ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2145/QĐ-UBND
|
Hưng
Yên, ngày 06 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ TU BỔ, CHỐNG XUỐNG CẤP DI
TÍCH XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016
- 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa
ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày
18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 11/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn
hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 112/TTr-SVHTTDL ngày 12/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm
theo Quyết định này Đề án đầu tư tu bổ, chống xuống cấp
di tích xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2016 - 2020.
Điều 2. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện,
thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra; thường
xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết
quả với UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thủ trưởng các sở, ngành
liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phóng
|
ĐỀ ÁN
ĐẦU TƯ TU BỔ, CHỐNG XUỐNG CẤP DI
TÍCH XẾP HẠNG CẤP TỈNH, CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016
- 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2145/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh)
Phần
thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT,
CĂN CỨ PHÁP LÝ, THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ ÁN
I.
SỰ CẦN THIẾT
Hưng Yên là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa
lâu đời, hiện còn bảo lưu được hơn 1.210 di tích các loại hình, trong đó Khu di
tích Phố Hiến được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt,
164 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 196 di tích xếp hạng cấp
tỉnh, đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và Bắc Ninh) về số lượng di tích Quốc gia. Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chủ
yếu được xây dựng bằng vật liệu vôi vữa, cấu kiện gỗ, có niên đại từ 200 - 300
năm. Những năm qua, bằng nguồn vốn của chương
trình mục tiêu Quốc gia và một phần nhỏ ngân sách tỉnh, nhiều di tích có
giá trị của tỉnh đã được đầu tư, chống xuống cấp kịp thời, góp phần bảo tồn di
sản văn hóa dân tộc, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương.
Tuy nhiên, việc đầu
tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh
còn nhiều hạn chế, nhiều di tích xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia bị hư hỏng không
được tu bổ kịp thời và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện
thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, mới đây cơn bão số
01 năm 2016 đổ bộ vào tỉnh Hưng Yên đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều di tích
đang trong tình trạng xuống cấp rất cần được đầu tư chống xuống cấp. Từ thực trạng
nêu trên, việc ban hành Đề án “Đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích xếp hạng
cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020” là vô cùng cấp
bách và cần thiết, nhằm đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trùng tu,
tôn tạo, gìn giữ và nâng cao giá trị di tích, chống xuống cấp, bảo vệ bền vững
hệ thống di tích vô giá đã góp phần làm nên truyền thống
văn hiến, cách mạng của quê hương Hưng Yên.
II.
CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Di sản văn hóa
ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày
18/6/2009;
- Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
09/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước;
- Thông tư số
51/2013/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 26/4/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012- 2015;
- Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn
hóa;
- Quyết định số
581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
phát triển văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị định số
70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về việc quy định thẩm quyền, trình tự,
thủ tục lập, phê duyệt, quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Thông tư số
18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
- Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Hưng Yên khóa XVIII nhiệm kỳ 2015- 2020 ngày 31/10/2015;
- Căn cứ thực trạng xuống
cấp của hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.
III.
THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Thời gian: Đề án triển khai từ năm 2016 đến năm 2020. Năm 2016 khảo sát, xây dựng,
ban hành Đề án. Năm 2017-2020 thực hiện đầu tư tu bổ chống xuống cấp cho các di
tích thuộc Đề án.
2. Phạm
vi và đối tượng: Hệ
thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh, bao gồm các di tích lịch sử,
di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh đang xuống cấp
nghiêm trọng.
Phần thứ hai
THỰC
TRẠNG ĐẦU TƯ TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
I.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
1. Kết quả đạt
được
Trong những năm qua, tỉnh Hưng Yên rất quan tâm
đến công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa của địa phương. Hằng năm,
UBND tỉnh đều có văn bản chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý di tích; tổ chức
thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đối với công tác trùng tu, tôn tạo
di tích, Hưng Yên đã sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh, chương trình mục
tiêu quốc gia, kinh phí của các đơn vị, kinh phí tài trợ của những nhà hảo tâm
công đức một cách hiệu quả. Trên cơ sở nguồn ngân sách chương trình mục tiêu quốc
gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh đã đầu tư trọng điểm cho các dự
án lớn để thực hiện Quy hoạch bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch, như:
Dự án Phố Hiến giai đoạn I; Dự án Phố Hiến giai đoạn II; Khu di tích Hải Thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác; Di tích đền Đa Hòa (Khoái Châu); Di tích đình Triệu Đà
(Văn Giang)…với kinh phí gần 100 tỷ đồng.
Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu
quốc gia giai đoạn 2005- 2015 đã đầu tư tu bổ chống xuống cấp cho 79 lượt di
tích với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh
bố trí trên 3,8 tỷ đồng thực hiện tu bổ, tôn tạo cấp thiết cho 137 lượt di tích
và cụm di tích của tỉnh.
Với phương châm nhà nước và nhân dân
cùng làm, hầu hết các di tích được triển khai tôn tạo, chống xuống cấp mang
tính xã hội hóa cao. Trung bình mỗi năm kinh phí tu bổ di tích từ nguồn xã hội
hóa hàng chục tỷ đồng và tăng theo từng năm. Theo thống kê từ năm 1997 - 2015,
đã huy động được trên 400 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu sửa gần 500 lượt di tích.
2. Hạn chế
và nguyên nhân
Giai đoạn 1997
- 2015, có gần 300 lượt di tích được đầu tư tu bổ, chống xuống cấp ở nhiều mức độ
khác nhau. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích chủ yếu dựa
vào ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đến năm 2016, nguồn
vốn này không tiếp tục được bố trí, trong khi đó nguồn vốn hỗ trợ chống xuống cấp
cấp thiết của tỉnh cho di tích mỗi năm chỉ được 300 - 600 triệu đồng/10 di
tích; ngân sách huyện, xã hầu như không có. Với nguồn vốn rất hạn chế đó (chỉ từ
30 đến 60 triệu đồng/di tích) nên nhiều di tích chỉ tu sửa được một số hạng mục
trong rất nhiều hạng mục xuống cấp cần tu sửa; có địa phương không muốn nhận số
kinh phí ít ỏi đó vì không biết tu sửa hạng mục nào của di tích. Nhiều
di tích xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia do không được đầu tư chống xuống cấp kịp
thời nên ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.
Tại một số địa phương
chưa có biện pháp tích cực để huy động các nguồn vốn xã hội hóa cùng với tư tưởng
ỷ lại, trông chờ vào nguồn đầu tư của Nhà nước dẫn đến nhiều di tích bị xuống cấp
nghiêm trọng, đe dọa đến sự tồn tại bền vững của di tích. Nguồn kinh phí thu được
từ tiền công đức ở một số di tích chưa được quản lý chặt chẽ, chưa được đầu tư
trở lại để tu bổ, tôn tạo di tích, có nơi còn sử dụng tùy tiện, không đúng mục
đích, gây dư luận không tốt trong nhân dân. Tỉnh chưa có cơ chế chính sách khuyến
khích, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân bỏ kinh phí thực hiện các dự án
tu bổ, phục hồi di tích.
Một số địa phương thực
hiện việc tu bổ, chống xuống cấp di tích không đúng quy trình theo quy định,
thuê đơn vị thi công, tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát không đủ điều kiện
hành nghề theo quy định nên ảnh hưởng đến yếu tố nguyên gốc của di tích. Có địa
phương còn thực hiện việc tu sửa, cải tạo di tích khi chưa có ý kiến của cơ
quan quản lý chuyên ngành.
Công tác quản lý nhà
nước về lĩnh vực di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức;
bộ máy làm công tác quản lý di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa
nói riêng từ tỉnh đến cơ sở còn bất cập, chưa phù hợp. Cấp tỉnh chưa thành lập
được phòng tham mưu quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Chức năng, nhiệm vụ của
Ban quản lý di tích tỉnh còn chồng chéo giữa quản lý nhà nước và hoạt động sự
nghiệp.
Một số huyện, thành phố
thiếu cán bộ chuyên trách có trình độ nghiệp vụ trực tiếp tham mưu về lĩnh vực
bảo tồn, phát huy giá trị di sản trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước về di
tích ở cấp huyện, cấp xã còn mờ nhạt, vẫn còn tư tưởng cho rằng công tác quản
lý di tích là của riêng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ban quản lý di tích
cấp xã hoạt động kém hiệu quả, trách nhiệm chưa rõ ràng nên khi xảy ra vi phạm
trong việc tu bổ di tích, mất cắp cổ vật, đồ thờ tự,… không quy được trách nhiệm
cụ thể. Chế độ chính sách cho người trực tiếp trông coi di tích hầu như không
có nên chưa khuyến khích được họ toàn tâm, toàn ý với việc bảo vệ di tích.
