UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
314/QĐ-UBND
|
Tuyên
Quang, ngày 14 tháng 9 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa
cháy ngày 26 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số
04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định
35/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Công
an tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể phòng cháy, chữa cháy
tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ
yếu sau:
I. MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
Chủ động phòng ngừa, đấu tranh
ngăn chặn kịp thời không để xảy ra các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng;
thực hiện có hiệu quả số công tác chủ yếu (về quản lý khoa học kỹ thuật, xây dựng
lực lượng, trang bị phương tiện chữa cháy...) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cường hiệu quả công tác
phòng cháy, chữa cháy đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ
tài sản của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội ở địa phương, bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. NỘI DUNG
CHỦ YẾU
1. Nội dung
1.1- Về tổ chức biên chế lực lượng
cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Tiếp tục củng cố, kiện toàn và bổ
sung biên chế cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tỉnh Tuyên Quang:
a) Giai đoạn 2010-2015:
- Đội Tổng hợp: Bổ sung đủ biên
chế 10 cán bộ chiến sỹ;
- Đội hướng dẫn và kiểm tra an
toàn phòng cháy, chữa cháy: Bổ sung đủ biên chế 07 cán bộ chiến sỹ;
- Đội chữa cháy trung tâm và khu
vực: Bổ sung đủ biên chế 108 cán bộ chiến sỹ.
Thành lập thêm 02 Đội Phòng cháy
chữa cháy khu vực: 01 Đội tại Khu công nghiệp Long Bình An, thành phố Tuyên
Quang; 01 Đội tại Cụm công nghiệp An Thịnh, huyện Chiêm Hóa.
b) Giai đoạn 2015 - 2020:
- Đội Tổng hợp: Bổ sung đủ biên
chế 15 cán bộ chiến sỹ;
- Đội hướng dẫn và kiểm tra an
toàn phòng cháy, chữa cháy: Bổ sung đủ biên chế 10 cán bộ chiến sỹ;
- Đội chữa cháy trung tâm và khu
vực: Bổ sung đủ biên chế 216 cán bộ chiến sỹ.
- Thành lập thêm 02 đội Phòng
cháy chữa cháy khu vực tại các huyện lỵ: Hàm Yên và Sơn Dương.
1.2- Về trang bị phương tiện chữa
cháy:
a) Giai đoạn 2010 - 2015:
- Bổ sung 02 xe chữa cháy mới
cho Đội Phòng cháy chữa cháy trung tâm.
- Trang bị bổ sung thêm 06 xe chữa
cháy và 02 máy bơm cho 02 đội chữa cháy tại Khu công nghiệp Long Bình An và Cụm
công nghiệp An Thịnh.
b) Giai đoạn 2015- 2020:
- Trang bị các dụng cụ cứu nạn
như: Nệm, phao cứu hộ, dây, ống trượt cứu người phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Trang bị đủ 18 xe chữa cháy
trong đó có 01 xe thang chữa cháy 32m, 10 máy bơm cho 05 Đội phòng cháy chữa
cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh.
- Về các trang thiết bị phục vụ
công tác và chiến đấu:
+ Đến năm 2015: 100% cán bộ, chiến
sỹ chữa cháy được trang bị đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cá nhân trong đó
có 30% được trang bị các thiết bị như quần áo cách nhiệt, các thiết bị thở, dây
cứu người, phương tiện thông tin liên lạc. Đến năm 2020: 100% cán bộ, chiến sỹ
chữa cháy được trang bị đầy đủ các thiết bị trên.
+ Đến năm 2015: 50% đội chữa
cháy được trang bị hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến để phục vụ công tác chỉ
huy và điều hành chữa cháy. Đến năm 2020: 100% đội chữa cháy được trang bị đầy
đủ hệ thống thông tin trên lạc vô tuyến.
1.3. Về doanh trại:
- Doanh trại đơn vị phải được cải
tạo bổ sung một số hạng mục như phòng ở cán bộ chiến sỹ, sân bãi luyện tập...
diện tích đất sẽ tăng lên tối thiểu 3.000m2.
