Quyết định 23/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Số hiệu | 23/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/07/2007 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Võ Thanh Tòng |
Lĩnh vực | Thương mại,Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2007/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 10 tháng 7 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông) về hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy cập Internet kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong Bưu chính, Viễn thông; Thông tư số 04/2006/TT-BBCVT ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông);
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Liên Bộ: Bưu chính, Viễn thông, Văn hóa - Thông tin, Công an, Kế hoạch và Đầu tư về quản lý đại lý Internet;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT/VHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Liên Bộ: Văn hóa - Thông tin, Bưu chính, Viễn thông, Công an về quản lý trò chơi trực tuyến;
Căn cứ Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng Internet tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BBCVT ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc cho phép triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại Internet loại hình PC - to - PC trong nước và loại hình PC - to - Phone chiều đi quốc tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày và được đăng trên Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET, DỊCH VỤ
TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN, DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI INTERNET TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23 /2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm
2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ Internet bao gồm: dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến và dịch vụ điện thoại Internet trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định này bao gồm: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP); doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) trong bưu chính, viễn thông; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến; đại lý Internet; điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tương tự như đại lý nhưng không thu cước người sử dụng; người sử dụng dịch vụ Internet; người sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến và người sử dụng dịch vụ điện thoại Internet tại đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
Quy định này không áp dụng đối với việc sử dụng dịch vụ Internet tại các cơ quan nhà nước và trường học.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2007/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 10 tháng 7 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông) về hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy cập Internet kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong Bưu chính, Viễn thông; Thông tư số 04/2006/TT-BBCVT ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông);
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Liên Bộ: Bưu chính, Viễn thông, Văn hóa - Thông tin, Công an, Kế hoạch và Đầu tư về quản lý đại lý Internet;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT/VHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Liên Bộ: Văn hóa - Thông tin, Bưu chính, Viễn thông, Công an về quản lý trò chơi trực tuyến;
Căn cứ Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng Internet tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BBCVT ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc cho phép triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại Internet loại hình PC - to - PC trong nước và loại hình PC - to - Phone chiều đi quốc tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày và được đăng trên Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET, DỊCH VỤ
TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN, DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI INTERNET TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23 /2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm
2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ Internet bao gồm: dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến và dịch vụ điện thoại Internet trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định này bao gồm: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP); doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) trong bưu chính, viễn thông; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến; đại lý Internet; điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tương tự như đại lý nhưng không thu cước người sử dụng; người sử dụng dịch vụ Internet; người sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến và người sử dụng dịch vụ điện thoại Internet tại đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
Quy định này không áp dụng đối với việc sử dụng dịch vụ Internet tại các cơ quan nhà nước và trường học.
Điều 2. Các hành vi nghiêm cấm
1. Lưu giữ trên máy tính kết nối Internet tin, tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định.
2. Sử dụng hoặc hướng dẫn người khác sử dụng công cụ hỗ trợ để truy cập vào các trang thông tin trên Internet (website) do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấm truy cập; gửi, lan truyền, phát tán vi rút tin học, chương trình phần mềm có tính năng lấy trộm thông tin, phá hủy dữ liệu máy tính lên mạng Internet; làm rối loạn, cản trở hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet; lợi dụng Internet để chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây rối loạn an ninh trật tự, xâm hại đến lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; lưu giữ, phát tán trên máy tính kết nối Internet các thông tin, phim, ảnh đồi trụy vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc; xây dựng các trang thông tin trên Internet, tổ chức các diễn đàn trên Internet có nội dung hướng dẫn, lôi kéo, kích động người khác thực hiện các hành vi trên.
3. Cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet và hợp đồng đại lý ký kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
4. Sử dụng thẻ Internet trả trước để làm đại lý cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng.
5. Sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet đang bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng.
6. Truy nhập đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài bằng việc quay số điện thoại trực tiếp. Quy định này không áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ kênh thuê riêng quốc tế, kênh truyền số liệu quốc tế (ví dụ: X25, Frame Relay,…) thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.
