Quyết định 213/2005/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 213/2005/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/12/2005 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Thiện Nhân |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 213/2005/QĐ-UBND |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2005 |
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Quyết định 245/1998/QĐ/TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính
phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 09 tháng 3 năm 1995 của Chính phủ ban hành Quy định
về phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm
2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy
và chữa cháy;
Căn cứ Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của
liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm,
Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Quyết định 197/2005/QĐ/BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương
án PCCC rừng cấp tỉnh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT
ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số
1248/SNN-KHTC ngày 24 tháng 10 năm 2005;
QUYẾT ĐỊNH:
- Chi cục Kiểm lâm thành phố có nhiệm vụ là cơ quan thường trực
tổ chức theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã có rừng chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY (PCCC) RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 213 /2005/QĐ-UBND ngày 15
tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I- CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PCCC RỪNG:
1- Sự cần thiết xây dựng phương án:
Cháy rừng là thảm họa về môi trường và gây thiệt hại rất lớn đến
tài nguyên của đất nước, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn từ năm 1998 đến nay trên cả nước đã xảy ra 7.229 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 52.188 ha rừng. Trong thời gian qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường các biện pháp PCCC rừng nhằm ngăn chặn thảm họa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện Luật Bảo vệ và
phát triển rừng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo chính quyền các quận - huyện nơi có rừng, các Sở-ngành có
liên quan cùng các đơn vị chủ rừng chủ động thực hiện các biện pháp PCCC rừng. Tuy nhiên, do thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng nhiệt đới, gió mùa, thời tiết luôn diễn biến phức tạp; mặt khác ý thức PCCC rừng của người dân chưa cao, công tác quản lý lửa trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân trong khu vực có rừng còn nhiều bất cập, phương tiện PCCC còn hạn chế, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Do vậy, việc xây dựng phương án PCCC rừng trên địa bàn thành phố là một yêu cầu cần thiết, nhằm tăng cường các biện pháp chủ động trong PCCC rừng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng của thành phố.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 213/2005/QĐ-UBND |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2005 |
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Quyết định 245/1998/QĐ/TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính
phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 09 tháng 3 năm 1995 của Chính phủ ban hành Quy định
về phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm
2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy
và chữa cháy;
Căn cứ Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của
liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm,
Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Quyết định 197/2005/QĐ/BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương
án PCCC rừng cấp tỉnh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT
ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số
1248/SNN-KHTC ngày 24 tháng 10 năm 2005;
QUYẾT ĐỊNH:
- Chi cục Kiểm lâm thành phố có nhiệm vụ là cơ quan thường trực
tổ chức theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã có rừng chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY (PCCC) RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 213 /2005/QĐ-UBND ngày 15
tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I- CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PCCC RỪNG:
1- Sự cần thiết xây dựng phương án:
Cháy rừng là thảm họa về môi trường và gây thiệt hại rất lớn đến
tài nguyên của đất nước, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn từ năm 1998 đến nay trên cả nước đã xảy ra 7.229 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 52.188 ha rừng. Trong thời gian qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường các biện pháp PCCC rừng nhằm ngăn chặn thảm họa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện Luật Bảo vệ và
phát triển rừng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo chính quyền các quận - huyện nơi có rừng, các Sở-ngành có
liên quan cùng các đơn vị chủ rừng chủ động thực hiện các biện pháp PCCC rừng. Tuy nhiên, do thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng nhiệt đới, gió mùa, thời tiết luôn diễn biến phức tạp; mặt khác ý thức PCCC rừng của người dân chưa cao, công tác quản lý lửa trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân trong khu vực có rừng còn nhiều bất cập, phương tiện PCCC còn hạn chế, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Do vậy, việc xây dựng phương án PCCC rừng trên địa bàn thành phố là một yêu cầu cần thiết, nhằm tăng cường các biện pháp chủ động trong PCCC rừng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng của thành phố.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Quyết định số 245/1998/QĐ/TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
Nghị định số 22/CP ngày 09 tháng 3 năm 1995 của Chính phủ
ban hành Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Thông tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 5 năm 1998 của
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô;
- Chỉ thị số 21/2002/CT-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Thông tư số 144/2002/TTLT-BNN&PTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
- Quyết định số 127/2000-QĐ-BNN-KL ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về cấp dự báo,
báo động và các biện pháp tổ chức thực hiện PCCC rừng;
- Quyết định số 197/2005/QĐ/BNN-KL ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương án PCCC rừng cấp tỉnh;
- Quyết định số 198/2003/QĐ-UB ngày 22 tháng 9 năm 2003 của
Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 21/TTg và Chỉ thị 12/TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông báo số 94/TB-VPCP ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về triển khai các biện pháp chống chặt phá rừng và phòng cháy chữa cháy rừng;
- Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ :
1- Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội :
1.1- Vị trí địa lý :
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 100 10’ –
100 38’ vĩ độ Bắc và 1060 22’ – 1060 54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh
Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh
Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và biển Đông, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
1.2- Khí hậu, thời tiết :
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vành đai nhiệt đới, do chịu
ảnh hưởng bởi 2 hệ thống gió mùa Tây Nam vào mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông nên khí hậu của thành phố có biến đổi đặc thù 2 mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và thường kéo dài đến tháng 5 của năm sau. Yếu tố khí hậu, thời tiết luôn biến đổi và có sự khác biệt lớn theo từng năm, có năm mùa mưa kết thúc sớm, nắng nóng kéo dài dẫn đến tình trạng khô hạn,
mực nước dự trữ tại các kênh mương, ao hồ nhiều nơi bị khô kiệt gây rất nhiều khó khăn cho công tác PCCC rừng.
1.3- Diện tích rừng :
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên là 2.095 km2,
có 5/24 quận, huyện có rừng. Diện tích đất có rừng tính đến tháng 12
năm 2004 có 35.278 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ môi trường, phân bố trên địa bàn 5 quận, huyện.