Phần
thứ ba
MỤC TIÊU,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I.
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nhằm làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ và phát
huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật
Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVIII và những năm tiếp theo;
- Khai thác có hiệu quả giá trị lịch sử văn hóa
của các di tích sau đầu tư, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử cách
mạng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho nhân dân, nhất là
cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; phát triển kinh tế du lịch đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung
trước mắt và lâu dài.
2. Mục tiêu
cụ thể giai đoạn 2016 - 2020
- Đầu tư tu bổ, chống xuống cấp 100 di tích được xếp hạng, trong đó 60 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 40 di tích xếp
hạng cấp tỉnh xuống cấp nghiêm trọng ở các loại hình di tích lịch sử, di tích
kiến trúc nghệ thuật;
- Ngăn
chặn có hiệu quả tình trạng xuống cấp và nguy cơ mất mát giá trị nguyên gốc của
hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ
- Xây dựng và
hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích tạo cơ sở
pháp lý, phân định rõ trách nhiệm cho chính quyền từ tỉnh đến cơ sở để chủ động
trong xây dựng kế hoạch, phương án huy động nguồn lực đầu tư tu bổ, chống xuống
cấp di tích;
- Triển khai công tác tu bổ, chống
xuống cấp di tích theo một quy trình, kế hoạch thống nhất chung trong toàn
tỉnh, tránh tình trạng tu bổ, chống xuống cấp di tích tự phát, tùy tiện, không
đảm bảo quy trình ở các địa phương;
- Gắn công tác
bảo tồn di sản văn hóa, tu bổ, chống xuống cấp di tích với phát triển du lịch bền vững, quảng bá, giới thiệu vùng
đất, con người và văn hóa Hưng Yên với các địa phương trong cả nước và bạn bè
quốc tế;
- Kết hợp ngân
sách Nhà nước và huy động tối đa nguồn xã hội hóa để thực hiện công tác bảo tồn
tôn tạo di tích trên phạm vi toàn tỉnh; gắn đầu tư tu bổ, chống xuống cấp với bảo
vệ, quản lý khai thác và phát huy giá trị các di tích;
- Đối với các
di tích quốc gia có giá trị về lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật được đầu
tư tu bổ, chống xuống cấp từ nguồn ngân sách của tỉnh, các địa phương và xã hội
hóa kết hợp với nguồn hỗ trợ của Trung ương, trước mắt ưu tiên các di tích xuống
cấp nghiêm trọng tập trung ở các yếu tố gốc cấu thành bộ khung chịu lực của di
tích như: Hệ thống vì mái, cột, tường, các cấu kiện gỗ…
2. Giải pháp chủ yếu
- Tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nước với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc
đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để động
viên, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các dự án
đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích;
- Khuyến khích sử dụng những
phương tiện, kỹ thuật truyền thống để tu bổ, chống xuống cấp di tích nhằm giữ
gìn các yếu tố nguyên gốc, bản sắc, đặc trưng riêng của từng di tích. Mục đích
cao nhất của việc tu bổ, chống xuống cấp di tích là bảo vệ và nâng tầm các giá
trị nổi bật của di tích;
- Tuyên truyền
sâu rộng Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo
vệ, khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa cho nhân dân trên địa bàn nơi
có di tích thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên;
- Tập trung
các nguồn lực để đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Phối hợp với các bộ, ngành trung
ương để tìm nguồn vốn đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích, nhất là những di
tích có giá trị đặc biệt cần có sự đầu tư lớn. Ngân sách tỉnh, huyện và
xã đảm bảo cân đối, phân bổ hàng năm theo tỷ lệ chi ngân sách hợp lý trong
tổng chi ngân sách địa phương cho công tác tu bổ, chống xuống
cấp di tích. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động
sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn
thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân, người con xa quê hương để phục vụ công
tác tu bổ, tôn tạo di tích;
- Kiện toàn bộ
máy làm công tác quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của trung
ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng
ngành, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị di tích. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ
cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
III.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh sử dụng từ nguồn ngân
sách của tỉnh, huyện (thành phố), xã (phường, thị trấn), huy động xã hội hóa của
nhân dân, các thành phần kinh tế, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn
vốn hợp pháp khác, trong đó:
- Đối với di tích xếp hạng quốc gia: Ngân sách tỉnh
hỗ trợ mỗi di tích mức cao nhất 600 triệu đồng, còn lại huy động nguồn xã hội
hóa.
- Đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh: Ngân sách
huyện hỗ trợ mỗi di tích mức cao nhất 200 triệu đồng; ngân sách xã mức cao nhất
100 triệu đồng, còn lại huy động nguồn xã hội hóa.
2. Số lượng di tích được đầu tư tôn tạo,
chống xuống cấp giai đoạn 2016 - 2020 là 100 di tích, trong đó: 60 di tích quốc
gia, 40 di tích cấp tỉnh.
(Có Danh sách kèm theo).
3. Tổng kinh phí từ ngân sách nhà
nước để đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích giai đoạn 2016 - 2020 là 48 tỷ
đồng, cụ thể như sau:
+ Ngân sách tỉnh: 36 tỷ đồng, mỗi năm 9 tỷ đồng;
+ Ngân sách cấp huyện: 8 tỷ đồng, mỗi
năm 2 tỷ đồng;
+ Ngân sách cấp xã: 4 tỷ đồng, mỗi năm 1 tỷ đồng.
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hàng năm, căn cứ nguồn vốn đầu
tư, khả năng kinh phí huy động xã hội hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ
trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện thành phố khảo sát,
đánh giá cụ thể thực trạng xuống cấp của di tích trong Danh sách nêu trên, xây
dựng kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp di tích trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Đối với di tích xuống cấp không nằm trong Danh sách di tích Đề án phê duyệt mà
cần được đầu tư tu bổ cấp thiết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo UBND tỉnh
xem xét, quyết định;
- Tùy tình hình thực tế và khả
năng cân đối của ngân sách, có thể điều chỉnh số lượng di tích, kinh phí hỗ trợ
cho mỗi di tích phù hợp, nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư tu bổ, chống xuống
cấp di tích hàng năm theo quy định của Đề án. Đối với những nội dung phát sinh
trong quá trình thực hiện Đề án, báo cáo UBND quyết định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan thực hiện quy trình, thủ tục lập Dự án, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích quốc gia theo quy định. Đôn đốc, kiểm tra, thẩm định, thỏa thuận thiết kế tu bổ di tích cấp tỉnh
của các huyện, thành phố;
- Trình UBND tỉnh
báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận thiết kế tu bổ di tích quốc
gia, di tích quốc gia đặc biệt theo đúng Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ và Thông
tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách
hàng năm để triển khai thực hiện Đề án;
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện công tác bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn
tỉnh theo quy định của Đề án, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
tham mưu UBND tỉnh định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực
hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan kiểm tra
hồ sơ dự án tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm
để hỗ trợ các di tích theo Danh sách Đề án phê duyệt;
- Chủ trì, phối
hợp với các ngành, cơ quan liên quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ
chế, chính sách về đầu tư, khuyến khích đầu tư từ nguồn xã hội hóa để
thực hiện hiệu quả Đề án.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ tình hình
kinh phí ngân sách hằng năm và hồ sơ dự án tu bổ, chống xuống cấp di tích, tham
mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách chi thường xuyên hằng năm để thực hiện đầu tư tu
bổ, chống xuống cấp di tích theo Danh sách di tích Đề án phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các
cơ quan liên quan tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách
để thực hiện Đề án.
4. Sở Tài nguyên và
Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND
các huyện, thành phố quy hoạch đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn,
tôn tạo các di tích; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích lịch
sử văn hóa, góp phần ngăn chặn tình trạng xâm hại và lấn chiếm di tích.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý di sản
văn hóa từ tỉnh đến cơ sở để quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy hiệu quả công
tác tu bổ, tôn tạo di tích.
6. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, thẩm định hồ sơ thiết kế đảm bảo đúng
quy trình, quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật về xây dựng.
7. Báo Hưng Yên,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Đẩy mạnh tuyên truyền
sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực di sản
văn hóa gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Kịp thời biểu
dương các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động đầu tư, tu bổ và tôn tạo
di tích.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các
hoạt động bảo vệ, chăm sóc, phát huy giá trị di tích trong học sinh, đoàn viên
thanh niên.
9. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ
chức thành viên
Tổ chức thực
hiện tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng, vận động các tổ chức, đoàn
thể ở cơ sở đảm nhận việc chăm sóc, bảo vệ và phát huy hiệu quả các di
tích trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của
cộng đồng, thực hiện tốt phương châm xã hội hóa để huy động các nguồn lực góp
phần vào việc đầu tư tu bổ, chống xuống cấp và bảo vệ di tích.
10. UBND
các huyện, thành phố
- Căn cứ Danh sách di tích Đề án
phê duyệt, tình hình xuống cấp của di tích và điều kiện thực tế của địa phương,
hàng năm bố trí ngân sách và hướng dẫn các xã, phường,
thị trấn lập Dự án, Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư tu bổ, chống
xuống cấp di tích đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh trên địa bàn, đề
nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, thỏa thuận;
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa
bàn; tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ, chăm
sóc, phát huy giá trị di tích;
- Chỉ đạo
các xã, phường, thị trấn bố trí ngân sách đối ứng và huy động
xã hội hóa để thực hiện tu bổ, chống xuống cấp di tích
đối với các di tích Đề án phê duyệt; có trách nhiệm tham gia quản lý việc thực
hiện các dự án tu bổ, chống xuống cấp di tích của các xã, phường, thị trấn
đúng mục đích và hiệu quả;
- Xây dựng
kế hoạch tu bổ, chống xuống cấp di tích và phát huy giá trị di tích hàng năm, 05 năm trên địa bàn; định kỳ sơ kết, đánh
giá tình hình thực hiện gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh.
10. Công
tác báo cáo
- Năm 2018, sơ
kết 3 năm thực hiện Đề án, năm 2020 tổng kết thực hiện Đề án.
- Công tác báo cáo:
+ Báo cáo hằng năm trước
ngày 5/11;
+ Báo cáo Sơ kết 3 năm
trước ngày 20/10/2018;
+ Báo cáo Tổng kết trước
ngày 20/10/2020.
+ Nơi nhận báo cáo:
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Căn cứ nội dung của Đề án,
các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển
khai thực hiện./.
DANH SÁCH
DI TÍCH ĐẦU TƯ TU BỔ, CHỐNG XUỐNG CẤP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Đề án đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích xếp hạng
cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020)
Di tích xếp hạng quốc gia
1.
|
Đình, đền, chùa Đào Đặng, xã Trung Nghĩa,
thành phố Hưng Yên.
|
2.
|
Đình Bồng Châu, xã Phú Cường, thành phố Hưng
Yên.
|
3.
|
Đình An Vũ, phường Hiến Nam, thành phố Hưng
Yên.
|
4.
|
Đền Phủ Vị, xã Phương Chiểu, thành phố Hưng
Yên.
|
5.
|
Đình Thổ Cầu, xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động.
|
6.
|
Đình Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động.
|
7.
|
Chùa An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động.
|
8.
|
Đình Ninh Phúc, xã Hùng An, huyện Kim Động.
|
9.
|
Đền Đức Thánh Cả, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động.
|
10.
|
Đền Đào Xá, xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động.
|
11.
|
Đình An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động.
|
12.
|
Đình Thọ Nham Hạ, xã Thọ Vinh, huyện Kim Động.
|
13.
|
Đền Phủ Điềm, xã Minh Phượng, huyện Tiên Lữ.
|
14.
|
Đền Dị chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ.
|
15.
|
Đình An Tào, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ.
|
16.
|
Đền Bái Khê, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ.
|
17.
|
Đền Nghĩa Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ.
|
18.
|
Đền Triều Dương, xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ.
|
19.
|
Đền Phượng Hoàng, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ.
|
20.
|
Đậu Trà Bồ, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ.
|
21.
|
Đền Tống Trân, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ.
|
22.
|
Đình Nghĩa Vũ, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ.
|
23.
|
Chùa Trà Dương, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ.
|
24.
|
Đền, chùa Xá, xã Cẩm Ninh, huyện Ân Thi.
|
25.
|
Đình Cù Tu, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi.
|
26.
|
Đền Nhân Vũ, xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi.
|
27.
|
Đền Trà Phương, xã Hồng Vân, huyện Ân Thi.
|
28.
|
Đình Tiên Kiều, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi.
|
29.
|
Đình Đào Xá, xã Đào Dương, huyện Ân Thi.
|
30.
|
Đình Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi.
|
31.
|
Đền Hương Quất, xã Thành Công, huyện Khoái
Châu.
|
32.
|
Đình Bối Khê, xã Liên Khê, huyện Khoái Châu.
|
33.
|
Đình Quan Xuyên, xã Thành Công, huyện Khoái
Châu.
|
34.
|
Đình Trung, xã An Vĩ, huyện Khoái Châu.
|
35.
|
Đền Thiết Trụ, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu.
|
36.