7. Nhập khẩu, sản xuất, cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến có các nội dung sau đây:
7.1. Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
7.2. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác và những nội dung không lành mạnh khác;
7.3. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
7.4. Cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến hoặc làm đại lý cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép; quảng cáo, giới thiệu các trò chơi trực tuyến chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.
8. Đại lý Internet cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến từ sau 23 giờ đến 6 giờ sáng và hoạt động, cung cấp dịch vụ truy nhập Internet từ sau 24 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
9. Kinh doanh, cung cấp dịch vụ điện thoại Internet trái pháp luật; buôn bán các loại thẻ điện thoại Internet lậu; làm đại lý dịch vụ điện thoại Internet cho các doanh nghiệp nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào.
10. Cho thuê, thuê; cho mượn, mượn hoặc sang, nhượng lại Giấy đăng ký kinh doanh đại lý Internet để kinh doanh cung cấp dịch vụ Internet.
11. Sử dụng “Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ kết nối Internet gián tiếp” (hợp đồng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ký với cá nhân, hộ gia đình) để kinh doanh lại dịch vụ Internet cho các đối tượng khác dưới bất kỳ hình thức nào.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẠI LÝ INTERNET
Điều 3. Điều kiện hoạt động của đại lý Internet
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh đại lý Internet phải cam kết đảm bảo thực hiện các điều kiện quy định sau:
1. Có quyền sử dụng hợp pháp về địa điểm và mặt bằng dành riêng làm đại lý Internet. Địa điểm, mặt bằng phải phù hợp với qui mô hoạt động kinh doanh của đại lý và bảo đảm các tiêu chuẩn:
1.1. Diện tích sử dụng cho mỗi một máy tính tối thiểu là 1m2. Tất cả các màn hình máy tính, thiết bị nghe nhìn phải bố trí lắp đặt đảm bảo cho người quản lý có khả năng quan sát dễ dàng;
1.2. Có trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo qui định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
1.3. Có biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, bố trí ánh sáng và các điều kiện khác để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ; trang bị các thiết bị kỹ thuật âm thanh để không gây ồn ào, ảnh hưởng đến xung quanh;
1.4. Địa điểm, mặt bằng của đại lý Internet có cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến phải cách cổng ra vào của các trường học, từ mẫu giáo đến phổ thông trung học, tối thiểu 200m, không phân biệt trường đó thuộc địa phương nào.
2. Chủ đại lý phải có trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên. Trong trường hợp chủ đại lý không có trình độ tin học thì phải ký hợp đồng lao động với người có trình độ tin học tối thiểu từ trình độ A trở lên để thực hiện việc quản lý và hướng dẫn người sử dụng tuân thủ các qui định về sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet.
Đối với các địa điểm kinh doanh đại lý Internet được bố trí thành nhiều phòng riêng biệt, độc lập với nhau, chủ đại lý phải bố trí người có trình độ tin học hướng dẫn và kiểm tra riêng cho từng phòng (01 người phụ trách 01 phòng).
3. Có Giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc đại lý Internet (hộ kinh doanh) do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp theo thẩm quyền.
4. Có Hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
5. Có trang bị hệ thống máy chủ quản lý tập trung để đảm bảo thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ đúng theo quy định và tương xứng với qui mô kinh doanh của đại lý; trang bị và sử dụng phần mềm quản lý đại lý Internet do chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ký hợp đồng với đại lý cung cấp.
6. Có sơ đồ hệ thống máy tính sử dụng tại đại lý Internet; trong đó, các máy tính được đánh số thứ tự theo vị trí của từng máy.
7. Có sổ tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet cho người sử dụng dịch vụ tham khảo khi cần thiết và hướng dẫn người sử dụng dịch vụ tuân thủ các qui định này.
8. Niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ Internet tại địa điểm kinh doanh đại lý Internet ở vị trí thuận lợi và dễ nhìn nhất đối với người sử dụng dịch vụ Internet tại đại lý. Nội quy phải ghi đầy đủ và rõ ràng các điều cấm đã được quy định tại Điều 11, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; giờ mở cửa, đóng cửa của đại lý; giá cước sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet; các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ Internet tại đại lý Internet theo quy định.
