Quyết định 2253/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Số hiệu 2253/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/08/2021
Ngày có hiệu lực 25/08/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Lê Quang Trung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2253/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 25 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1934/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 249/TTr-SLĐTBXH ngày 23 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 05 (Năm) quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan lập danh sách đăng ký tài khoản của công chức được phân công thực hiện các bước xử lý công việc quy định tại quy trình này, gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công để thiết lập cấu hình điện tử trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

2. Giao Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng quy trình điện tử lên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- TTPVHCC, P. VHXH;
- Lưu: VT, 1.12.08.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG

(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ- UBND ngày    /    /2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Phần I. Danh mục quy trình thủ tục hành chính

STT

Tên thủ tục hành chính

Quyết định công bố TTHC

 

LĨNH VỰC VIỆC LÀM

Quyết định số 1934/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh

1

Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do đại dịch Covid-19

2

Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp do đại dịch Covid-19.

3

Hỗ trợ hộ kinh doanh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

 

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG

4

Hỗ trợ người lao động ngừng việc do đại dịch Covid- 19

5

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19

 

Phần II. Nội dung cụ thể của từng quy trình nội bộ giải quyết TTHC

1. Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do đại dịch COVID-19

Thứ tự công việc

Nội dung công việc

Đơn vị thực hiện

Thời gian (ngày làm việc)

Bước 1

Người sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội

02 ngày

Bước 2

Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long

 

 

Bước 3

Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, thu phí (nếu có), quét (scan), chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý

CC tại Trung tâm PVHCC

0,5 ngày

Bước 4

Chuyên viên Phòng Quản lý Giáo dục nghề nghiệp xử lý hồ sơ và chuyển kết quả xử lý đến lãnh đạo phòng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

04 ngày

Bước 5

Lãnh đạo Phòng Quản lý Giáo dục nghề nghiệp xem xét, trình Lãnh đạo Sở ký duyệt hồ sơ

01 ngày

Bước 6

Lãnh đạo Sở ký duyệt hồ sơ

01 ngày

Bước 7

Trả kết quả cho người dân

Trung tâm PVHCC

0,5 ngày

 

Tổng thời gian giải quyết TTHC

 

09 ngày

2. Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp do đại dịch COVID-19

[...]