Quyết định 209/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt Đề cương chi tiết dự án quy hoạch ngành phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
Số hiệu | 209/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 14/01/2013 |
Ngày có hiệu lực | 14/01/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Minh Trí |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 31/2011/CT-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 11147/TTr-SKHĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 về việc thẩm định và phê duyệt Đề cương dự án Quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
a) Tình hình thế giới và khu vực;
b) Tình hình trong nước;
c) Sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự phát triển kinh tế.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 31/2011/CT-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 11147/TTr-SKHĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 về việc thẩm định và phê duyệt Đề cương dự án Quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
a) Tình hình thế giới và khu vực;
b) Tình hình trong nước;
c) Sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự phát triển kinh tế.
2. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh.
a) Vị trí địa lý, dân số, quá trình hình thành và phân khu chức năng trên địa bàn thành phố;
b) Vai trò của thành phố Hồ Chí Minh đối với cả nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội;
c) Tốc độ phát triển đô thị và yêu cầu đảm bảo về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3. Công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu thực tế.
a) Sự kiện thành lập Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh;
b) Một số kết quả về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: ưu điểm, khó khăn tồn tại có liên quan đến quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy:
+ Khó khăn về nguồn nước chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu công tác chữa cháy;
+ Bất cập về bán kính hoạt động của các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (đối chiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn và tình hình thực tế đòi hỏi). So sánh với các nước tiên tiến trên thế giới (khoảng cách hoạt động của một đơn vị Phòng cháy chữa cháy đến cơ sở không quá 05 phút);
+ Quá trình phát triển lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy chưa đáp ứng yêu cầu;
+ Sự bất cập về lực lượng, phương tiện Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (So với các nước tiên tiến trên thế giới cứ 1.000 dân thì có 01 nhân viên chữa cháy);
+ Những ưu điểm, khó khăn - hạn chế về kỹ năng của các cá nhân, đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố và các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy…, nhất là đối với những vụ cháy/nổ lớn, phức tạp gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
4. Sự cần thiết phải quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy.
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của cả nước. Hiện tại thành phố đang từng bước ổn định về các khu đô thị, khu dân cư, khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Các quận vùng ven và các huyện ngoại thành đã và đang được lãnh đạo thành phố, các Ngành, các cấp đầu tư phát triển một cách toàn diện, tạo nên sự cân bằng giữa các quận, huyện.
- Sự bùng nổ gia tăng về dân số nhằm đảm bảo nhu cầu lực lượng lao động đã tác động đến quá trình đô thị hoá và sự tăng trưởng kinh tế. Nhu cầu về nhà ở và các điều kiện sinh hoạt đang là vấn đề cấp thiết tại thành phố. Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân thành phố và sự cố gắng thực hiện của các sở, ngành, địa phương và toàn dân, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy. Công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến tích cực, phong trào toàn dân tham gia Phòng cháy và chữa cháy được đẩy mạnh và ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu lực quản lý Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy được tăng cường.
Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế, khó khăn và bất cập:
- Một số tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy; bất cập trong việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, văn bản quy phạm Pháp luật về Phòng cháy và chữa cháy.
- Về cấp nước chữa cháy: Trong những năm gần đây, tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nhiều vụ cháy lớn đã xảy ra tại các khu vực dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng là do thiếu nước chữa cháy. Nguồn nước trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất mới chỉ có khoảng 1.000 bể chứa nước phục vụ cấp nước chữa cháy, lượng nước dự trữ chữa cháy chưa đủ để cung cấp cho những trận chữa cháy lâu dài. Với 3.500 km đường bộ, nhưng thành phố mới chỉ có 5.797 trụ nước chữa cháy, theo tiêu chuẩn quy phạm về cấp nước chữa cháy đô thị thì thành phố phải có trên 23.000 trụ nước chữa cháy.
- Việc phân bố các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy còn quá ít so với yêu cầu thực tế, bán kính hoạt động của một đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp chưa phù hợp so với Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam; Yêu cầu phải xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và phải nâng cao năng lực thực hiện công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
- Để công tác chữa cháy kịp thời, hiệu quả đòi hỏi phải rút ngắn bán kính hoạt động của các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, đủ yêu cầu về nguồn nước chữa cháy và đầu tư cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đủ mạnh về lực lượng và trang bị phương tiện. Chính yếu tố này sẽ tác động không nhỏ đến việc tổ chức chữa cháy kịp thời các đám cháy khi mới phát sinh trên địa bàn thành phố.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của xã hội.
- Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy và trong các trường hợp khác còn nhiều khó khăn, bất cập nhất là việc xác định cứu nạn, cứu hộ khi có thảm họa và cứu nạn, cứu hộ thường nhật; mô hình tổ chức, chế độ chính sách cho công tác này.
- Từ trước đến nay, thành phố Hồ Chí Minh chưa có quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy.
Do đó việc lập Quy hoạch phát triển ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Văn bản pháp lý và căn cứ thực tiễn.
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc;
- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về phòng và chữa cháy rừng;
- Nghị định số 78/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng;
- Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1998 - 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định số 41/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 1998 của Thủ tưởng Chính phủ;
- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1998 của Thủ tưởng Chính phủ;
- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư liên tịch số: 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10 tháng 4 năm 2009 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an “Hướng dẫn thực hiện việc cấp nước phòng cháy chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp”;
- Kế hoạch số 2215/KH-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012;
- Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về định mức chi phí lập, thẩm định, quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định số 77/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.
2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam.
- QCVN: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch Xây dựng;
- QCVN 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 07: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- TCXDVN 33: 2006 Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2622-1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 6379-1998 Thiết bị chữa cháy, trụ nước chữa cháy, yêu cầu kỹ thuật.
3. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
- Quy hoạch phát triển các thành phố vệ tinh;
- Quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
- Quy hoạch phát triển về hạ tầng kỹ thuật.
4. Quy hoạch chi tiết sử dụng đất và Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị của các quận, huyện.
- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu A thuộc khu đô thị Nam thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-UB-QLĐT ngày 23 tháng 01 năm 1997;
- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất xây dựng Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 188/2003/QĐ-UB ngày 22 tháng 9 năm 2003;
5. Chiến lược phát triển của ngành Phòng cháy và chữa cháy.
- Phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố;
- Đến năm 2025, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh phải đạt chuẩn về các tiêu chí chính quy, tinh nhuệ và hiện đại;
- Điều kiện tự nhiên, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh;
- Điều kiện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;
- Thực trạng công tác Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm thông tin chỉ huy có hệ thống camera quan sát toàn thành phố, camera báo nhiệt độ;
- Bản đồ số quản lý nhà và công trình xây dựng, công trình công cộng (có cấu trúc hệ thống Phòng cháy chữa cháy, lối thoát nạn); Bản đồ và số liệu thống kê hiện trạng nguồn nước chữa cháy tại các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh;
- Hiện trạng vị trí các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (cấp Phòng và cấp Đội); Bản đồ và số liệu thống kê hiện trạng vị trí các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh.
III. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1.1. Quy hoạch và phát triển mạng lưới cấp nước chữa cháy trên địa bàn thành phố bao gồm: hệ thống trụ nước chữa cháy, nguồn nước tự nhiên, nguồn nước tự tạo nhằm đảm bảo lượng nước chữa cháy khi xảy ra cháy lớn, mang lại hiệu quả cao trong công tác tổ chức chữa cháy, góp phần làm giảm thiệt hại do cháy gây ra;
1.2. Tiến hành phân bố các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại mỗi quận, huyện và các thành phố vệ tinh nhằm rút ngắn bán kính hoạt động, đáp ứng kịp thời việc tổ chức chữa cháy khi các đám cháy mới phát sinh trên địa bàn Thành phố;
1.3. Tập trung xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư trang bị phương tiện, ứng dụng khoa học công nghệ … đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
a) Phát triển mạng lưới cấp nước chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: hệ thống trụ nước chữa cháy; bến, điểm dành riêng cho xe và máy bơm chữa cháy lấy nước chữa cháy ở ven sông - rạch, hồ và các bể chứa nước dự trữ chữa cháy.
b) Phát triển hệ thống tổ chức các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thuộc Sở cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chí bán kính hoạt động và mật độ dân cư khu vực:
- Địa diểm xây dựng doanh trại.
