Quyết định 23/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ
Số hiệu | 23/2013/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/10/2013 |
Ngày có hiệu lực | 19/10/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Lê Hùng Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2013/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-NĐ ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động quản lý hội;
Căn cứ Quy định số 09-QĐ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về phân cấp quản lý cán bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 10 năm 2013 và đăng báo Cần Thơ chậm nhất là ngày 14 tháng 10 năm 2013; đồng thời, thay thế Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng10 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy định phân cấp quản lý về tổ chức bao gồm: Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức hội trên địa bàn thành phố.
2. Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, thi hành kỷ luật, điều động, biệt phái, luân chuyển, thực hiện chính sách (tiền lương, hưu trí, nghỉ việc) đối với cán bộ, công chức.
3. Quy định này áp dụng đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (là công chức) cấp thành phố, cấp huyện.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2013/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-NĐ ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động quản lý hội;
Căn cứ Quy định số 09-QĐ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về phân cấp quản lý cán bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 10 năm 2013 và đăng báo Cần Thơ chậm nhất là ngày 14 tháng 10 năm 2013; đồng thời, thay thế Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng10 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy định phân cấp quản lý về tổ chức bao gồm: Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức hội trên địa bàn thành phố.
2. Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, thi hành kỷ luật, điều động, biệt phái, luân chuyển, thực hiện chính sách (tiền lương, hưu trí, nghỉ việc) đối với cán bộ, công chức.
3. Quy định này áp dụng đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (là công chức) cấp thành phố, cấp huyện.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
Điều 3. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
1. Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Trình Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chi cục thuộc sở, ngành; quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chi cục thuộc sở, ngành.
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể:
- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của luật chuyên ngành;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của luật chuyên ngành.
d) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
đ) Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế và các mặt công tác của cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tổ chức, bộ máy, biên chế các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông (bao gồm cho phép thành lập trường tư thục);
b) Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội có phạm vi hoạt động trong thành phố (sau đây gọi chung là tổ chức hội cấp thành phố);
c) Cấp giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh hoặc của địa phương khác đóng trên địa bàn thành phố.
Điều 4. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Trình Ủy ban nhân dân thành phố đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn theo quy định hiện hành;
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố; quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và các mặt công tác của cơ quan chuyên môn cấp huyện;
c) Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo quy định của luật chuyên ngành (ngoại trừ điểm a, khoản 2 Điều này).
Trước khi quyết định phải thỏa thuận bằng văn bản với Giám đốc Sở Nội vụ (về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự), Giám đốc sở chuyên ngành (về quy mô, cơ sở vật chất theo quy chuẩn chuyên môn, quy hoạch phát triển ngành nghề, lĩnh vực…).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và quản lý: Trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; trường tiểu học; trường mẫu giáo; trường mầm non (bao gồm cho phép thành lập trường tư thục). Trước khi thành lập, cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị nêu trên, thỏa thuận bằng văn bản với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, gửi Quyết định về Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo để theo dõi;
b) Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội có phạm vi hoạt động trong quận, huyện và hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn;
c) Quản lý về tổ chức và hoạt động đối với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
1. Trực tiếp quản lý:
a) Văn phòng, Thanh tra, phòng chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục trực thuộc;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
2. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
3. Quản lý tổ chức hội theo ngành, lĩnh vực hội hoạt động; quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi lĩnh vực thuộc sở, ngành quản lý.
Mục 1. PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 6. Thẩm quyển của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
1. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc, Phó Giám đốc sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thành phố; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập (là công chức) trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 7. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng (ban), Phó Trưởng phòng (ban), Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các chức danh tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập (là công chức) trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 8. Thẩm quyền của Giám đốc sở
1. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng (ban), Phó Trưởng phòng (ban), Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thuộc sở.
2. Hiệu trưởng (là công chức) các đơn vị: trường trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú; trường nghiệp vụ, dạy nghề.
3. Giám đốc bệnh viện, Giám đốc trung tâm trực thuộc và các chức danh tương đương khác (là công chức).
4. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (là công chức).
Điều 9. Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị cơ sở
Chức danh cán bộ, công chức còn lại thuộc cơ quan, đơn vị nào do thủ trưởng trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó quản lý.
Mục 2. BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 10. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức và đề nghị Ban Thường vụ hoặc Thường trực Thành ủy xem xét, quyết định theo phân cấp tại Quyết định số 09-QĐ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về phân cấp quản lý cán bộ đối với các chức danh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và chức danh Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố.
Điều 11. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật:
a) Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng (ban), Phó Trưởng phòng (ban) và tương đương. Riêng chức danh Chánh Thanh tra cấp huyện thỏa thuận với Chánh Thanh tra thành phố trước khi quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
b) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (là công chức).
2. Giao Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật đối với chức danh: hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mẫu giáo, trường mầm non (trước khi thực hiện thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Phòng Nội vụ).
3. Thực hiện điều động, kỷ luật hành chính đối với các chức danh công chức còn lại.
Điều 12. Thẩm quyền của Giám đốc sở
Giám đốc sở quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật:
1. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng (ban), Phó Trưởng phòng (ban); Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục trực thuộc (riêng chức danh Chánh Thanh tra sở thỏa thuận với Chánh Thanh tra thành phố trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức).
2. Giám đốc bệnh viện, giám đốc trung tâm và các chức danh tương đương (trừ chức danh giám đốc Bệnh viện đa khoa thành phố); hiệu trưởng (là công chức) trường trung học phổ thông trực thuộc sở đóng trên địa bàn quận, huyện. Trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật…, trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đó.
