Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 219/QĐ-TTg năm 2014 Phê duyệt Danh mục Chương trình hợp tác với Liên hợp quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 219/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/02/2014
Ngày có hiệu lực 07/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 219/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VỚI LIÊN HỢP QUỐC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 161/BKHĐT-KTĐN ngày 09 tháng 01 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục “Chương trình chung của Liên hợp quốc hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” với các nội dung chính sau:

1. Cơ quan chủ quản Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Nhà tài trợ: một số tổ chức của Liên hợp quốc trong đó Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) là đầu mối chủ trì.

3. Mục tiêu dài hạn: cung cấp trợ giúp chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn Việt Nam thông qua điều phối các trợ giúp kỹ thuật của hệ thống Liên hợp quốc nhằm tích hợp các lợi thế so sánh của từng cơ quan đối với Chương trình mục tiêu quốc gia”.

4. Mục tiêu ngắn hạn:

- Tư vấn kỹ thuật cho Ban Chỉ đạo Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Điều phối các nhà tài trợ, cơ quan tham gia và các chuyên gia thông qua Nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Hình thành một khuôn khổ pháp lý để tăng cường sự tham gia của người dân dựa vào cộng đồng, bao gồm hệ thống đồng quản lý và cơ chế công tư kết hợp;

+ Tăng cường dịch vụ tư vấn chính sách và thí điểm các cải tiến thể chế hỗ trợ gia nhập thị trường của các hộ tiểu nông và nhà sản xuất nhỏ;

+ Tư vấn cho cấp quốc gia và địa phương về chiến lược an ninh lương thực;

+ Khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp với một chiến lược nông nghiệp mới để thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

5. Chương trình gồm 3 hợp phần:

- Hợp phần 1: Nâng cao hiểu biết của người sản xuất và cư dân nông thôn.

- Hợp phần 2: Tăng cường năng lực xây dựng chính sách, chiến lược và đầu tư công.

- Hợp phần 3: Điều phối, giám sát và đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong Chương trình có mua 01 xe ô tô 07 chỗ từ nguồn vốn ODA.

6. Thời gian thực hiện: 3 năm (kể từ ngày dự án được phê duyệt).

7. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 1.390.000 USD, bao gồm:

- Vốn ODA do các tổ chức Liên hợp quốc viện trợ không hoàn lại: 1.100.000 USD (vốn đã được đảm bảo là 246.500 USD, vốn cần huy động thêm là 853.500 USD).

- Vốn đối ứng: 6.009.000.000 đồng (tương đương 290.000 USD):

+ Tiền mặt: 3.725.000.000 đồng

[...]