- Biên chế lực lượng và đào tạo nguồn nhân lực.
- Đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Quy hoạch phát triển ngành Phòng cháy và chữa cháy tại 24 quận, huyện và 04 thành phố vệ tinh trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải hợp lý, hiệu quả phù hợp với quy hoạch, chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời từng bước hợp tác với các địa phương, khu vực và thế giới trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ thành phố đến quận, huyện và các thành phố vệ tinh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, kiềm chế và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra đến mức thấp nhất.
- Quá trình thực hiện quy hoạch phải khoa học, đồng bộ, toàn diện, hiện đại, có tính kế thừa và phát triển, phát huy tối đa nguồn lực hiện có trên cơ sở sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố và thế giới.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Nghiên cứu tổng quát.
2. Tổng kết kinh nghiệm.
3. Phân tích đánh giá thực tế tình hình có liên quan đến công tác tổ chức chữa cháy trong những năm gần đây.
4. Khảo sát thực tế, ứng dụng khoa học công nghệ.
5. Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có trước đây và tổ chức điều tra bổ sung.
6. So sánh.
7. Thu thập số liệu thống kê, phân tích đánh giá và tổ chức hội thảo khoa học.
V. NỘI DUNG DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1.1. Thực trạng về dân cư và việc phân bố dân số:
a) Phân tích về dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học.
b) Phân tích về mật độ dân cư và phân bổ dân số không đồng đều.
c) Phân tích về hiện trạng nhà ở cho nhân dân và tính chất nguy hiểm về cháy nổ xảy ra trong khu dân cư hiện nay.
1.2. Thực trạng về việc quy hoạch các khu đô thị, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các cụm công nghiệp, các công trình xây dựng hiện hữu khác:
a) Phân tích về tình hình các khu đô thị hiện hữu và yêu cầu bảo đảm an toàn về Phòng cháy và chữa cháy.
b) Phân tích về các công trình xây dựng hiện hữu (khu cụm cảng, sân bay hàng không, nhà siêu cao tầng, đường hầm, bệnh viện, trường học, các khu văn hóa lịch sử dân tộc, công viên, các siêu thị, các chợ, các khu vui chơi giải trí, các nhà hàng, quán ăn,…) không đảm bảo an toàn về Phòng cháy và chữa cháy theo Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; phân tích các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao còn xen kẽ trong khu dân cư, không bảo đảm về Phòng cháy và chữa cháy và môi trường.
c) Phân tích về tình hình hoạt động các khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu công nghiệp tập trung. Thực trạng công tác Phòng cháy và chữa cháy trong các khu vực này.
d) Phân tích những bất cập về Phòng cháy và chữa cháy trong các cụm công nghiệp hiện nay.
1.3. Thực trạng về giao thông và nguồn nước chữa cháy tại thành phố:
a) Phân tích về tình hình giao thông có ảnh hưởng đến hoạt động Phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thống kê và phân tích về giao thông đường bộ, đường sắt, cầu, cống, đường hầm, các công trình ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thống kê và phân tích về tình hình các phương tiện tham gia giao thông; hoạt động của xe và tàu chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra.
b) Thống kê và phân tích tình hình nguồn nước chữa cháy.
- Thống kê và phân tích trụ nước chữa cháy.
+ Tình hình trụ nước chữa cháy do Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quản lý.
+ Tình hình trụ nước chữa cháy do Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên quản lý.
+ Tình hình trụ nước chữa cháy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao.
+ Tình hình trụ nước chữa cháy trong các doanh nghiệp và khu dân cư do địa phương quản lý.
- Thống kê và phân tích về nguồn nước tự tạo (hồ chứa, bể chứa) phục vụ yêu cầu chữa cháy.
+ Thống kê và phân tích nguồn nước chữa cháy trong các khu dân cư tập trung do địa phương quản lý.
+ Thống kê và phân tích nguồn nước chữa cháy tự tạo trong các công trình công cộng do địa phương quản lý.
+ Thống kê và phân tích nguồn nước chữa cháy tự tạo trong các doanh nghiệp.
- Thống kê và phân tích nguồn nước tự nhiên (Bến, điểm dành riêng cho xe và máy bơm chữa cháy lấy nước chữa cháy).