Diện tích rừng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quận huyện |
Diện tích tự nhiên (Km2) |
Dân số (người) |
Mật độ dân số người/km2 |
Diện tích rừng (ha) |
Loại rừng (ha) |
||
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
|||||
1- Cần Giờ |
704 |
66,097 |
94 |
33.493,3 |
/ |
29.875,0 |
3.061,0 |
2- Củ Chi |
434 |
287,807 |
662 |
521,6 |
/ |
508,6 |
13,0 |
3-Bình Chánh |
252 |
298,623 |
1,182 |
1.096,5 |
24,9 |
224,1 |
847,5 |
4- Hóc Môn |
109 |
243,462 |
2,230 |
141,8 |
/ |
/ |
141,8 |
5- Quận 9 |
114 |
199 |
1,747 |
25,0 |
|
16,0 |
9,0 |
Tổng cộng |
1.513 |
896,188 |
1,183 |
35.278,2 |
24,9 |
30.623,7 |
4.629,6 |
1.4- Kinh tế - xã hội :
Thành phố có diện tích 2.095,01 km2 dân số của toàn thành phố là 6.062.993 người, mật độ trung bình 2.894 người/km2. Riêng 5 quận, huyện có rừng nêu trên có tổng diện tích tự nhiên là: 1.513,0 km2; diện tích rừng : 352,78 km2 (35.278,2 ha), tổng dân số là 896.188 người, mật độ dân số trung bình 1.183 người/km2.
Về tình hình kinh tế - xã hội tại các quận, huyện có rừng tốc độ phát triển chậm so với các quận huyện khác của toàn thành phố, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao; lao động nông nghiệp là chủ yếu, thất nghiệp theo thời vụ lớn, mức thu nhập bình quân thấp; mặt bằng dân trí, ý thức pháp luật chưa cao.
2- Thực trạng công tác PCCC rừng trong 5 năm (2001-2005) :
2.1- Tình hình tổ chức thực hiện PCCC rừng :
2.1.1- Công tác chỉ đạo thực hiện :
- Ủy ban nhân dân thành phố đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 21/TTg và Chỉ thị 12/TTg của Chính phủ thay cho Ban chỉ đạo PCCC rừng trước đây để thống nhất trong chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Ban chỉ đạo gồm 10 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban. Tháng 7 năm 2004, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo, Chi cục Kiểm lâm thành phố là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo.
- Hiện nay, có 4/5 quận, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 21/TTg và Chỉ thị 12/TTg, thường xuyên kiện toàn về mặt tổ chức và triển khai tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm và của Ủy ban nhân dân
thành phố về công tác bảo vệ rừng và PCCC rừng.
2.1.2- Hệ thống lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng :
+ Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp :
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp là lực lượng cảnh sát PCCC thuộc Công an thành phố, được tổ chức thành hệ thống gồm các đội PCCC trực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC thành phố, chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực PCCC nói chung và PCCC rừng nói riêng trên địa bàn của từng quận - huyện (Xem phụ lục 1). Các đội PCCC có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra mọi tổ chức, cá nhân thực hiện
các quy định của Nhà nước về PCCC; tổ chức, chỉ huy lực lượng chữa cháy, điều tra, xử lý vi phạm về an toàn PCCC.
+ Lực lượng PCCC tại cơ sở :
Lực lượng PCCC tại cơ sở, là lực lượng tại chỗ được thành lập từ các đội bảo vệ của các đơn vị chủ rừng và lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng tại các xã có rừng. Đây là lực lượng có thể điều động nhanh, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và dập tắt những đám cháy nhỏ mới phát sinh,
tham gia chữa cháy rừng cùng lực lượng PCCC chuyên nghiệp.
Hiện nay, tại 11 đơn vị chủ rừng đều thành lập Ban chỉ huy và tổ đội PCCC rừng do thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng trực tiếp lãnh đạo, tổng số nhân sự có 495 người và được trang bị phương tiện, dụng cụ đảm bảo yêu cầu tối thiểu phục vụ cho công tác PCCC rừng (Xem Biểu thống kê lực lượng và phương tiện tại chỗ - Phụ lục 1).
Riêng tại mỗi xã, phường nơi có rừng và diện tích cây công, nông nghiệp cận rừng đều có lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, ngoài nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội và an ninh quốc phòng còn là lực lượng chính tham gia PCCC rừng trên địa bàn.
2.1.3- Đầu tư trang bị phương tiện PCCC rừng tại cơ sở :
Hầu hết các đơn vị chủ rừng đều có trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác PCCC như: xe bồn chứa nước, máy bơm với hàng trăm mét ống dẫn nước cho mỗi máy, bình chữa cháy các loại, máy bộ đàm, kẻng báo cháy. Ngoài ra còn chú trọng trang bị các dụng cụ thủ công chữa cháy như cuốc, xẻng, cào, chổi dập lửa, bao bố ngâm nước.
Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí, mức độ đầu tư cho công tác PCCC rừng tại một số đơn vị chủ rừng (thuộc đơn vị kinh tế) còn thấp, chỉ tận dụng các máy bơm nước phục vụ trong sản xuất nông nghiệp hoặc trang bị loại máy cũ tân trang, công suất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác chữa cháy rừng.
2.2- Tình hình cháy rừng trong 5 năm (2001-2005) :
- Số vụ cháy :
Trong 5 năm qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 4 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 92,5 ha rừng sản xuất, chiếm 2,7% diện tích rừng có nguy cơ cháy cao. Tất cả diện tích rừng bị cháy đều là rừng non mới trồng hoặc mới tái sinh chồi, trong đó có 67,5 ha là diện tích đã quy hoạch cho các dự án
kinh tế khác.
Ngoài ra, còn xảy ra hàng chục trường hợp cháy đồng cỏ, rẫy mía nằm xen kẽ giữa các khu rừng.