|
Đền Hóa, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu.
|
37.
|
Đền Hậu, xã Đông Kết, huyện Khoái Châu.
|
38.
|
Đình Ngoại, xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ.
|
39.
|
Đình Trà, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ.
|
40.
|
Đình Tử Đông, xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ.
|
41.
|
Đình Liêu Trung, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ.
|
42.
|
Đình Thụy Trang, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ.
|
43.
|
Đình Thổ Cốc, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ.
|
44.
|
Đình Phong Cốc, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào.
|
45.
|
Đình Lỗ Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào.
|
46.
|
Đình Nguyễn Xá, xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào.
|
47.
|
Đình Nho Lâm, xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào.
|
48.
|
Đình Bần, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào.
|
49.
|
Chùa Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm.
|
50.
|
Đền Ghênh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm.
|
51.
|
Đình Mễ Đậu, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm.
|
52.
|
Đình Đồng Chung, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm.
|
53.
|
Chùa Ông, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm.
|
54.
|
Đình Ngọc Bộ, xã Long Hưng, huyên Văn Giang.
|
55.
|
Đền Ngò, xã Phụng Công, huyện Văn Giang.
|
56.
|
Đình Đầu, xã Phụng Công, huyện Văn Giang.
|
57.
|
Đình Nhân Vực, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang.
|
58.
|
Đình Dương Liệt, xã Thắng Lợi, huyện Văn
Giang.
|
59.
|
Đình Đa Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang.
|
60.
|
Đình Nhân Nội, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang.
|
Di tích xếp hạng cấp tỉnh
1.
|
Đình, đền, chùa Nẻ Độ, phường Hồng Châu, thành
phố Hưng Yên.
|
2.
|
Đình Tiền Thắng, xã Bảo Khê, thành phố Hưng
Yên.
|
3.
|
Đình, chùa Kệ Châu, xã Phú Cường, thành phố
Hưng Yên.
|
4.
|
Đình Chay, Phủ Bà, xã Quảng Châu, thành phố
Hưng Yên.
|
5.
|
Đình Trung Hòa, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động.
|
6.
|
Đình Mát, xã Nhân La, huyện Kim Động.
|
7.
|
Chùa Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động.
|
8.
|
Đình Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động.
|
9.
|
Chùa Đồng Lý, thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động.
|
10.
|
Nhà thờ Họ Đào, xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ.
|
11.
|
Đền Vương, thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ.
|
12.
|
Đình Thống Nhất, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ.
|
13.
|
Đình Tất Viên, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ.
|
14.
|
Đình Đông, xã Ngô Quyền, huyện Tiên Lữ.
|
15.
|
Đình Đại Duy, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ.
|
16.
|
Chùa Sậy, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ.
|
17.
|
Đậu phủ Hà Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ.
|
18.
|
Chùa Kim Phương, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ.
|
19.
|
Đình Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ.
|
20.
|
Chùa Tần Tranh, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ.
|
21.
|
Đình Văn Nhuệ, xã Văn Nhuệ, huyện Ân Thi.
|
22.
|
Đình Lưu Xá, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi.
|
23.
|
Đình Nhuệ Giang, xã Đào Dương, huyện Ân Thi.
|
24.
|
Đình Minh Lý, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi.
|
25.
|
Đình Bình Dân, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu.
|
26.
|
Đình Thọ Bình, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu.
|
27.
|
Đình Mạn Trù Châu, xã Tân Châu, huyện Khoái
Châu.
|
28.
|
Đình, chùa Trung Đạo, xã Trung Hưng, huyện Yên
Mỹ.
|
29.
|
Đình Khóa Nhu, xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ.
|
30.
|
Đền Mỹ Xá, xã Việt Cường, huyện Yên Mỹ.
|
31.
|
Đình Hòa Nhu, xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ.
|
32.
|
Đình Phú Đa, thị trấn Bần, huyện Mỹ Hào.
|
33.
|
Đình Cẩm Sơn, xã Cẩm Xá, huyện Mỹ Hào.
|
34.
|
Đình Tiên Xá 2, xã Cẩm Xá, huyện Mỹ Hào.
|
35.
|
Đình Trịnh Xá, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.
|
36.
|
Đền Từ Vũ, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm.
|
37.
|
Đình Sâm Khố, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang.
|
38.
|
Đình Tầm Tang, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang.
|
39.
|
Miếu Đồng Tỉnh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang.
|
40.
|
Đình Bến, xã Phụng Công, huyện Văn Giang./.
|