1.4. Thực trạng về hệ thống tổ chức của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh:
a) Thực trạng phân bố các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố.
- Phân tích việc phân bố chung của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố.
- Phân tích việc phân bố từng đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, khẳng định có đáp ứng đủ yêu cầu bảo vệ Phòng cháy và chữa cháy hay không.
b) Thống kê và phân tích về tình hình phát triển của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; đầu tư và nhu cầu trang bị phương tiện phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có đáp ứng yêu cầu không? Nhấn mạnh về tồn tại, khó khăn, hạn chế.
c) Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức, nguồn nhân lực, công tác đầu tư trang bị phương tiện, mạng lưới Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố. Đánh giá làm rõ những ưu điểm và những tồn tại, khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.5. Đánh giá tình hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xác định những khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có liên quan đến quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy
- Thống kê và phân tích tình hình cháy và công tác tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố;
- Thống kê và đánh giá về phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và lực lượng Phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- Đánh giá, phân tích các khó khăn, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong công tác phòng cháy và chữa cháy giữa các đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy với địa phương quận huyện xảy ra cháy nổ và người dân khu vực xảy ra cháy;
1.6. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố:
2. Xác định vị trí, vai trò của ngành Phòng cháy và chữa cháy đối với nền kinh tế của thành phố.
2.1. Các mục tiêu phát triển của ngành Phòng cháy và chữa cháy.
2.2. Phân tích tình hình Phòng cháy và chữa cháy trên thế giới và khu vực.
3. Nhu cầu phát triển ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
3.1. Dự báo:
a) Tình hình phát triển về kinh tế, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến việc quy hoạch ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
b) Tốc độ tăng dân số và quy mô dân số trên địa bàn thành phố (bao gồm dân số thường trú và dân số vãng lai).
c) Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng chính quyền đô thị.
d) Biến đổi khí hậu toàn cầu.
đ) Yêu cầu về xây dựng lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới.
e) Nâng cao năng lực hoạt động của công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại thành phố ngang tầm khu vực và thế giới.
- Tính chính quy của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố.
- Biên chế, tổ chức.
- Trang bị phương tiện.
g) Tình hình và khả năng dẫn đến cháy, nổ trên địa bàn thành phố.
h) Khả năng đáp ứng của công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhanh và mạnh của thành phố.
i) Hội nhập quốc tế và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
k) Hợp tác Quốc tế và khu vực về lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy.
3.2. Nội dung Dự án quy hoạch:
3.2.1. Quy hoạch nguồn nước chữa cháy:
a) Mục tiêu cụ thể.
b) Quy hoạch lắp đặt trụ nước chữa cháy trong các khu dân cư tập trung:
- Quy hoạch lắp đặt trụ nước chữa cháy trong các khu dân cư có nguy cơ cháy cao, hẻm sâu thiếu nguồn nước chữa cháy.
- Quy hoạch lắp đặt trụ nước chữa cháy trong các khu đô thị mới và 04 thành phố vệ tinh.
c) Quy hoạch lắp đặt trụ nước chữa cháy trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các cụm công nghiệp:
- Thống kê số lượng trụ nước chữa cháy hiện hữu, xác định số trụ nước chữa cháy cần lắp đặt mới đối với từng khu và cụm công nghiệp.
- Quy hoạch phát triển lắp đặt mới trụ nước chữa cháy từ khi lập dự án đầu tư.
d) Quy hoạch lắp đặt trụ nước chữa cháy trên các tuyến giao thông hiện hữu:
- Thống kê số lượng, căn cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để xác định số trụ nước cần lắp đặt mới.
- Định hướng lắp đặt bổ sung trụ nước chữa cháy.
đ) Quy hoạch lắp đặt trụ nước chữa cháy trong quá trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
- Yêu cầu phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
- Yêu cầu quy hoạch lắp đặt mới trụ nước chữa cháy từ khi lập dự án phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
e) Quy hoạch lắp đặt trụ nước chữa cháy trong các cơ quan doanh nghiệp.
g) Quy hoạch việc lắp đặt trụ nước chữa cháy ngầm tại khu vực trung tâm thành phố.
h) Quy hoạch nguồn nước chữa cháy trong các khu rừng trên địa bàn thành phố.
i) Quy hoạch phát triển hồ nước, bể nước phục vụ chữa cháy:
- Thống kê và định hướng xây dựng các điểm dùng cho xe và máy bơm lấy nước chữa cháy trong các hồ bơi, bể bơi hiện hữu.
