Quyết định 23/2007/QĐ-UBND về "Chương trình phát triển y tế giai đoạn 2006-2010" thực hiện Chương trình hành động 05-CTr/TU do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 23/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/10/2007
Ngày có hiệu lực 29/10/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Công Thuật
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2007/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 19 tháng 10 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH "CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN Y TẾ GIAI ĐOẠN 2006- 2010" THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 05/CTR-TU NGÀY 18/09/2006 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 của của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;

Căn cứ Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Để triển khai thực hiện Chương trình hành động số 05/CTr-TU ngày 18/09/2006 của Tỉnh ủy Quảng Bình, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình tại công văn số 1359/SYT ngày 11/10/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Chương trình phát triển y tế giai đoạn 2006- 2010" thực hiện Chương trình hành động số 05/CTr-TU ngày 18/09/2006 của Tỉnh ủy Quảng Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban pháp chế, Ban VHXH HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Báo QB; Đài PTTH tỉnh;
- Sở Tư pháp, Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT, NCVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN Y TẾ GIAI ĐOẠN 2006-2010 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 05-CTR/TU NGÀY 18 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG BÌNH.
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Phần thứ 1

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

I. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ

1. Mạng lưới y tế:

Tuyến tỉnh có 02 bệnh viện với 530 giường bệnh; 8 đơn vị sự nghiệp và Trường Trung học y tế. Ở tuyến huyện: Có 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 6 bệnh viện đa khoa huyện, thành phố và 7 phòng khám đa khoa khu vực với 895 giường bệnh; Có 7 Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố. Từ năm 2006, các huyện, thành phố đã thành lập Phòng Y tế trực thuộc UBND huyện, thành phố đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn. Toàn tỉnh có 159/159 xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động.

Ngoài ra, tham gia công tác chăm sóc sức khỏe trên địa bàn còn có các cơ sở y tế của các ngành Đường sắt, Xây dựng, Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an và hệ thống y tế tư nhân (gồm có 389 cơ sở: 105 cơ sở y, YHCT tư nhân; 4 doanh nghiệp dược và 280 cơ sở bán lẻ thuốc).

2. Về công tác cán bộ:

Tổng số biên chế y tế các tuyến: 2.344 người; trong đó có 840 cán bộ ở tuyến tỉnh, 832 cán bộ ở tuyến huyện và 672 cán bộ ở tuyến xã. Có 393 bác sĩ. Nhìn chung, cán bộ của ngành còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Cán bộ đại học và trên đại học còn ít, thiếu cán bộ chuyên sâu, chuyên ngành mũi nhọn.

3. Cơ sở vật chất:

Đa số các đơn vị tuyến tỉnh được cải tạo hoặc xây dựng tạm đủ chỗ làm việc. Bệnh viện YHCT mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004, song chưa được đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS mới được thành lập năm 2006, hiện chưa có trụ sở làm việc. Trường Trung học Y tế: Thiếu chỗ ở cho học sinh. Cơ quan Văn phòng Sở y tế đưa vào sử dụng từ năm 1991, quy mô chỉ đủ chỗ làm việc cho 1/2 số cán bộ so với hiện nay.

Có 5 Bệnh viện huyện, thành phố xuống cấp được Dự án y tế nông thôn đầu tư xây dựng một phần: Bệnh viện đa khoa Bố Trạch, bệnh viện đa khoa Lệ Thủy, bệnh viện đa khoa Đồng Hới đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Bệnh viện Quảng Trạch, Tuyên Hóa sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2007 - 2008.

Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh, bệnh viện đa khoa Minh Hóa được xây dựng bằng nguồn vốn địa phư­ơng và đưa vào sử dụng năm 1999 - 2000 nhưng chưa hoàn chỉnh. Hệ thống cấp nư­ớc và xử lý chất thải ch­ưa đạt yêu cầu. Trung tâm YTDP các huyện, thành phố mới được thành lập đầu năm 2006 từ việc chia tách các Trung tâm y tế; hiện tại 7/7 đơn vị chưa có trụ sở làm việc.

[...]