Quyết định 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 218/1999/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 09/11/1999 |
Ngày có hiệu lực | 24/11/1999 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng,Bảo hiểm |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 218/1999/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 1999 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 09 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền
gửi;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng, Trưởng
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước khi cần thiết.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 3. Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không vì mục tiêu lợi nhuận.
Chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm :
1. Vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, do Nhà nước cấp;
2. Nguồn vốn bổ sung từ thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;
3. Các nguồn vốn khác.
Điều 5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau :
1. Thu phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định;
2. Chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong phạm vi mức bảo hiểm tối đa theo quy định;
3. Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
4. Hỗ trợ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt;
5. Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản;
6. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi;
7. Tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; tổ chức tập huấn, đào tạo và tư vấn về các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm tiền gửi;
8. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 6. Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản trị và điều hành
1. Hội đồng quản trị: