập, tư­ thục có đơn đề nghị thành lập theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đề án thành lập trư­ờng theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lý lịch của ngư­ời dự kiến sẽ làm Hiệu trư­ởng của trư­ờng (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);

- Đối với việc thành lập trư­ờng dạy nghề dân lập, tư­ thục có văn bản xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập tr­ường.

b- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:

- ở Trung ương: Cơ quan quản lý dạy nghề của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91, của tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập trường dạy nghề trực thuộc.

- ở cấp tỉnh: Sở Lao động-Thư­ơng binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập trường dạy nghề thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

- Nội dung thẩm định:

[...]