Điều 4. Trình tự đăng ký kinh doanh và ký hợp đồng đại lý Internet
1. Theo quy định, kinh doanh đại lý Internet là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh đại lý Internet phải thực hiện theo các bước sau:
1.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet theo quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh có điều kiện;
1.2. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đứng tên đăng ký kinh doanh tiến hành làm thủ tục ký Hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet mà mình chọn (hồ sơ, thủ tục ký hợp đồng đại lý do doanh nghiệp quy định và hướng dẫn).
2. Đại lý Internet chỉ được phép hoạt động, cung cấp dịch vụ ra công cộng sau khi đã có đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Hợp đồng đại lý Internet theo trình tự thủ tục quy định trên.
3. Trường hợp sang nhượng lại máy móc thiết bị, mặt bằng của đại lý Internet để kinh doanh, chủ đại lý mới cần phải xem xét lại việc đảm bảo các điều kiện hoạt động của đại lý Internet như quy định tại Điều 3 và phải thực hiện lại thủ tục đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý Internet theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này trước khi tiến hành hoạt động, cung cấp dịch vụ.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG VIỆC KINH DOANH, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET
Điều 5. Đối với đại lý Internet
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được qui định chung cho các đại lý viễn thông tại Điều 41 của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông, trong quá trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ, đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005, Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT/VHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006, Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
1. Cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ theo đúng các quy định về loại hình, chất lượng và giá, cước dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ Internet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
2. Được phép kinh doanh, cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet từ 6 giờ đến 24 giờ; kinh doanh, cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến từ 6 giờ đến 23 giờ hàng ngày tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký của đại lý Internet.
3. Chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường học - từ trường mẫu giáo đến phổ thông trung học - tối thiểu 200m, không phân biệt trường đó thuộc địa phương nào và không phân biệt đại lý Internet đã đăng ký kinh doanh trước hoặc sau khi Quy định này có hiệu lực thi hành.
Trường hợp địa điểm của đại lý Internet có cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đã đăng ký kinh doanh trước khi Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 và Quy định này thì trong thời gian 01 (một) tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, đại lý phải di dời địa điểm đúng theo quy định hoặc nếu không muốn di dời địa điểm thì đại lý phải cam kết bằng văn bản không tiếp tục cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến cho khách hàng với cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Phòng Quản lý đô thị ở quận; Phòng Hạ tầng kinh tế ở huyện) và Sở Bưu chính, Viễn thông.
4. Hướng dẫn, kiểm tra người sử dụng dịch vụ trong việc tuân thủ các qui định về sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet và dịch vụ trò chơi trực tuyến; có biện pháp đề phòng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời khách hàng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, của Nhà nước về Internet.
5. Cài đặt chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cung cấp; đồng thời, đại lý phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo ngăn chặn người sử dụng Internet truy cập đến các trang điện tử (Website) có nội dung xấu, bị cấm trên Internet.
6. Sử dụng chương trình phần mềm quản lý đại lý đã được cài đặt để lưu giữ thông tin về người sử dụng dịch vụ, bao gồm: địa chỉ đã truy cập, thời gian truy cập, loại hình dịch vụ (email, chat, ftp, telnet….) trong thời gian 30 ngày. Thời gian lưu giữ tính từ khi thông tin đi, đến máy chủ để phục vụ cơ quan chức năng có thẩm quyền trong công tác đảm bảo an ninh thông tin.
7. Nhập và lưu trữ đầy đủ vào chương trình phần mềm quản lý tại đại lý Internet các chi tiết thông tin về người sử dụng dịch vụ Internet và người bảo lãnh cho người dưới 14 tuổi, bao gồm: họ tên; địa chỉ thường trú; số chứng minh nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, sinh viên...; vị trí máy tính và thời gian mà người sử dụng dịch vụ đã sử dụng.
- Đại lý Internet phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin đã lưu trữ, quản lý trong máy; đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản thông tin và chỉ cung cấp các nội dung thông tin này cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Trong trường hợp chương trình phần mềm quản lý, lưu trữ thông tin tại đại lý gặp sự cố trục trặc, đại lý Internet phải báo ngay cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ biết để hỗ trợ khắc phục và phải thực hiện thay thế việc thống kê, lưu trữ thông tin về người đến sử dụng dịch vụ Internet tại đại lý trong thời gian chờ chỉnh sửa phần mềm quản lý bằng Sổ đăng ký sử dụng dịch vụ theo các chi tiết như đã hướng dẫn nêu trên.
8. Cung cấp đầy đủ số liệu về cấu hình kỹ thuật, sơ đồ kết nối lưu lượng thông tin trong phạm vi quản lý của đại lý một cách trung thực, chi tiết cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
9. Trong thời gian 06 (sáu) tháng kể từ ngày ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet phải tham gia lớp tập huấn đại lý Internet do doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý với mình tổ chức.
10. Bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống thiết bị Internet của mình. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn mạng lưới thiết bị Internet, an ninh thông tin và điều tra, ngăn chặn tội phạm máy tính trong hoạt động Internet.
11. Được kinh doanh, cung cấp dịch vụ điện thoại Internet loại hình “PC - to - PC trong nước và quốc tế” và “PC - to - Phone chiều đi quốc tế” dùng các loại thẻ điện thoại Internet trả trước do các doanh nghiệp hợp pháp trong nước phát hành; buôn bán và làm đại lý phát hành các loại thẻ điện thoại Internet hợp pháp cho các doanh nghiệp trong nước.
12. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ Internet. Khi phát hiện người sử dụng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng dịch vụ Internet, đại lý có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ và thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an gần nhất để kịp thời xử lý.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được qui định chung cho doanh nghiệp viễn thông tại Điều 38 của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005, Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT/VHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006, Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
1. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
1.1. Quy định và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về hồ sơ, thủ tục ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và đúng theo các quy định của Nhà nước và của Quy định này;
1.2. Kiểm tra, ký hợp đồng đại lý Internet với các tổ chức, cá nhân đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 3, Chương II (trừ khoản 4 Điều 3) của Quy định này và cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet cho đại lý đã ký hợp đồng với mình;
1.3. Ngừng cung cấp dịch vụ và chấm dứt hợp đồng đại lý Internet theo các điều khoản của hợp đồng, theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, khi phát hiện chủ đại lý Internet tạo điều kiện hoặc cố tình bao che các hành vi ăn cắp mật khẩu, tài khoản truy nhập, phát tán vi rút, tuyên truyền, phát tán các tài liệu có nội dung phản động chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vi phạm an ninh quốc gia, đồi trụy, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục dân tộc, cung cấp, sử dụng dịch vụ điện thoại Internet dùng thẻ lậu;
1.4. Xây dựng và phổ biến Quy chế quản lý đại lý Internet của doanh nghiệp cho các đại lý Internet; triển khai, phổ biến các Quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet của Nhà nước đến các đại lý Internet đã ký hợp đồng với doanh nghiệp;
1.5. Thực hiện ký hợp đồng với đại lý Internet đúng theo Hợp đồng mẫu thống nhất mà doanh nghiệp đã báo về Bộ Bưu chính, Viễn thông;
1.6. Có kế hoạch chủ động giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các đại lý Internet trong việc thực hiện hợp đồng đã ký với doanh nghiệp; thực hiện kiểm tra, giải quyết đối với các điểm kinh doanh, cung cấp dịch vụ Internet nhưng không có ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp theo quy định; phối hợp với các cơ quan Nhà nước liên quan: Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Văn hóa - Thông tin, Công an thành phố phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của đại lý Internet;
1.7. Phải có chương trình và các trang thiết bị quản lý tập trung đặt tại doanh nghiệp và kết nối trực tuyến tới đại lý để đáp ứng yêu cầu quản lý các hoạt động của đại lý Internet thuộc doanh nghiệp trên địa bàn thành phố;
