Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0

Số hiệu 2211/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/09/2021
Ngày có hiệu lực 23/09/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Mai Hùng Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2211/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 23 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG, PHIÊN BẢN 2.0

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/12/2019;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2016;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0;

Căn cứ Quyết định số 3004/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, Phiên bản 1.0;

Căn cứ Công văn số 39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa về việc hướng dẫn mu Đ cương Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử, phiên bản 2.0;

Căn cứ Công văn số 289/THH-CSCNTT ngày 15/3/2021 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc góp ý Dự thảo Kiến trúc phiên bản 2.0 tỉnh Bình Dương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 49/TTr-STTTT ngày 04/06/2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương

Kiến trúc trên gồm các thành phần sau:

(1) Người sử dụng là các tác nhân tham gia sử dụng dịch vụ CQĐT, bao gồm: người dân, doanh nghiệp; Lãnh đạo tnh, các CBCCVC của các sở/ban/ngành; các đơn vị hành chính của tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan.

(2) Kênh giao tiếp là các kênh triển khai dịch vụ qua hệ thống CQĐT. Các đối tượng trong lớp Người dùng Hệ thống bên ngoài có thể tương tác, truy cập và sử dụng các dịch vụ do tỉnh cung cấp. Người dùng giao tiếp với hệ thống thông qua các kênh (các phương thức) mà hệ thống trao đổi thông tin với người sử dụng. Các kênh giao tiếp chính bao gồm:

- Giao diện cổng (Cổng thông tin nội bộ; Cổng thông tin điện tử (Internet); Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin quản lý và khai thác dữ liệu, Cổng thông tin hỗ trợ công dân, doanh nghiệp, Cổng thương mại điện tử,...);

- Điện thoại/Fax, đường dây nóng, đa phương tiện kết ni người sử dụng với các hệ thống;

- Hệ thống Thư điện tử (Email);

- Các ứng dụng trên nền tảng di động;

- Quầy thông tin (Kiosk);

- Dịch vụ bưu chính;

- Trực tiếp đến giao dịch tại Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc các cơ quan nhà nước liên quan.

(3) Dữ liệu và ứng dụng: Là các hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu của CQĐT mà tỉnh Bình Dương cần xây dựng/phát triển mới hoặc nâng cấp từ các hệ thống đã có (nếu đủ điều kiện), bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực tế của tỉnh Bình Dương, giúp cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho công dân, doanh nghiệp. Các ứng dụng của tỉnh Bình Dương cơ bản gồm:

[...]