Quyết định 23/TĐC-QĐ năm 1995 Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành

Số hiệu 23/TĐC-QĐ
Ngày ban hành 20/02/1995
Ngày có hiệu lực 01/07/1995
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
Người ký Nguyễn Hữu Thiện
Lĩnh vực Thương mại

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/TĐC-QĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 27 tháng 12 năm 1990;

Căn cứ Nghị định số 327/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa;

Căn cứ Nghị định 22/HĐBT ngày 08 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Thực phẩm Việt Nam;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định tạm thời về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn".

Điều 2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm có trách nhiệm áp dụng Quy định tạm thời này.

Điều 3. Phòng Quản lý chất lượng thực phẩm, Thanh tra Tổng cục, các Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn việc thực hiện Quy định tạm thời này trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 4. Đối với hàng hóa là thực phẩm, Quy định tạm thời này được áp dụng thay thế điểm 2.3 của "Quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa" ban hành kèm theo Quyết định 55/TĐC-QĐ ngày 02 tháng 03 năm 1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/07/1995.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ KHCN và MT (để b/c)
- Các Bộ, ngành có liên quan
- UBND các tỉnh, thành phố
Các đơn vị thuộc Tổng cục
- Chi cục TCĐLCL các tỉnh, TP
- Lưu Văn phòng và Pháp chế

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG




Nguyễn Hữu Thiện

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ GHI NHÃN THỰC PHẨM BAO GÓI SẴN
(Ban hành kèm theo Quyết định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng số 23 TĐC/QĐ ngày 20 tháng 02 năm 1995)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy định này áp dụng để ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn được sản xuất, nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.

Quy định này phù hợp với Codex Stan 1 - 1991.

1.2. Nhãn phải được ghi rõ ràng, trung thực để người tiêu dùng không hiểu sai lệch về bản chất của thực phẩm hoặc lầm lẫn giữa thực phẩm này và thực phẩm khác.

2. THUẬT NGỮ

Trong Quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- "Thực phẩm":

(Food)

Tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn uống, nhai, ngậm, hút và tất cả các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm hoặc những chất chỉ được dùng như dược phẩm.

- "Nhãn":

(Label)

Thẻ, dấu hiệu, hình ảnh hoặc một hình thức mô tả được viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn vào bao bì thực phẩm.

- "Ghi nhãn":

(Labelling)

Dùng chữ viết hoặc hình ảnh để trình bày các nội dung của nhãn nhằm cung cấp các thông tin về bản chất sản phẩm đó

- "Nhãn hiệu hàng hóa":

(Trade mark)

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. "Nhãn hiệu hàng hóa" không phải là nhãn sản phẩm (Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 và Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990).

- "Bao bì":

(Container)

Vật chứa đựng dùng để chứa thực phẩm thành đơn vị lẻ để bán. Bao bì (bao gồm cả các lớp bọc) có thể phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm.

- "Bao gói sẵn":

(Prepackaged)

Việc bao gói trước thực phẩm trong bao bì và sẵn sàng để chào bán cho người tiêu dùng.

- "Thành phần":

(Ingredient)

Các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hóa.

- "Chất dinh dưỡng":

(Nutrient)

Các chất được tiêu dùng như một phần của thực phẩm nhằm:

a) Cung cấp năng lượng, hoặc

b) Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống, hoặc

c) Thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý, sinh hóa.

- "Đường":

(Sugar)

Toàn bộ đường đơn hoặc đường đôi có trong thực phẩm

- "Xơ thực phẩm":

Chất liệu thực vật hoặc động vật có thể ăn được, không bị thủy phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hóa của con người và được xác định bằng phương pháp thống nhất.

- "Axit béo bậc cao chưa bão hoà":

(Polyunsaturated fatty acid)

Các axit béo bậc cao có các liên kết đôi ngắt quãng theo dạng đồng phân cis-cis metylen.

- "Ghi nhãn chất dinh dưỡng":

(Nutrition labelling)

Việc mô tả nhằm thông tin cho người tiêu dùng các thuộc tính dinh dưỡng của thực phẩm. "Ghi nhãn chất dinh dưỡng" bao gồm 2 nội dung: Công bố chất dinh dưỡng và thông tin về chất dinh dưỡng bổ sung.

- "Công bố chất dinh dưỡng":

(Nutrition declaration)

Việc liệt kê hàm lượng các chất dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm.

- "Xác nhận":

(Claim)

Việc ghi nhãn nhằm khẳng định một thực phẩm có những chỉ tiêu chất lượng riêng biệt liên quan đến sự biến đổi về nguồn gốc, thuộc tính dinh dưỡng, bản chất tự nhiên, đặc điểm chế biến, thành phần cấu tạo của thực phẩm đó.

- "Xác nhận tính dinh dưỡng":

(Nutrition Claim)

Việc trình bày nhằm công bố, hoặc hàm ý rằng một thực phẩm có các thuộc tính dinh dưỡng đặc biệt bao gồm giá trị năng lượng, hàm lượng protein, chất béo, đường bột cũng như hàm lượng vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, xác nhận tính dinh dưỡng không chỉ giới hạn bởi các chỉ tiêu dinh dưỡng trên.

- "Phụ gia thực phẩm":

(Food Additive)

Các chất mà bản thân nó thông thường không được tiêu dùng như một thực phẩm hoặc như là một thành phần điển hình của thực phẩm cho dù nó có hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Các chất này được thêm vào thực phẩm vì mục đích công nghệ trong khi sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản để tạo ra kết quả mong muốn đối với một thực phẩm và chất đó trở thành một phần của thực phẩm hay ảnh hưởng đến những đặc tính của thực phẩm đó. Thuật ngữ này không bao gồm "Chất nhiễm bẩn" (Contaminants) hoặc những chất được thêm vào thực phẩm để duy trì hay cải thiện chất dinh dưỡng của thực phẩm.

- "Thời hạn sử dụng tốt nhất":

(Date of minimum durability, best before)

Thời hạn mà trong đó thực phẩm dưới các điều kiện bảo quản xác định vẫn duy trì đầy đủ các đặc trưng chất lượng vốn có và vẫn đảm bảo tính thương mại, sử dụng của thực phẩm.

3. NỘI DUNG GHI NHÃN BẮT BUỘC

Những nội dung sau đây phải được ghi trên nhãn của thực phẩm bao gói sẵn trừ khi có các quy định cụ thể khác trong các TCVN hoặc các quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

3.1. Tên của thực phẩm

[...]