- Doanh trại của các đội chữa
cháy mới phải được xây dựng trên diện tích tối thiểu 3.000m2. Có đầy đủ nhà làm
việc, hội trường, phòng trực ban chiến đấu, phòng ở cán bộ chiến sỹ và các hạng
mục phụ trợ khác như sân bãi luyện tập thể thao, huấn luyện chiến đấu.
1.4- Về nguồn nước chữa cháy:
Trước hết tận dụng một cách triệt
để nguồn nước tự nhiên sẵn có như sông, suối, ao hồ, để lấy nước. Trong quá
trình cải tạo, quy hoạch đô thị không được lấn chiếm, san lấp các ao hồ sẵn có
khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Mặt khác khi cải tạo phải chú ý
thiết kế xây dựng đường, bến cho xe chữa cháy lấy nước.
Đối với hệ thống trụ nước chữa
cháy:
- Đến năm 2015: Lắp thêm 15 trụ
nước chữa cháy mới tại thành phố Tuyên Quang và 20 trụ nước chữa cháy tại các
trung tâm huyện lỵ.
- Đến năm 2020: Trên địa bàn tỉnh
phải xây dựng, quy hoạch được tối thiểu 100 trụ nước chữa cháy bố trí như sau:
50% tại trung tâm thành phố Tuyên Quang, Khu công nghiệp Long Bình An và Cụm
công nghiệp An Thịnh - Chiêm Hoá, 50% còn lại được bố trí tại các khu vực trọng
điểm của các huyện lỵ.
1.5- Đối với lực 1ượng phòng
cháy chữa cháy rừng:
Căn cứ Quyết định số 1170/QĐ-CT
ngày 13/5/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Dự án "Nâng cao
năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2009-2011 "
; tại các thôn, bản thành lập 01 Tổ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng từ
5 - 10 người, khi cần huy động cả lực lượng của thôn, bản. Xây dựng Đội cơ động
chữa cháy rừng cấp tỉnh với quân số từ 80 - 150 người, nòng cốt là Trung đoàn
148. Dự kiến thành lập 6 đội cơ động chữa cháy rừng tại 6 huyện thị, nòng cốt
là các Công ty Lâm nghiệp với quân số từ 20 người trở lên.
1.6- Đối với lực 1ượng phòng
cháy chữa cháy cơ sở:
- Tại Khu, Cụm công nghiệp và một
số cơ sở lớn, trọng điểm phải thành lập các Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, có
tối thiểu từ 20 người trở lên.
- Tại các cơ sở còn lại, 'thành
lập các Tổ phòng cháy chữa cháy có từ 3 người trở lên.
- Đối với đội chữa cháy của các
cơ sở trọng điểm phải được trang bị tối thiểu 01 máy bơm chữa cháy và các trang
bị kỹ thuật đồng bộ kèm theo.
- Đối với các Tổ phòng cháy chữa
cháy phải được trang bị các phương tiện chữa cháy phù hợp như bình chữa cháy
xách tay, thang...
2. Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện
Đề án: 111,1 tỷ đồng.
Trong đó - Ngân sách Trung ương
hỗ trợ kinh phí trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy, xây dựng doanh trại...
- Ngân sách địa phương hỗ trợ
kinh phí giải phóng mặt bằng.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện:
1. Công an tỉnh: Cơ quan chủ trì
triển khai thực hiện Đề án, có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch, triển khai
thực hiện Đề án.
- Báo cáo và đề nghị Bộ Công an
cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án.
- Chủ trì phối hợp với các Sở:
Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan triển khai
thực hiện các nội dung được nêu trong Đề án theo đúng quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính có trách nhiệm cân đối kinh phí hằng năm, tham mưu đề xuất với Uỷ ban
nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh cấp kinh phí cho Công an tỉnh để thực
hiện Đề án.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng
các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trưởng, phó phòng khối NCTH;
- Lưu VT. (TT-30)
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đỗ Văn Chiến
|