- Định hướng xây dựng các hồ chứa, bể chứa trong các công trình công cộng.
- Quy hoạch xây dựng các hồ chứa, bể chứa nước chữa cháy trong các cơ quan, doanh nghiệp.
- Quy hoạch các bến và điểm lấy nước ven các sông rạch trên địa bàn thành phố.
k) Công tác quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng nguồn nước chữa cháy.
3.2.2. Quy hoạch hệ thống tổ chức của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh.
a) Mục tiêu cụ thể.
b) Định hướng phát triển hệ thống tổ chức của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025:
- Xác định mô hình tổ chức tổng quát và các yêu cầu đầu tư về lực lượng và phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và địa bàn khu vực giáp ranh.
c) Định hướng phát triển các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận, huyện và 04 thành phố vệ tinh:
- Xây dựng hoàn chỉnh các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại các quận, huyện, khu đô thị mới và 04 thành phố vệ tinh.
d) Định hướng phát triển các Đội chữa cháy chuyên nghiệp độc lập thuộc các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận, huyện và Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông theo bán kính hoạt động và mật độ dân cư đô thị:
- Đối với địa bàn quận: tính số đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập theo mật độ dân cư.
- Đối với khu vực huyện: tính số đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập theo bán kính hoạt động.
- Xác định các địa điểm xây dựng cụ thể đối với từng quận, huyện và 04 thành phố vệ tinh.
- Yêu cầu cơ bản về biên chế lực lượng và trang bị phương tiện.
- Luận chứng phương án phát triển mạng lưới cấp nước chữa cháy.
- Luận chứng phương án phân bố các đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp.
- Luận chứng phương án phát triển nguồn nhân lực.
- Luận chứng phương án đầu tư phương tiện chữa cháy.
- Phương án bảo vệ môi trường.
5. Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành Phòng cháy và chữa cháy trên bản đồ quy hoạch.
- Mạng lưới về nguồn nước chữa cháy (hiện hữu và dự kiến phát triển);
- Mạng lưới các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (cấp phòng và cấp đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập) theo mật độ dân cư và bán kính hoạt động;
- Thể hiện các khu vực trọng điểm về Phòng cháy chữa cháy.
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1.1. Giải pháp về nguồn nước chữa cháy:
a) Giải pháp về nâng cao chất lượng trụ nước chữa cháy.
b) Giải pháp kết nối đồng bộ giữa các phương tiện chữa cháy và mạng luới trụ nước chữa cháy.
c) Giải pháp về quy hoạch xây dựng các hồ chứa, bể chứa nước phục vụ chữa cháy.
d) Giải pháp lắp đặt trụ nước chữa cháy ngầm tại khu vực trung tâm thành phố.
đ) Giải pháp về quy hoạch xây dựng các bến và điểm lấy nước chữa cháy.
e) Giải pháp về quy hoạch tăng áp lực nước tổng thể và cục bộ phục vụ công tác cung cấp nước chữa cháy.
1.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, vị trí bố trí các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:
a) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025:
- Xác định nhu cầu quân số;
- Nguồn tuyển dụng;
- Đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng chuyên môn.
b) Giải pháp về đầu tư trang thiết bị Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố:
- Trang bị phương tiện chữa cháy hiện đại, công nghệ chữa cháy mới.
- Trang bị máy bay trực thăng để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Đầu tư nghiên cứu các phương tiện chữa cháy hiện đại, thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của công tác Phòng cháy chữa cháy trong tình hình mới.
- Tiêu chuẩn áp dụng.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Tiêu chuẩn Mỹ, Nhật, Châu Âu…
c) Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện có hiệu quả quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy:
- Nghiên cứu, đề xuất những công nghệ có liên quan phục vụ các hoạt động Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố.
+ Số hóa tất cả các bản đồ.
