Quyết định 2048/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 2048/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/08/2011
Ngày có hiệu lực 16/08/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Phan Thị Mỹ Thanh
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2048/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 16 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;

Căn cứ Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BCT ngày 14/3/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn một số nội dung quy định tại Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1102/TTr-SCT ngày 27/7/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015”, với nội dung chính như sau:

I. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp

1. Quan điểm

- Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao như các ngành điện - điện tử; cơ khí; hoá chất – cao su – plastic – công nghệ sinh học và ngành công nghiệp hỗ trợ (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn).

- Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, dệt may giày dép; sản xuất và chế biến gỗ; giấy và sản phẩm từ giấy; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; ngành sản xuất, phân phối điện nước, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (gọi chung là nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển).

- Phân bố hợp lý công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, gắn với bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành công thương theo Kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 - 2015.

b) Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2011 – 2015, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trí sản xuất công nghiệp (GTSXCN) đạt 17,2%/năm, GTSXCN tăng gấp 2,2 lần năm 2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp đạt 14%/năm. Cụ thể:

- Đối với nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn

+ Ngành điện – điện tử: Giai đoạn 2011-2015, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GTSXCN, tăng bình quân 23-24%/năm, nâng tỷ trọng từ 9,6% năm 2010 lên 12,2% năm 2015 trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

+ Ngành cơ khí: Phấn đấu tăng trưởng GTSXCN bình quân 23-25%/năm, nâng tỷ trọng từ 13,8% năm 2010 lên 18,3% năm 2015 trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

+ Ngành hoá chất, cao su, plastic: Phấn đấu tăng trưởng GTSXCN bình quân 19-20%/năm, nâng tỷ trọng từ 12,6% năm 2010 lên 13,9% năm 2015 trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

- Đối với nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển

+ Ngành chế biến nông sản thực phẩm: Phấn đấu tăng trưởng GTSXCN bình quân 15-16%/năm, giảm dần tỷ trọng từ 25% năm 2010 xuống còn 22,8% năm 2015 trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

+ Ngành dệt, may, giày dép: Phấn đấu tăng trưởng GTSXCN bình quân 11-12%/năm, giảm dần tỷ trọng từ 24% năm 2010 xuống còn 19,2% năm 2015 trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

+ Ngành chế biến gỗ: Phấn đấu tăng trưởng GTSXCN bình quân 15-16%/năm, giảm dần tỷ trọng từ 6,4% năm 2010 xuống còn 5,9% năm 2015 trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