Quyết định 22/2009/QĐ-UBND về thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 22/2009/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/01/2009 |
Ngày có hiệu lực | 19/01/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Hoàng Mạnh Hiển |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Văn hóa - Xã hội |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2009/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2009 |
VỀ VIỆC THU PHÍ THAM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí, Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 của Chính phủ quy định về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/05/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng nhân dân
Thành phố Hà Nội Khoá XIII Kỳ họp thứ 17.
Xét đề nghị của cục thuế thành phố Hà Nội tại công văn số 17473/CT-THNVDT ngày
21/11/2008 và Báo cáo thẩm định số 57/STP-VBPQ ngày 08/01/2009 của Sở Tư pháp
Thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
1. Các tổ chức, cá nhân tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phải nộp phí tham quan.
2. Đối tượng không phải nộp phí:
- Đối với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích Cổ Loa, Đền Ngọc Sơn và Đền Quán Thánh: trẻ em dưới 15 tuổi.
- Đối với di tích Nhà tù Hoả Lò:
+ Trẻ em dưới 15 tuổi
+ Thành viên các Hội cựu chiến binh; Ban liên lạc kháng chiến; Ban liên lạc các nhà tù trong cả nước; các đối tượng chính sách: thương binh, thân nhân liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Nội dung |
Đơn vị tính |
Mức thu |
1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
đ/ lượt khách |
10.000 |
2. Đền Ngọc Sơn |
đ/ lượt khách |
10.000 |
3. Nhà tù Hoả Lò |
đ/ lượt khách |
10.000 |
4. Khu di tích Cổ Loa |
đ/ lượt khách |
3.000 |
5. Đền Quán Thánh |
đ/ lượt khách |
2.000 |
* Riêng học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên có thẻ học sinh, thẻ sinh viên khi tham quan 5 di tích trên mức thu áp dụng bằng 50% các mức thu trên. |
||
6. Phí chùa Hương |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
29.500 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
14.500 |
7. Phí Làng cổ Đường Lâm |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
15.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
7.000 |
|
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
3.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
1.500 |
9. Phí chùa Thầy |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
5.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
2.500 |
10. Phí Thắng cảnh Hồ Tiên Sa và Hồ Đầm Long huyện Ba Vì. |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
6.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
3.000 |
11. Phí Thắng cảnh Thác Đa, Suối Tiên |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
10.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
5.000 |
12. Phí thắng cảnh chùa Tây Phương |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
5.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
2.500 |
13. Phí thắng cảnh Ao Vua |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
10.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
5.000 |
14. Phí thắng cảnh Suối Mơ, Khoang Xanh, ... |
|
|
- Người lớn |
đ/lần/người |
10.000 |
- Trẻ em |
đ/lần/người |
5.000 |
(Tất cả mức thu phí trên đã bao gồm thuế GTGT trường hợp là phí ngoài ngân sách)
Đơn vị thu phí trực tiếp: Các Đơn vị quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; các UBND các quận, huyện và cấp tương đương trực tiếp quản lý di tích, danh lam thắng cảnh.
Đơn vị chỉ đạo thực hiện: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội có trách nhiệm triển khai, chỉ đạo công tác thu phí tham quan và tổng hợp số liệu báo cáo UBND Thành phố và các đơn vị có liên quan.
Điều 4. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được
- Đối với các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di tích Cổ Loa, Đền Ngọc Sơn và Đền Quán Thánh, Nhà tù Hoả Lò: nộp vào ngân sách nhà nước 10%; để lại cho đơn vị thu phí 90% trên tổng số phí thu được để phục vụ công tác thu phí;
- Đối với các di tích Chùa Trăm gian, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương: Nộp vào ngân sách nhà nước 90 %; để lại cho đơn vị thu phí 10 % số phí thu được để phục vụ công tác thu phí.
- Đối với di tích Làng cổ Đường Lâm: đơn vị được để lại 100% số phí thu được để phục vụ công tác thu phí.
- Đối với Chùa Hương: Nộp vào ngân sách nhà nước 65%, (trong 65 % nộp ngân sách, được phân chia cụ thể là: ngân sách huyện hưởng 70 %, ngân sách xã Hương Sơn hưởng 30 % để chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu di tích Chùa Hương); để lại cho đơn vị thu phí 35 % số phí thu được để phục vụ công tác thu phí.
- Đối với các thắng cảnh còn lại: Hồ Tiên Sa, Hồ Đầm Long, Thác Đa, Suối Tiên, Ao Vua, Suối Mơ, Khoang Xanh,...: số phí thu được là doanh thu của đơn vị thu phí (các tổ chức, doanh nghiệp quản lý danh lam thắng cảnh) do vậy đơn vị thu phí có trách nhiệm kê khai nộp thuế theo đúng quy định.
Đơn vị thu phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán số tiền phí thu được theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/05/2006 của Bộ Tài chính.
Sử dụng biên lai thu phí do Cơ quan thuế phát hành hoặc vé đặc thù do đơn vị thu phí đăng ký với Cơ quan thuế. Không gộp phí tham quan cùng phí dịch vụ trên cùng 1 vé.