3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (là công chức) và các chức danh tương đương khác trực thuộc sở, ban, ngành.
1. Thời hạn bổ nhiệm, điều kiện bổ nhiệm, tuổi bổ nhiệm, trình tự bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Các chức danh nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 11 và Điều 12 Quy định này, khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật phải thực hiện đúng quy trình, quy định hiện hành, gửi Quyết định và hồ sơ về Sở Nội vụ theo dõi, quản lý.
Mục 3. ĐIỀU ĐỘNG, TIẾP NHẬN, TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH CÔNG CHỨC KHI HẾT THỜI GIAN TẬP SỰ
Điều 14. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định điều động, tiếp nhận cán bộ, công chức trong và ngoài thành phố theo yêu cầu công tác:
1. Các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Điều 6 Quy định này.
2. Ủy quyền Giám đốc Sở Nội vụ quyết định:
a) Điều động, tiếp nhận công chức trong và ngoài thành phố đối với các chức danh còn lại;
b) Tuyển dụng công chức cho sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo đúng tiêu chuẩn và qua thi tuyển công chức theo quy định hiện hành; bổ nhiệm chính thức vào ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống, kể cả hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự không đạt yêu cầu;
c) Tiếp nhận cán bộ, công chức chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ quan hành chính thông qua sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để bổ nhiệm vào ngạch công chức theo quy định hiện hành.
Điều 15. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động cán bộ, công chức trong phạm vi quận, huyện theo yêu cầu công tác, trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh công chức, biên chế được phân bổ hằng năm. Riêng các chức danh Trưởng, Phó phòng, ban và tương đương sau khi điều động, thuyên chuyển, gửi Quyết định về Sở Nội vụ theo dõi, quản lý.
Điều 16. Thẩm quyền của Giám đốc sở
1. Quyết định điều động theo yêu cầu công tác trong phạm vi sở, ban, ngành quản lý, đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức và biên chế được phân bổ hằng năm đối với các chức danh:
a) Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, Trưởng phòng (ban), Phó Trưởng phòng (ban), Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục trực thuộc;
b) Giám đốc bệnh viện, giám đốc trung tâm và các chức danh tương đương (là công chức).
c) Hiệu trưởng (là công chức) trường trung học phổ thông trực thuộc sở đóng trên địa bàn quận, huyện. Trước khi điều động, thuyên chuyển, trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi trường đóng trụ sở;
d) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc và các chức danh tương đương khác (là công chức);
đ) Cán bộ, công chức còn lại trong phạm vi quản lý.
2. Đối với các chức danh nêu trên (trừ điểm đ khoản 1 Điều này), sau khi điều động, thuyên chuyển gửi Quyết định về Sở Nội vụ để theo dõi.
Mục 4. CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, HƯU TRÍ, NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHÍNH SÁCH
Điều 17. Chính sách tiền lương
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao Giám đốc Sở Nội vụ:
a) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ để giải quyết chính sách tiền lương đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, quyết định theo các quy định hiện hành có liên quan;
b) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn từ 01 đến 12 tháng do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu đối với ngạch chuyên viên chính và tương đương;
c) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự kiến xếp ngạch, bậc lương chuyên viên chính và tương đương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Bộ Nội vụ thống nhất ý kiến trước khi ký quyết định đối với các trường hợp chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ quan hành chính;
d) Quyết định chuyển xếp ngạch, bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống đối với các trường hợp:
- Thay đổi công việc hoặc chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu, công ty nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập vào làm việc trong các cơ quan hành chính;
- Có kết quả thi nâng ngạch hoặc thực hiện nâng ngạch không qua thi để nghỉ hưu theo quy định hiện hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao Giám đốc sở:
a) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên cho công chức thuộc quyền quản lý từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống theo quy định hiện hành;
b) Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn từ 01 đến 12 tháng do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống. Trước khi quyết định, thỏa thuận bằng văn bản với Giám đốc Sở Nội vụ. Sau khi quyết định, gửi danh sách và quyết định về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên cho công chức thuộc quyền quản lý từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống theo quy định hiện hành;
b) Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn từ 01 đến 12 tháng do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu cho công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống. Trước khi quyết định thỏa thuận bằng văn bản với Giám đốc Sở Nội vụ, sau khi quyết định, gửi danh sách và quyết định về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý.
Điều 18. Mức phụ cấp thâm niên nghề
Căn cứ vào thời gian làm việc theo hồ sơ cán bộ, công chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền:
1. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định mức phụ cấp thâm niên nghề đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương.
2. Giám đốc sở quyết định mức phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
Điều 19. Hưu trí, nghỉ việc hưởng chính sách một lần
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, căn cứ quy định của Đảng, nhà nước trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho cán bộ, công chức nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc đề nghị Ban Thường vụ hoặc Thường trực Thành ủy xem xét quyết định cho cán bộ, công chức nghỉ hưu, nghỉ việc theo phân cấp tại Quyết định số 09-QĐ/TU ngày 04 tháng 11 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy, gồm các chức danh nêu tại Điều 6 của Quy định này.
2. Thông báo nghỉ hưu:
a) Giao Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thông báo nghỉ hưu cho cán bộ, công chức theo đối tượng phân cấp quản lý sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
b) Giao Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện thông báo nghỉ hưu đối với các chức danh công chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định hiện hành.
3. Giao Giám đốc Sở Nội vụ quyết định nghỉ hưu, nghỉ việc đối với cán bộ, công chức (trừ các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố) của sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Điều 20. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 21. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung phù hợp./.