1.8. Cung cấp và phối hợp với đại lý trong việc cài đặt, hướng dẫn, xử lý, khắc phục các sự cố về phần mềm quản lý đại lý Internet để giao tiếp trực tuyến với chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet tập trung tại doanh nghiệp, đảm bảo:
- Quản lý, lưu trữ các thông tin truy cập, loại hình dịch vụ và thời gian sử dụng dịch vụ của người sử dụng tại các đại lý Internet;
- Quản lý, lưu trữ các thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ như: họ tên, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với người nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị khác như: thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, sinh viên…;
- Ngăn chặn việc truy cập đến các trang Web có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; các trang Web có nội dung gây rối an ninh trật tự; các trang Web có nội dung vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; các trang Web có nội dung hỗ trợ hoạt động kinh doanh lậu các dịch vụ bưu chính, viễn thông… theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
1.9. Đăng ký và công bố chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Internet theo các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ do Nhà nước ban hành; đảm bảo cung cấp dịch vụ truy cập Internet theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký và công bố cho các đại lý Internet, cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến thuê kênh, kết nối với Internet;
1.10. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đại lý Internet đã ký hợp đồng đại lý với mình các quy định về quản lý dịch vụ Internet của Chính phủ và của các cơ quan nhà nước các cấp có thẩm quyền; các quy định về an toàn an ninh thông tin; các giải pháp kỹ thuật phù hợp… để đại lý Internet thực hiện tốt việc hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Internet vào những mục đích lành mạnh, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời khách hàng có hành vi vi phạm quy định trong việc sử dụng dịch vụ Internet;
1.11. Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của đại lý Internet, nếu có đủ cơ sở kết luận chủ đại lý vi phạm các điều khoản hợp đồng đại lý là điều kiện đình chỉ hợp đồng thì doanh nghiệp lập biên bản, ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời gửi văn bản thông báo cho Sở Bưu chính, Viễn thông nắm biết việc vi phạm pháp luật của đại lý; phối hợp với doanh nghiệp viễn thông để cắt số điện thoại hoặc đường truyền viễn thông dùng để truy nhập Internet của đại lý Internet vi phạm khi có yêu cầu của Sở Bưu chính, Viễn thông;
1.12. Định kỳ 06 (sáu) tháng một lần doanh nghiệp phải báo cáo cho Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa - Thông tin, và Công an thành phố về danh sách đại lý Internet, danh sách tăng, giảm đại lý Internet;
1.13. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
2.1. Được phép cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến trên địa bàn thành phố khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 như sau:
2.1.1. Là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đã đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến (không kinh doanh tại trụ sở) theo quy định của pháp luật. Nếu là doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư và các Điều ước quốc tế liên quan đến dịch vụ văn hóa và Internet mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia để xem xét;
2.1.2. Có văn bản đồng ý của Bộ Văn hóa - Thông tin về nội dung, kịch bản của từng trò chơi trực tuyến mà doanh nghiệp cung cấp (thủ tục hồ sơ xét duyệt theo quy định tại Điều 6, Chương II, Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006);
- Có văn bản xác nhận của Bộ Bưu chính, Viễn thông trên cơ sở thống nhất của Bộ Công an về việc doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ trong việc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến (điều kiện và quy trình xét duyệt kỹ thuật, nghiệp vụ theo quy định tại Điều 7, Chương II, Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006);
- Khi phát hành thêm trò chơi mới thì doanh nghiệp phải có văn bản đồng ý của Bộ Văn hóa, Thông tin về nội dung, kịch bản của trò chơi mới và văn bản xác nhận của Bộ Bưu chính, Viễn thông nếu việc cung cấp thêm trò chơi mới này có làm thay đổi phương án kỹ thuật, nghiệp vụ so với phương án hiện trạng mà doanh nghiệp đã báo cáo (theo quy định tại Điều 8, Chương II, Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006).