Biểu thống kê tình hình cháy rừng trong 5 năm (2001-2005)
Số TT |
Đơn vị |
Huyện, Quận |
Diện tích rừng thiệt hại qua 5 năm (ha) |
Loại rừng |
|||||
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
Tổng |
||||
1 |
Trung tâm DN&GQVL Nhị Xuân |
Hóc Môn |
35 |
|
|
|
|
35,0 |
Sản xuất |
2 |
Khu qui hoạch hồ sinh thái |
Bình Chánh |
|
|
|
11,5 |
|
11,5 |
Chưa xác định |
3 |
Khu quy hoạch Khu dân cư Tây Bắc |
Củ Chi |
|
|
|
|
26 |
26,0 |
Quy hoạch khác |
4 |
Khu Quy hoạch Khu công nghiệp Q.5 |
Bình Chánh |
|
|
|
|
30 |
30,0 |
Quy hoạch khác |
Tổng cộng: |
35 |
|
|
11,5 |
56 |
92,5 |
|
- Nguyên nhân cháy :
Trong 4 vụ cháy rừng đều do người dân đốt đồng cỏ cháy lan;
mặt khác, những diện tích rừng đã quy hoạch cho các dự án kinh tế khác trong giai đoạn chờ thanh lý, không được tổ chức PCCC nên khi xảy ra cháy, không có lực lượng, phương tiện tại chỗ để chữa cháy kịp thời.
3- Đánh giá chung về tình hình PCCC rừng trên địa bàn thành phố :
3.1- Thuận lợi :
- Thành phố có diện tích rừng thuộc loại dễ cháy chiếm 5,3 % trên tổng diện tích rừng, mức độ rủi ro cao, phân bố tại các huyện Củ Chi,
Bình Chánh, Hóc Môn và quận 9; còn lại 94,7% là rừng ngập mặn tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ, khả năng xảy ra cháy thấp.
- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở-ngành và các cấp chính quyền quận-huyện, phường-xã quan tâm phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Mỗi khu rừng đều có chủ quản lý cụ thể và được tổ chức bảo vệ chặt chẽ. Công tác PCCC rừng đã đi vào nề nếp, tại mỗi đơn vị chủ rừng hàng năm đều có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và tổ chức lực lượng, trang bị phương tiện tối thiểu phục vụ công tác PCCC rừng. Trong mùa khô các
đơn vị chủ rừng tổ chức chốt canh gác, tăng cường lực lượng, trực kiểm soát tình hình rừng 24/24 giờ trong ngày.
- Chính quyền của các địa phương có rừng đều quan tâm xây dựng mối liên kết phối hợp giữa các chủ rừng cùng các lực lượng công an, dân phòng ứng cứu chữa cháy rừng.
3.2- Khó khăn :
- Vào những tháng mùa khô, dưới tán rừng lớp thực bì nhanh chóng bị khô, kết hợp với lá khô rụng tạo thành một khối lượng lớn vật liệu dễ cháy.
- Hầu hết các vùng rừng của thành phố đều tiếp giáp với khu vực
dân cư và sản xuất nông nghiệp, nạn đốt đồng cỏ và lá mía sau thu hoạch chưa được kiểm soát chặt chẽ, trong rừng có nhiều đường mòn đi lại của dân và xe cơ giới; đặc biệt, hiện có 04 điểm du lịch sinh thái trong rừng tại huyện Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi, mỗi năm có hàng vạn lượt người đến
tham quan, việc quản lý nguồn lửa vô cùng khó khăn.
- Trong những năm qua, nhiều khu rừng sản xuất sau khai thác, hoặc đã quy hoạch các dự án kinh tế khác, nhiều khu vườn bỏ hoang nằm cạnh rừng không thực hiện các biện pháp PCCC nên thường xảy ra cháy.
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng lửa và phòng cháy chữa cháy rừng còn hạn chế.
- Lực lượng Kiểm lâm PCCC rừng cũng như lực lượng xung kích PCCC rừng tại những xã có rừng chưa được tổ chức, đầu tư trang bị phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác PCCC rừng, thiếu điều kiện tham gia
chữa cháy. Khi xảy ra cháy lớn chỉ trông chờ vào lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp.
- Lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp ở cách xa khu vực có rừng, khi xảy ra cháy rừng thì phải mất 40-60 phút mới có thể đến được hiện trường.
- Nguồn nước chữa cháy rừng chủ yếu từ sông rạch, kênh đào, ao hồ, giếng khoan tại một số khu vực vào những tháng mùa khô thường bị khô kiệt nước.
3.3- Đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng của cháy rừng :
3.3-1- Đặc điểm cháy rừng trên địa bàn thành phố:
- Chất cháy là thảm thực vật, cây thân gỗ có nhựa và tinh dầu.
- Qua các vụ cháy rừng trên địa bàn thành phố, chủ yếu là cháy rừng trồng nên thường có 2 dạng chủ yếu là cháy dưới tán và cháy tán. Theo nghiên cứu về bản chất và hiện tượng cháy rừng của TS.Phạm Ngọc Hưng, đã được Cục Kiểm Lâm đưa vào tài liệu tập huấn PCCC rừng năm 2004, dạng cháy dưới tán và cháy tán có những đặc điểm như sau :
+ Cháy dưới tán (cháy bề mặt): thuộc dạng cháy các vật liệu cháy trên bề mặt đất (cành lá khô, dây leo, cây dưới tán…). Nhiệt độ cháy lên đến 4000C. Tốc độ lan tràn của đám cháy đạt > 180m/h, sức cháy yếu, ngọn lửa thấp. Tuy nhiên dạng cháy này thường để lại những vết cháy sém ở thân và gốc cây làm tổn thương và ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây rừng.
+ Cháy tán : Thuộc dạng lan truyền ngọn lửa trên tầng tán của rừng. Cháy tán thường phát triển từ đám cháy dưới tán và thường xảy ra đối với những khu rừng cây có chứa tinh dầu, lá rũ như: Bạch đàn, Tràm chua, Tràm bông vàng, keo lai…; hoặc những rừng non nhiều thảm tươi cây bụi và
có cành nhánh phân bố gần mặt đất. Nhiệt độ cháy có thể lên đến > 9000C. Tốc độ lan tràn của đám cháy đạt > 1,8 - 2,4km/h. Dạng cháy này thường gây thiệt hại rất lớn đối với khu rừng.