+ Hệ thống thông tin liên lạc được định vị ngay từ khi nhận được cuộc gọi tới đối với cả hệ hữu tuyến và vô tuyến.
+ Bản đồ số theo dõi nhiệt độ.
- Nghiên cứu đề ra các giải pháp an toàn Phòng cháy và chữa cháy đối với các tòa nhà cao tầng, các công trình ngầm… triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu thực tế tại đơn vị.
- Nghiên cứu ứng dụng các vật liệu không cháy, chất chữa cháy mới, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu các tài liệu, ứng dụng khoa học công nghệ mớí trên thế giới về lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy để vận dụng và đề xuất trang bị.
d) Giải pháp về hợp tác quốc tế và khu vực trên lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy.
đ) Giải pháp về quản lý, xử lý vi phạm về an toàn Phòng cháy chữa cháy.
e) Giải pháp đấu tranh ngăn chặn cháy lớn.
g) Giải pháp bảo vệ môi trường.
h) Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Pháp luật và kiến thức về Phòng cháy chữa cháy cho cán bộ và nhân dân; gắn nội dung tuyên truyền về Phòng cháy chữa cháy với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác; tổ chức thi tìm hiểu về công tác Phòng cháy chữa cháy; tổ chức tuyên truyền lưu động trên các tuyến phố dân cư; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh để mỗi người dân đề cao ý thức, trách nhiệm trong công tác Phòng cháy chữa cháy, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về Phòng cháy chữa cháy trong cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, khu dân cư, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng,…
2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư.
- Nguồn ngân sách Nhà nước.
- Nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
- Nguồn kinh phí được trích từ bảo hiểm.
- Xã hội hóa một số dự án đầu tư có liên quan đến Phòng cháy và chữa cháy.
VII. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM
1.1. Giai đoạn 2012 - 2015:
a) Quy hoạch về mạng lưới cấp nước chữa cháy:
- Hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước chữa cháy đối với các tuyến đường hiện hữu thuộc địa bàn quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình và các khu đô thị mới;
- Thực hiện thí điểm chương trình ngầm hóa trụ nước chữa cháy tại khu trung tâm thành phố (phường Bến Thành và phường Bến Nghé, quận 1);
- Lắp đặt trụ nước, xây dựng bể chức nước chữa cháy cho các khu dân cư có nguy cơ cháy cao và các cơ sở mới phát sinh;
- Xây dựng bến, điểm lấy nước cho xe chữa cháy tại các kênh đã được thành phố quy hoạch chỉnh trang đô thị thuộc địa bàn các quận 1, 3, 4, 5;
b) Quy hoạch về mạng lưới các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:
- Xây dựng hoàn chỉnh 07 và đưa vào hoạt động Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận, huyện (quận 5, 7, 10, Phú Nhuận, Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh);
- Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động 26 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập trực thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận, huyện và Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông.
c) Đào tạo nguồn nhân lực, trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế:
- Lực lượng: Biên chế theo tiêu chí xây dựng một đơn vị cấp Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và một đơn vị cấp Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập;
- Phương tiện: Căn cứ tiêu chí trang bị phương tiện cho một đơn vị cấp Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và một đơn vị cấp Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập.
d) Kinh phí đầu tư cho giai đoạn 2012 - 2015.
1.2. Giai đoạn 2016 - 2020:
a) Quy hoạch về mạng lưới cấp nước chữa cháy:
- Hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước chữa cháy đối với các đường thuộc các quận, huyện và khu đô thị mới với khoảng cách ≤ 300m/ trụ/1 chiều đường;
- Thực hiện chương trình ngầm hóa trụ nước chữa cháy tại các quận trung tâm thành phố (quận 1, 3, 5, 10, khu đô thị mới Thủ Thiêm và 04 thành phố vệ tinh);
- Xây dựng bến, điểm lấy nước cho xe chữa cháy tại các sông, kênh thuộc địa bàn các quận 6, 7, 8, 9, 12, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú.
b) Quy hoạch về mạng lưới các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy:
- Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động 04 Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại 04 thành phố vệ tinh;
- Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động 97 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập trực thuộc các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại các quận, huyện và Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông.
c) Đào tạo nguồn nhân lực, trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế:
- Lực lượng: Biên chế theo tiêu chí xây dựng một đơn vị cấp Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và một đơn vị cấp Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập;
- Phương tiện: Căn cứ tiêu chí trang bị phương tiện cho một đơn vị cấp Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và một đơn vị cấp Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập;
- Trang bị 04 máy bay trực thăng chuyên dụng phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
d) Kinh phí đầu tư cho giai đoạn 2016 - 2020.