2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến:
2.2.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thuê kênh, kết nối Internet và cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến;
2.2.2. Xây dựng, triển khai, phổ biến Quy định quản lý hoạt động dịch vụ trò chơi trực tuyến nhằm yêu cầu người sử dụng dịch vụ phải cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin cá nhân theo quy định khi sử dụng dịch vụ; khuyến cáo người sử dụng dịch vụ về những tác động ngoài mong muốn có thể xảy ra đối với thể chất và tinh thần khi chơi quá nhiều, về quyền định đoạt tài sản phát sinh trong trò chơi;
2.2.3. Lưu giữ thông tin về người sử dụng dịch vụ và cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu;
2.2.4. Phải đăng ký thiết lập trang tin điện tử, quản lý thông tin trên trang tin điện tử và thông tin do người sử dụng dịch vụ trao đổi trong diễn đàn của trò chơi theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành;
Trang chủ của trò chơi phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: luật lệ của trò chơi; quy định quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến; quy định bảo đảm tính công bằng của trò chơi;
2.2.5. Áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử dụng dịch vụ và giải quyết tranh chấp giữa những người sử dụng dịch vụ; chịu trách nhiệm trước người sử dụng dịch vụ về chất lượng dịch vụ, an toàn an ninh thông tin, cước phí.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến không được khởi tạo các tài sản có giá trị trong trò chơi với mục đích kinh doanh thu lợi và không được sửa đổi thông tin về tài sản, giá trị của người chơi;
2.2.6. Báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến về Bộ Văn hóa - Thông tin; Bộ Bưu chính, Viễn thông; Bộ Công an và các cơ quan chức năng của thành phố gồm: Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố theo định kỳ 6 tháng một lần và đột xuất khi có yêu cầu;
2.2.7. Trong trường hợp muốn ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an và các cơ quan chức năng của thành phố như: Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công an thành phố; thông báo trên trang chủ của trò chơi trước thời điểm dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ ít nhất 03 (ba) tháng và doanh nghiệp phải có trách nhiệm giải quyết, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ của mình;
2.2.8. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ Internet
Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định chung cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại Điều 42 của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông, người sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet còn có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005, Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT/VHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006, Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công an và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
1. Quyền của người sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet
1.1. Được lựa chọn đại lý Internet để sử dụng dịch vụ Internet và các dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông, trừ các dịch vụ bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng;
1.2. Được đảm bảo bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
1.3. Khiếu nại và được bồi thường theo quy định của pháp luật khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet
2.1. Phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật, của Nhà nước, của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi sử dụng dịch vụ Internet;
2.2. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến cá nhân cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu;
2.3. Chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin do cá nhân truy cập, đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên Internet;
2.4. Không được đưa lên Internet hoặc đưa lên các diễn đàn của trò chơi trực tuyến các thông tin có nội dung kích động chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại, tiết lộ bí mật nhà nước, gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội; các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; truyền bá phim, ảnh bạo lực, đồi trụy vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc;
2.5. Không sử dụng Internet để đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác; không sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép; không tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet;
2.6. Không đánh cắp và sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân hoặc phổ biến cho người khác sử dụng;
2.7. Không được sử dụng các loại thẻ điện thoại Internet lậu trả trước do các doanh nghiệp nước ngoài phát hành để gọi đi quốc tế qua mạng Internet;
2.8. Người dưới 14 tuổi sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet phải có người thành niên bảo lãnh và giám sát trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ;
Người thành niên bảo lãnh và giám sát cho người dưới 14 tuổi theo quy định phải là người có quan hệ ruột thịt, bà con trong gia đình và là người có đủ tư cách, chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình trước pháp luật.
Trong trường hợp thực tế cần thiết, người thành niên bảo lãnh, giám sát cho người dưới 14 tuổi nói trên cũng có thể gửi, nhờ người chủ đại lý Internet bảo lãnh, giám sát dùm, nếu người chủ đại lý Internet đồng ý;
2.9. Khi phát hiện các trang thông tin, dịch vụ trên Internet có nội dung chính trị chống, phá Nhà nước, gây mất an ninh, trật tự xã hội, vi phạm pháp luật… người sử dụng phải nhanh chóng thông báo cho đại lý Internet, các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cơ quan công an gần nhất biết để kịp thời xử lý.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Sở Bưu chính, Viễn thông theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet được quy định tại Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông; Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005; Thông tư Liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006; Quyết định số 476/QĐ-BBCVT ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông và Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ của các đại lý Internet tại địa phương theo quy định.