3.3.2- Thời gian dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
Do đặc điểm khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh và căn cứ bảng dự báo mùa cháy rừng ở các tỉnh ban hành kèm theo Công văn số 894/BNN-KL ngày 13 tháng 3 năm 1999 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, những tháng dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn thành phố thường bắt đầu vào tháng 11 đến hết tháng 4 của năm sau (Cá biệt trong những năm nắng hạn cao, mùa cháy rừng có thể kéo dài đến hết tháng 5).
Qua thống kê các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh trong 5 năm qua và theo kết quả nghiên cứu về bản chất và hiện tượng cháy rừng của TS.Phạm Ngọc Hưng - Tài liệu tập huấn quản lý cháy rừng năm 2004. Trong một ngày khả năng xuất hiện cháy rừng cao nhất thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 10h đến 17h (xem phụ biểu 2).
3.3.3- Những yếu tố gây cháy rừng :
Ngoài những yếu tố khách quan của tự nhiên như khí hậu, thời tiết, sét, …, thì sự bất cẩn trong việc quản lý, sử dụng nguồn lửa của con người là mối nguy cơ tiềm ẩn cao như :
- Sử dụng lửa đốt lá mía sau thu hoạch, đốt đồng cỏ làm ruộng, rẫy trong vùng tiếp giáp với rừng, đốt lò nung gạch cận rừng.
- Sử dụng lửa trong sinh hoạt, lao động, học tập của người dân địa phương, của chiến sĩ, học viên tại các trường, trại, đơn vị quân đội, thanh niên xung phong trong khu vực có rừng và của khách tham quan du lịch trong rừng.
- Sử dụng lửa của những người hoạt động trái phép trong rừng như đốt lá chà là để khai thác thân cây, hun khói lấy mật ong, nấu nướng những sản vật bắt trong rừng...
- Ngoài ra, không loại trừ những yếu tố xã hội khác như hành vi đốt rừng nhằm mục đích phá hoại do mâu thuẩn quyền lợi, tư thù cá nhân trong cộng đồng nơi có rừng.
4- Vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao :
Các khu vực rừng được coi là trọng điểm cần tăng cường công tác PCCC rừng bao gồm toàn bộ diện tích rừng và cây nông nghiệp có nguy cơ cháy cao cận rừng trên địa bàn 14 xã phường thuộc huyện Củ Chi,
Bình Chánh, Hóc Môn, và quận 9. Ngoài ra, còn có những lô rừng Chà là, Bạch đàn nằm rải rác trên 24 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Cần Giờ cũng cần được đề phòng (Xem phụ biểu 3).
III- NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CÔNG TÁC PCCC RỪNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010:
Làm triệt tiêu các điều kiện tạo ra cháy rừng, nâng cao tính chủ động, khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu quả của công tác PCCC rừng, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Cụ thể :
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực của các cấp, các ngành và của mỗi đơn vị chủ rừng trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn PCCC rừng trong cộng đồng, từng bước xã hội hoá công tác PCCC rừng;
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng chuyên ngành PCCC rừng và các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCC rừng tại cơ sở;
- Xây dựng công trình PCCC rừng, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công cụ tạo điều kiện chủ động PCCC rừng;
- Xây dựng và vận hành các hoạt động dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, chữa cháy rừng thuộc vùng trọng điểm cháy trên địa bàn thành phố.
2- Quan điểm chỉ đạo trong công tác PCCC rừng :
- Công tác PCCC rừng được đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được quy định tại Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các cấp, các ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết ứng với từng cấp dự báo cháy rừng qui định tại Quyết định số 127/2000-QĐ-BNN-KL ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về cấp dự báo, báo động và các biện pháp tổ chức thực hiện PCCC rừng.
- Làm cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động trong khu vực có rừng nhận thức rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm PCCC rừng, tích cực thực hiện các biện pháp an toàn và PCCC rừng; xây dựng phong trào quần chúng đấu tranh và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm các qui định về an toàn PCCC rừng.
3- Phương châm của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng :
- Thực hiện phòng cháy là chính, chủ động xây dựng, triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ : chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng như kiểm lâm, công an và
quân đội tổ chức chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong phòng cháy, chữa cháy rừng.
1- Kiện toàn tổ chức và lực lượng PCCC rừng các cấp:
Nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC rừng và đáp ứng một trong bốn yêu cầu về PCCC rừng, cần tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức và lực lượng PCCC rừng (Xem Sơ đồ tổ chức - phụ biểu 4). Các cấp, các ngành có liên quan tập trung thực hiện những nội dung sau:
1.1- Củng cố Ban chỉ đạo 21/TTg-12/TTg các cấp: rà soát những
thành viên đã chuyển công tác khác và đề nghị thay đổi, đồng thời bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo là thủ trưởng những cơ quan, sở, ngành có liên quan đến công tác PCCC rừng. Thực hiện quy chế phối hợp hoạt động của Ban Chỉ đạo nhằm tăng cường vai trò tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các cấp nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện phương án PCCC rừng trên địa bàn
quản lý.
1.2- Thành lập Ban chỉ huy chữa cháy rừng các cấp : Trên địa bàn của mỗi cấp, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập ban chỉ huy chữa cháy rừng; đồng thời, xây dựng phương án về tổ chức và chỉ huy lực lượng chữa cháy rừng ứng với từng cấp.
Thành phần ban chỉ huy chữa cháy rừng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban; Thủ trưởng các cơ quan: Kiểm lâm, Công an, Cảnh sát PCCC, quân đội tại địa phương là Phó trưởng ban;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân dưới một cấp nơi có rừng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan như: y tế, tài chánh, kinh tế, các đơn vị chủ rừng trực thuộc là Ủy viên.
1.3- Tăng cường sự phối hợp trong công tác PCCC rừng: giữa các
lực lượng kiểm lâm, cảnh sát PCCC, công an, quân đội và chính quyền tại
cơ sở tăng cường sự phối hợp hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác PCCC rừng.
