Quyết định 2185/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

Số hiệu 2185/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/10/2009
Ngày có hiệu lực 28/10/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Thanh Quán
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2185/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 28 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Hưng Yên tại Tờ trình số 1363/TTr-SKH&ĐT ngày 01/9/2009 và hồ sơ Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Hưng Yên đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển:

1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội theo hướng tạo nên sự năng động hơn cho các yếu tố sản xuất, phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh.

2. Gắn bó chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là với sự phát triển của thị trường Hà Nội, thành phố Hải Phòng trên cơ sở tăng cường các liên kết kinh tế tạo thành mạng cung ứng, tiêu thụ hàng hoá.

3. Phát triển đồng bộ cơ cấu của ngành thương mại bao gồm các phân ngành đại lý uỷ quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và các nguồn lực được xã hội hoá, vừa phải tập trung phát triển các đối tượng tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn, vừa phải thu hút được các thương gia lớn từ ngoài tỉnh và nước ngoài.

4. Phải chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện văn minh thương mại, nâng cao trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng năng lực thực hiện các hoạt động thương mại và đảm bảo tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư.

5. Đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực và vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại của địa phương, đảm bảo vừa tuân thủ theo quy định của pháp luật nhà nước, vừa tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh phát triển năng động hơn.

6. Phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đòi hỏi cần tập trung nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành.

7. Phát triển ngành thương mại Hưng Yên phải coi trọng việc hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ cạnh tranh khi thị trường dịch vụ phân phối mở cửa.

8. Phát triển theo cơ cấu hợp lý cả về số lượng, loại hình và cần coi trọng việc thống nhất hoá quy hoạch ngành Thương mại với quy hoạch xây dựng của tỉnh trên cơ sở tiêu chuẩn hoá, tổ chức hoá mạng lưới thương mại ở các khu vực trên địa bàn.

II. Mục tiêu quy hoạch:

1. Mục tiêu chung:

- Đẩy mạnh xuất khẩu của Hưng Yên với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tiếp tục duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các sản phẩm xuất khẩu co hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị tăng thêm cao; đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường xuất khẩu dịch vụ.

- Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong việc tăng giá trị tăng thêm đóng góp vào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; kết nối sản xuất và tiêu dùng, định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ:

Dự báo tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 là 16,6%/năm và đạt khoảng 8.100 tỷ đồng; giai đoạn 2011 - 2015 đạt hơn 18.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 17%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 28.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 12%/năm.

2.2. Xuất khẩu:

Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 450 triệu USD, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.100 triệu USD, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2.500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong cả giai đoạn đạt gần 20%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm hàng dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến và nông lâm thuỷ sản (đến năm 2015, tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến đạt khoảng 80%).

2.3. Nhu cầu vốn đầu tư:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