1.3. Giai đoạn 2021 - 2025:
a) Quy hoạch hoàn chỉnh mạng lưới cấp nước chữa cháy trên địa bàn toàn thành phố.
b) Quy hoạch về mạng lưới các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy:
- Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động 101 Đội chữa cháy chuyên nghiệp trực thuộc các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại các quận, huyện và Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông.
c) Đào tạo nguồn nhân lực, trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế:
- Lực lượng: Biên chế theo tiêu chí xây dựng một đơn vị cấp Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và một đơn vị cấp Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập;
- Phương tiện: Căn cứ tiêu chí trang bị phương tiện cho một đơn vị cấp Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và một đơn vị cấp Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập;
- Trang bị 02 máy bay trực thăng chuyên dụng phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
d) Kinh phí đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2025.
2. Các chương trình và Dự án đầu tư trọng điểm.
2.1. Chương trình quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước chữa cháy đối với các tuyến giao thông hiện hữu (giai đoạn 2012 - 2015):
- Yêu cầu trong giai đoạn này định hướng lắp đặt bổ sung các trụ nước chữa cháy trên các tuyến giao thông hiện hữu đủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, một số thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới (trong đó có Dự án lắp đặt 800 trụ nước chữa cháy đang triển khai);
- Phân kỳ xây dựng các Dự án hàng năm, trên cơ sở ưu tiên lắp đạt trụ nước chữa cháy nơi tập trung dân cư và các khu vực có nhiều nguy cơ cháy cao.
2.2. Chương trình quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước chữa cháy đối với các công trình, Dự án mới đến năm 2025, bao gồm:
- Dự án quy hoạch mạng lưới cấp nước chữa cháy các khu đô thị mới Thủ Thiêm;
- Dự án quy hoạch mạng lưới cấp nước chữa cháy tại 04 thành phố vệ tinh, các phân khu chức năng;
- Dự án mạng lưới cấp nước chữa cháy các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
- Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới bến bãi và các điểm cho xe và máy bơm chữa cháy lấy nước phục vụ công tác chữa cháy.
2.3. Chương trình ngầm hóa trụ nước chữa cháy tại khu vực trung tâm thành phố giai đoạn 2015 - 2025.
2.4. Các Dự án quy hoạch phát triển các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận, huyện, 04 thành phố vệ tinh và các Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp độc lập trực thuộc các Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận, huyện và Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông.
2.5. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đến năm 2025.
2.6. Dự án đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy đến năm 2025.
2.7. Chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
- Xây dựng Dự án
- Lấy ý kiến các sở, ngành, quận, huyện có liên quan
- Trình duyệt.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành thành phố.
- Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
- Sở Nội vụ;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Xây dựng;
- Sở Giao thông vận tải;
- Sở Khoa học và Công nghệ;
- Sở Tư pháp;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
- Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (Trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
VIII. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Lập Đề cương chi tiết Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy: 04 tháng.
a) Nghiên cứu tài liệu, viết nội dung đề cương chi tiết Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy: 02 tháng;
b) Thẩm định đề cương chi tiết Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy: 01 tháng;
c) Khảo sát, điều tra cơ bản, thu thập số liệu: 01 tháng.
2. Xây dựng nội dung và trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy: 06 tháng.
IX. HỒ SƠ THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
2. Đề cương Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn phố Hồ Chí Minh.
3. Kết quả thẩm định Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4. Số liệu thống kê, phân tích đánh giá.
5. Nội dung chi tiết Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Quyết định phê duyệt Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
7. Các bản đồ quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/250.000 và 1/100.000.
X. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Chủ đầu tư: Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố.
2. Cơ quan lập Dự án quy hoạch: Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố.
3. Cơ quan thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
4. Cơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
XII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
a) Về chủ trương, chính sách.
b) Về tài chính./.