1.4- Tổ chức lực lượng kiểm lâm PCCC rừng các cấp: trên cơ sở biên chế tổ chức hiện có, Chi cục Kiểm lâm thành phố tổ chức lực lượng kiểm lâm PCCC rừng, có quy chế hoạt động, được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác PCCC rừng.
- Đối với những quận - huyện không có tổ chức Hạt Kiểm lâm, tổ chức Đội Kiểm lâm cơ động PCCC rừng trên cơ sở giao thêm nhiệm vụ PCCC rừng cho Đội Kiểm lâm Cơ động hiện có; biên chế gồm 9 người, trang bị thêm 01 xe ôtô tuần tra, máy bộ đàm, máy bơm cùng các dụng cụ phục vụ chữa cháy.
- Đối với các huyện có tổ chức Hạt Kiểm lâm, tổ chức Tổ Kiểm lâm
cơ động PCCC rừng trên địa bàn huyện, trên cơ sở giao thêm nhiệm vụ PCCC rừng Tổ Kiểm lâm Cơ động hiện có; biên chế 5 người, trang bị máy bơm cùng các dụng cụ phục vụ chữa cháy.
1.5- Tổ chức lực lượng PCCC rừng ở cơ sở:
- Tại các xã có rừng và cây nông nghiệp có nguy cơ cháy cao, tổ chức Đội xung kích PCCC rừng, lực lượng này do Ủy ban nhân dân phường - xã có rừng hợp đồng làm nhiệm vụ thường trực PCCC rừng trong những tháng mùa khô, được hưởng chế độ hợp đồng theo quy định tại Thông tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 1998 của Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội. Về biên chế căn cứ vào quy mô diện tích rừng và diện tích cây nông nghiệp cận rừng có nguy cơ cháy cao, tối thiểu không dưới 5 người (đủ cho 01 tổ máy bơm chữa cháy), được trang bị máy bơm cùng các thiết bị, dụng cụ phục vụ chữa cháy.
- Tại mỗi đơn vị tập thể, hộ gia đình có trồng rừng, mía, cao su tập trung tự tổ chức, xây dựng, huấn luyện lực lượng bảo vệ rừng và PCCC rừng tại chỗ của mình và trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ để thực hiện công tác PCCC rừng theo quy định của pháp luật.
2- Biện pháp phòng chống cháy rừng :
2.1- Xây dựng phương án PCCC rừng và bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao :
- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ hiện trạng rừng, đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế trên địa bàn quản lý xây dựng phương án PCCC rừng, phương án tổ chức chữa cháy rừng và bản đồ trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao nhằm phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức PCCC rừng của từng cấp.
- Mỗi chủ rừng là hộ gia đình hoặc đơn vị tập thể phải chủ động xây dựng phương án PCCC rừng, phương án tổ chức chữa cháy rừng và bản đồ trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao nhằm phục vụ cho công tác quản lý và
tổ chức PCCC rừng của mình.
2.2- Xây dựng, duy trì mạng lưới thông tin dự báo cháy và báo cháy rừng:
Do diện tích rừng dễ cháy phân bố trên những vùng không có sự khác biệt lớn về khí hậu, thời tiết, nên thông tin cấp dự báo cháy rừng trong các tháng mùa khô do cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCCC rừng thành phố (Chi cục Kiểm lâm) truy cập từ trang Web của Cục Kiểm lâm; mặt khác,
hợp đồng với Trung tâm Khí tượng Thủy văn Khu vực II cung cấp thông tin thời tiết để xử lý xây dựng cấp dự báo cháy rừng cho khu vực thành phố, thông báo đến các xã có rừng, đồng thời thông tin trên mục dự báo thời tiết của Đài Truyền hình thành phố.
Tại mỗi khu rừng tập trung, đơn vị chủ rừng xây dựng mạng lưới
thông tin báo cháy rừng tại cơ sở, tổ chức và duy trì hoạt động của hệ thống điểm chốt, chòi tháp canh lửa; trang bị phương tiện thông tin báo cháy như : kẻng, máy bộ đàm hoặc điện thoại di động. Khi nhận tin báo cháy, đơn vị chủ rừng thông báo cho chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, cảnh sát PCCC khu vực biết để tổ chức cứu rừng.
Chi cục Kiểm lâm thành phố trang bị hệ thống máy bộ đàm để liên lạc, chỉ huy chữa cháy rừng.
2.3- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về công tác PCCC rừng :
Hàng năm, cơ quan chuyên trách như Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát PCCC cùng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện an toàn PCCC nói chung, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCC và ý thức chấp hành các quy định của
Nhà nước về an toàn PCCC rừng trong cộng đồng dân cư, thông qua các
hình thức :
- Phát hành tài liệu tuyên truyền PCCC rừng, thực hiện tuyên truyền qua hệ thống các trạm phát thanh của xã, ấp.
- Tổ chức cho các hộ dân, cơ sở sản xuất nằm tiếp giáp với khu vực có rừng cam kết thực hiện các quy định về PCCC rừng.
- Phối hợp cùng các cơ quan báo, đài xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC, thông tin cấp dự báo cháy rừng trong các tháng mùa khô.
- Triển khai chương trình phổ biến pháp luật, nhắc nhở thực hiện
nội quy PCCC rừng, hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản chữa cháy rừng cho từng đối tượng: nhân dân, học sinh trong vùng rừng; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, học viên tại các trường trại; khách tham quan, du lịch trong rừng.
- Kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị chủ rừng xây dựng bảng tuyên truyền về PCCC rừng, biển cấm lửa trong khu vực có rừng (kể cả khu vực trồng cao su, mía cận rừng) để nhắc nhở mọi người nêu cao ý thức về PCCC rừng.
- Tăng cường bảng tuyên truyền bảo vệ rừng và hoàn thiện nội dung quy ước bào vệ rừng và PCCC rừng của cộng đồng dân cư nơi có rừng.