3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các đại lý Internet trong việc chấp hành các quy định của pháp luật và hợp đồng đại lý Internet đã ký.
4. Các đại lý Internet chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật và hợp đồng đại lý; có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở người sử dụng dịch vụ chấp hành và thực hiện đúng các quy định về sử dụng dịch vụ Internet.
1. Thanh tra chuyên ngành và Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền xử phạt quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet; đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ Internet vi phạm các quy định về quản lý dịch vụ Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin; Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông về hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ; Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 05/2004/TT-BBCVT ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
3. Đại lý Internet vi phạm các quy định về quản lý Internet, trò chơi trực tuyến, điện thoại Internet tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo các hình thức sau:
- Bị xử phạt vi phạm hành chính;
- Bị ngừng cung cấp dịch vụ Internet, bị chấm dứt hợp đồng đại lý, bị cắt số điện thoại hoặc đường truyền dẫn viễn thông dùng để truy nhập Internet;
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet;
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10. Sở Bưu chính, Viễn thông
1. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn thành phố; phối hợp triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đến các đơn vị, doanh nghiệp và đại lý Internet trên địa bàn thành phố.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet trong việc đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước đối với đại lý Internet.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị chức năng có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các đại lý Internet trên địa bàn thành phố.
4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; trong đó có lĩnh vực quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, cho cấp quận, huyện thuộc thành phố.
5. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và các đại lý Internet vi phạm pháp luật về quản lý Internet, trò chơi trực tuyến, điện thoại Internet theo thẩm quyền quy định tại Điều 9 của Quy định này.
6. Tham gia các đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ Bưu chính, Viễn thông tổ chức trên địa bàn thành phố khi có yêu cầu phối hợp.
Điều 11. Sở Văn hóa - Thông tin
1. Thực hiện quản lý nhà nước về việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và đại lý Internet theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các đại lý Internet trên địa bàn thành phố; thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet.
3. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền rộng rãi trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng về việc khai thác, sử dụng dịch vụ Internet theo đúng các quy định của pháp luật, hạn chế các vi phạm trong hoạt động của đại lý Internet; tham mưu, đề xuất các biện pháp xử lý, ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm pháp luật trong hoạt động của đại lý Internet.
1. Chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống các loại tội phạm phát sinh trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet, dịch vụ trò chơi trực tuyến và dịch vụ điện thoại Internet; triển khai, phối hợp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng Internet.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng Internet theo quy định.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các đại lý Internet trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại các điểm cung cấp dịch vụ Internet.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan công an các cấp thuộc thành phố trong việc phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý hoạt động của các đại lý Internet tại địa phương.
5. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các đại lý Internet trên địa bàn thành phố, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để xử lý theo quy định.
Điều 13. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Thực hiện cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ ứng dụng Internet và dịch vụ trò chơi trực tuyến trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Theo dõi, hướng dẫn các cơ quan chức năng cấp quận, huyện thực hiện cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ Internet đối với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các đại lý Internet trên địa bàn thành phố, khi có yêu cầu.
Điều 14. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao ý thức tìm hiểu, khai thác, sử dụng và ứng dụng nguồn thông tin hữu ích, lành mạnh trên mạng Internet phục vụ cho công tác chuyên môn, học tập...
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, của Nhà nước và của địa phương trong quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet cho học sinh nhằm tạo ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật khi tham gia sử dụng dịch vụ Internet.
Điều 15. Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Hướng dẫn các thủ tục, quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ Internet; cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ Internet cho các hộ kinh doanh có nhu cầu tại địa phương đúng theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động kinh doanh, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, đảm bảo tất cả các đại lý Internet trên địa bàn đều được thanh tra hoặc kiểm tra 01 lần/01 năm; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại địa phương theo quy định và thẩm quyền.
3. Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của thành phố về hoạt động của các đại lý Internet trên địa bàn quận, huyện khi có yêu cầu phối hợp.
Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Bưu chính, Viễn thông để tổng hợp báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời./.