2.4- Đào tạo, huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng :
- Cơ quan Kiểm lâm và Cảnh sát PCCC phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý lửa rừng và kỹ thuật PCCC rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ làm công tác PCCC rừng tại cơ sở; hướng dẫn, giúp chính quyền cấp quận- huyện, phường xã huấn luyện và diễn tập phương án chữa cháy rừng.
- Ủy ban nhân dân phường – xã nơi có rừng, các đơn vị chủ rừng hàng năm lập kế hoạch huấn luyện và tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng cho lực lượng PCCC rừng tại cơ sở.
2.5- Xây dựng và duy trì các công trình PCCC rừng :
Hàng năm, các đơn vị chủ rừng căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của đơn vị mình, các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước để xây dựng kế hoạch bổ sung, tu sửa hệ thống đường băng cản lửa, kênh mương, ao hồ chứa nước, cống giữ nước, hệ thống các chòi canh lửa rừng; đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị và công cụ PCCC rừng; thực hiện các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy như: vệ sinh rừng, thu gom thực bì đốt chủ động, hoặc mang vật liệu cháy ra khỏi rừng, sử dụng hoá chất khống chế nguồn vật liệu cháy…
2.6- Kiểm soát lửa trong khu vực tiếp giáp với rừng:
Tại mỗi địa phương có rừng và sản xuất nông nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp phường – xã xây dựng quy ước PCCC, quy định trách nhiệm của mọi
tổ chức, cá nhân khi thực hiện đốt dọn cỏ, thực bì trước và sau thu hoạch phải tiến hành các biện pháp kiểm soát lửa, đồng thời thông báo cho Công an xã biết về thời gian, địa điểm trước khi thực hiện.
Tại mỗi khu rừng, đơn vị chủ rừng có trách nhiệm đặt bảng cấm lửa, xây dựng quy ước PCCC rừng và tổ chức tuần tra, kịp thời phát hiện ngăn chặn hành vi, vi phạm quy định về sử dụng lửa trong rừng.
2.7- Kiểm tra an toàn về PCCC rừng :
Kiểm tra an toàn về PCCC rừng là nhằm kịp thời phát hiện, tổ chức khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCC rừng. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo chế độ quy định tại khoản 2, Điều 19, Nghị định 35/2003/NĐ-CP.
- Trong suốt những tháng mùa khô, người đứng đầu đơn vị tập thể và hộ gia đình là chủ rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường - xã nơi có rừng thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC trong phạm vi quản lý của mình;
- Định kỳ vào tháng 3 và tháng 11 hàng năm, đơn vị cảnh sát PCCC, kiểm lâm, phối hợp chính quyền địa phương cấp quận-huyện nơi có rừng
tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC rừng trên địa bàn thuộc trách nhiệm mình quản lý;
- Khi thời tiết diễn biến bất thường và khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy thì đơn vị cảnh sát PCCC hoặc đơn vị kiểm lâm tiến hành kiểm tra đột xuất và có biện pháp xử lý kịp thời.
2.8- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, chính sách, kinh tế- xã hội cho PCCC rừng:
- Các cơ quan chức năng Chi cục Kiểm lâm, Phòng Cảnh sát PCCC thuộc Công an thành phố nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật PCCC rừng trong nước và thế giới; đồng thời phối hợp Ủy ban nhân dân các cấp quận-huyện, phường - xã nơi có rừng nghiên cứu đề xuất các chính sách cho người tham gia công tác PCCC rừng và các giải pháp kinh tế - xã hội cho PCCC rừng.
- Các cơ quan chức năng, các đơn vị chủ rừng tổ chức cho cán bộ phụ trách công tác PCCC rừng của cơ quan, đơn vị mình tham quan học tập kinh nghiệm về PCCC rừng tại những tỉnh, thành có rừng tập trung ở trong nước.
2.9- Hướng dẫn quy trình chữa cháy rừng và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng cho từng vùng:
Chi cục Kiểm lâm phối hợp cùng Phòng Cảnh sát PCCC thành phố
căn cứ vào vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao và trên cơ sở quy trình, quy phạm về PCCC rừng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, những tài liệu nghiên cứu khoa học đã được phổ biến để xây dựng bản hướng dẫn quy trình chữa cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy cho từng vùng rừng.
2.10- Xây dựng phần mềm quản lý công tác PCCC rừng:
Chi cục Kiểm lâm liên hệ Trung tâm tin học Cục Kiểm lâm giúp xây dựng chương trình phần mềm quản lý công tác PCCC rừng trên cơ sở tích hợp các dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, bản đồ phân vùng trong điểm nguy cơ cháy rừng cao, các thông tin dữ liệu về thời tiết khí hậu, thông tin dự báo cháy rừng và phân cấp độ qui mô tổ chức lực lượng phối hợp chữa cháy rừng. Nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy và tổ chức, chỉ huy chữa cháy rừng.
2.11- Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, báo cáo tình hình PCCC rừng:
- Trong suốt những tháng mùa khô, tại các đơn vị chủ rừng, Ủy ban nhân dân các cấp quận-huyện, phường-xã nơi có rừng phân công cán bộ thường trực theo dõi, cập nhật thông tin tình hình PCCC rừng trên địa bàn thuộc trách nhiệm mình quản lý, hàng ngày thực hiện chế độ báo cáo cho Ban Chỉ đạo 21/TTg-12/TTg thành phố theo quy định.
- Tại cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo PCCC rừng (Chi cục Kiểm lâm) thiết lập 01 máy điện thoại nóng thường trực để liên lạc; trong suốt những tháng mùa khô, tổ chức phân công trực PCCC rừng 24/24 giờ/ngày, thực hiện chế độ cung cấp thông tin dự báo cháy rừng, cập nhật thông tin tình hình PCCC rừng và báo cáo lên Ban Chỉ đạo PCCC rừng Trung ương theo quy định.
2.12- Trang bị phương tiện và thiết bị phục vụ PCCC rừng:
- Chủ rừng là hộ gia đình, đơn vị tập thể căn cứ vào diện tích, hiện trạng rừng, mía, cao su và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCCC rừng hiện có để đầu tư trang bị bổ sung phương tiện, thiết bị, dụng cụ bảo đảm cho công tác PCCC theo quy định hiện hành đối với diện tích rừng do mình quản lý hoặc sở hữu.
- Tại các xã nơi có rừng và cây nông nghiệp cận rừng có nguy cơ cháy cao, Ủy ban nhân dân xã căn cứ đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của công tác PCCC rừng, để lập kế hoạch mua sắm trang bị và phương tiện PCCC cho
lực lượng xung kích bảo vệ rừng.
- Chi cục Kiểm lâm thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phương tiện, thiết bị, công cụ phục vụ PCCC rừng lập kế hoạch trang bị cho lực lượng Kiểm lâm PCCC rừng.
(Xem biểu nhu cầu trang bị cho lực lượng PCCC rừng các cấp _Phụ biểu 5)
3- Phân cấp tổ chức chữa cháy rừng :
3.1- Phân cấp chữa cháy rừng :
Trong mỗi tình huống cháy rừng, yêu cầu về qui mô lực lượng và phương tiện chữa cháy cũng khác nhau. Xuất phát từ tình hình, đặc điểm thời tiết, khí hậu, cùng sự phân bố, qui mô diện tích và hiện trạng rừng của thành phố, qui mô tổ chức chữa cháy rừng từ cấp cơ sở đến thành phố được phân theo 4 cấp độ như sau :
- Cấp độ I: Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng tại đơn vị cơ sở, khi xảy ra tình huống cháy rừng với những đặc điểm sau :
Trong mọi tình huống cháy rừng, việc tổ chức chữa cháy rừng tại thời điểm phát hiện đám cháy, chủ rừng là hộ cá nhân hoặc đơn vị tập thể chủ động huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cùng tham gia chữa cháy trong khi chờ lực lượng tiếp ứng. Qui mô tổ chức chữa cháy rừng tại thời điểm này được coi là qui mô cấp độ 1.
- Cấp độ II: Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng qui mô cấp xã - phường, khi xảy ra một trong những tình huống cháy rừng sau:
+ Cháy tại những lô rừng phân tán có diện tích nhỏ dưới 01 ha, lô rừng độc lập, không liền ranh với những lô rừng khác hay khu dân cư, cháy trong điều kiện thời tiết khô hanh kéo dài, tốc độ lửa lan tràn nhanh (cấp dự báo cháy rừng ở cấp III, cấp IV);
+ Hoặc tại thời điểm phát hiện đám cháy, mặt lửa đã lan rộng quá tầm bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy của chủ rừng;
+ Hoặc xảy ra cháy ở lô rừng bất kỳ, trong điều kiện thời tiết dự báo cháy rừng ở cấp II, thực bì chưa khô nỏ, độ bắt lửa thắp.
- Cấp độ III: Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng qui mô cấp quận - huyện, khi xảy ra một trong những tình huống cháy rừng sau:
+ Cháy tại những lô rừng tập trung, liền lô, liền khoảnh có diện tích lớn trên 1 ha; hoặc liền ranh với những lô rừng cao su, rẫy mía, nhà máy,
xí nghiệp hay khu vực dân cư; khu rừng nằm trên địa bàn của nhiều xã - phường tiếp giáp nhau, cần có sự tiếp ứng của nhiều địa phương trong cùng địa bàn huyện;
+ Hoặc cháy trong điều kiện thời tiết ở cấp dự báo cháy rừng cấp IV, cấp V thời tiết khô hanh, tốc độ lửa lan nhanh;
+ Hoặc xảy ra cháy ở lô rừng bất kỳ, trong điều kiện thời tiết dự báo cháy rừng ở cấp III, cấp xã - phường đã tổ chức chữa cháy nhưng không
kiểm soát được đám cháy, cần có sự tiếp ứng của cấp quận - huyện.
- Cấp độ IV: Tổ chức phối hợp chữa cháy rừng qui mô cấp thành phố, khi xảy ra một trong những tình huống cháy rừng sau:
+ Trong cùng thời điểm xảy ra cháy rừng ở nhiều vùng tiếp giáp nhau, trong điều kiện thời tiết ở cấp IV, cấp V của cấp dự báo cháy rừng, thời tiết khô, hanh, tốc độ lửa lan nhanh;
+ Hoặc trong trường hợp cấp quận-huyện đã tổ chức triển khai chữa cháy, nhưng không khống chế được đám cháy và đám cháy có chiều hướng phát triển vượt quá tầm kiểm soát, cần có sự tiếp ứng tổ chức chữa cháy ở qui mô cấp Thành phố.
3.2 - Tổ chức chữa cháy rừng :
3.2.1- Chỉ huy chữa cháy rừng:
- Trong mọi trường hợp xảy ra cháy rừng, khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát PCCC (Đội trưởng trở lên) có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy. Mọi thành viên của Ban Chỉ huy chữa cháy rừng các cấp có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
- Trường hợp tại nơi xảy ra cháy lực lượng Cảnh sát PCCC chưa đến kịp người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:
Qui mô cấp độ 1:
+ Nếu cháy rừng, chủ rừng là cơ quan hoặc đơn vị tập thể thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy và tổ chức chữa cháy; trưởng thôn, trưởng ấp tại nơi xảy ra cháy rừng có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy.
+ Nếu cháy rừng, chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn, trưởng ấp hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy và tổ chức chữa cháy.
Qui mô cấp độ 2 trở lên:
Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân (Trưởng Ban chỉ huy chữa cháy rừng) cấp tương ứng, hoặc người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó ủy quyền là người chỉ huy và tổ chức chữa cháy.
3.2.2- Huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy :
- Khi xảy ra cháy rừng, căn cứ yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tương ứng với cấp độ tổ chức chữa cháy hoặc người được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp đó ủy quyền quyết định huy động nhân lực và phương tiện trong phạm vi địa bàn do cấp mình quản lý để tham gia chữa cháy.
- Trong mọi tình huống và mọi cấp độ tổ chức chữa cháy rừng, lực lượng cần điều động trước tiên gồm có :
+ Công an xã - phường;
+ Dân phòng;
+ Dân quân tự vệ;
+ Lực lượng bảo vệ các cơ quan, đơn vị trong địa bàn;
+ Lực lượng Cảnh sát PCCC;
+ Kiểm lâm;
+ Cán bộ, nhân viên y tế.
Khi nhận được tin báo, tất cả các cơ quan, đơn vị có liên quan nhanh chóng điều động nhân lực, phương tiện đến hiện trường tham gia chữa cháy.
- Trong tình huống cấp thiết, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy chữa cháy rừng căn cứ vào thẩm quyền của từng cấp để quyết định việc trưng dụng người và phương tiện của mọi tổ chức, cá nhân để phục vụ chữa cháy rừng theo qui định của pháp luật. Ban chỉ huy chữa cháy rừng phải lập danh sách những người tình nguyện, hoặc được huy động tham gia chữa cháy rừng.
3.2.3- Tổ chức lực lượng phối hợp chữa cháy rừng :
Trong mọi tình huống, lực lượng tham gia chữa cháy được tổ chức thành những bộ phận chủ yếu gồm :
Bộ phận chủ lực: Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp sử dụng mọi
công cụ, phương tiện và biện pháp cần thiết để khống chế và dập tắt đám cháy, tàn lửa gồm: lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp, đội PCCC rừng của kiểm lâm, dân phòng, đội pccc thuộc các đơn vị cơ sở tại địa phương đảm trách, được triển khai thành nhiều mũi tác nghiệp theo sự phân công của Ban Chỉ huy PCCC rừng.
Bộ phận phụ trợ: Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ cùng bộ phận chủ lực trong việc mở đường, vận chuyển máy móc thiết bị chữa cháy đến hiện trường, bảo vệ trật tự, dẫn đường cho lực lượng tiếp ứng, giúp đưa người và tài sản của nhân dân (nếu có) ra khỏi khu vực cháy: gồm lực lượng công an, dân quân tự vệ địa phương đảm trách.
Bộ phận cứu hộ: Bộ phận này có nhiệm vụ cứu hộ, cấp cứu người bị nạn. Gồm nhân viên y tế của đơn vị chủ rừng; cán bộ, nhân viên của Trung tâm Cứu hộ, Trung tâm y tế điều động đến đảm trách.
Bộ phận hậu cần: Làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu, tiếp nước, thức ăn cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng (trong trường hợp thời gian chữa cháy kéo dài).
- Nếu qui mô tổ chức chữa cháy ở cấp độ I và II, thì do đơn vị chủ rừng cử công nhân viên đảm trách.
- Nếu qui mô tổ chức chữa cháy ở cấp độ III và IV, do Ủy ban nhân dân phường - xã huy động và tổ chức thực hiện.
(Xem sơ đồ tổ chức lực lượng chữa cháy rừng - phụ biểu 4)
4-Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra :
Khi cháy rừng xảy ra, Chi cục Kiểm lâm phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC, chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy rừng cùng tiến hành điều tra xác định nguyên nhân gây cháy, mức độ thiệt hại và xử lý những cá nhân,
đơn vị gây cháy; giải quyết các chế độ chính sách đối với người bị nạn trong quá trình tham gia chữa cháy rừng theo quy định của Pháp luật.
5- Kinh phí công tác PCCC rừng :
5.1- Nguồn kinh phí :
- Nguồn kinh phí cho công tác PCCC rừng của cơ quan kiểm lâm;
Ủy ban nhân dân cấp quận-huyện, phường-xã nơi có rừng; đơn vị chủ rừng nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách thành phố bảo đảm theo
quy định tại Thông tư số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Đối với diện tích rừng không thuộc sở hữu nhà nước thì chủ rừng phải tự bảo đảm kinh phí cho công tác PCCC rừng.
5.2- Lập, chấp hành dự toán kinh phí cho công tác PCCC rừng hàng năm:
Việc lập, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác PCCC rừng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn hiện hành và Thông tư số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT.
Chi cục Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp quận-huyện, phường-xã nơi có rừng, chủ rừng Nhà nước (Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, lực lượng vũ trang) căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác và tình hình PCCC rừng của năm trước, dự toán nội dung chi và một số
định mức chi cho công tác PCCC rừng theo quy định của Thông tư số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT để lập dự toán đầu tư xây dựng cơ bản, cùng với dự toán chi thường xuyên cho công tác PCCC rừng gửi cấp chủ quản xét duyệt và tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thành phố khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án PCCC rừng trên địa bàn thành phố, bảo đảm các điều kiện hoạt động PCCC rừng cho lực lượng kiểm lâm, quản lý công tác an toàn PCCC rừng trên địa bàn,
đồng thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân các cấp quận-huyện, phường - xã nơi có rừng thực hiện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tăng cường chỉ đạo,
đôn đốc cấp phường - xã nơi có rừng triển khai đến các chủ rừng và những
hộ dân sản xuất ở cận rừng thực hiện phương án PCCC rừng; bảo đảm các điều kiện hoạt động của lực lượng xung kích PCCC rừng; quản lý công tác an toàn PCCC rừng và cây nông nghiệp có nguy cơ cháy cao tại địa phương.
- Công an thành phố chỉ đạo Phòng Cảnh sát PCCC thành phố và
Công an các quận-huyện nơi có rừng tăng cường phối hợp cùng Cơ quan Kiểm lâm và Chính quyền địa phương trong công tác PCCC rừng.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ kịp thời giải quyết kinh phí cho công tác PCCC và kiểm tra việc quản lý,
sử dụng nguồn vốn ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 21/TTg-12/TTg thành phố (Chi cục Kiểm lâm) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Hàng năm tổ chức tổng kết và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Phương án PCCC rừng trên địa bàn thành phố cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thường trực
Ủy ban nhân dân thành phố./.