ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2046/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 28 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA, SÁNG KIẾN CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các Nghị định: số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP
ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn đánh giá tác động của thủ tục
hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 3239/KH-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng
UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải
cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Nam (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao các sở, ngành, các đơn vị có liên quan dự
thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành
chính sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm
tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành, các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ - Cục KSTTHC (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- VPUB: LĐVP, KSTT;
- Lưu: VT, KSTT. (T)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Quang Cẩm
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA, SÁNG KIẾN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
1. Các Thủ tục hành chính lĩnh vực
Kế hoạch và Đầu tư
1.1. Nhóm thủ tục, quy định liên
quan trong lĩnh vực Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bao gồm 04 TTHC bao
gồm: (01) Đăng ký thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công
ty cổ phần, công ty hợp danh); (02) Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
công ty hợp danh); (03) Đăng ký hoạt động chi nhánh,
văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh; (04) Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 03 ngày làm việc xuống 02 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời
đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 1, điều 28, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 172.550.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 113.300.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 59.250.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34,34%.
2.2. Thủ tục, quy định liên quan
trong lĩnh vực Đấu thầu theo hình thức công tư (PPP)
Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 25 ngày làm việc xuống 12,5 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời
đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi khoản 3, điều 40, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 112.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 79.000.000.đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 33.500.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,8%
2.3. Thủ tục, quy định liên quan
trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam
2.3.1. Thủ tục Quyết định chủ
trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 35 ngày làm việc xuống 27 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời
đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2, khoản 6, khoản 7, điều 33, Luật Đầu tư số
67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 96.600.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 66.200.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 30.400.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,5%
2.3.2. Thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh quyết định chủ
trương đầu tư của UBND cấp tỉnh
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 26 ngày làm việc xuống 22 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm
chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành
chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông
tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi điểm b, c, d, đ e, khoản 1, điều 34, Nghị định số
118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 85.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 71.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 13.500.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,9%.
2.3.3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 05 ngày làm việc xuống 2,5 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông
tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi khoản 1, điều 40, Nghị định số
118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 127.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 86.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 41.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,3%.
2.4. Thủ tục, quy định liên quan
trong lĩnh vực Đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn
Thủ tục Cấp quyết định hỗ trợ đầu
tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 18 ngày làm việc xuống 09 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời
đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 1, 2, 4, 6, Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT ngày
30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
c) Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 47.750.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 32.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 15.250.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,9%.
2.5. Thủ tục, quy định liên quan
trong lĩnh vực cấp phép xây dựng và quy hoạch xây dựng
2.5.1. Thủ tục cấp phép quy hoạch
dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh quản lý
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 22 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm
chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành
chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông
tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2, khoản 3, Điều 33 Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày
06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 67.330.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 44.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 22.830.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,91%.
2.5.2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng
(giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo, giấy phép di dời công
trình) đối với công trình cấp I, II; công trình tôn
giáo; công trình di tích lịch sử- văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp
hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính
trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời
đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi điểm c, đ, e, điều 102, Luật xây dựng năm 2014.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 86.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 67.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí; 22,1%.
2.5.3. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
đối với công trình cấp I, II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử- văn
hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục
đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 15 ngày làm việc xuống 07 ngày làm việc.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc
qua đường bưu điện.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời
đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi điểm c, đ, e, điều 102, Luật xây dựng năm 2014.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 78.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 47.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết
kiệm: 31.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 39,7%.
2.6. Thủ tục, quy định liên quan
trong lĩnh vực Đất đai
2.6.1. Thủ tục Đăng ký quyền sử dụng
đất lần đầu
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 20 ngày xuống 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu
điện hoặc trực tuyến.
Lý do: Để cắt giảm
chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục
hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ
và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi điểm c, khoản 2, điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất
đai.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 109.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân
thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 87.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 22.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,2%.
2.6.2. Các TTHC: (01) Đăng ký và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu; (02)
Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển
quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định;
(03) Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 30 ngày xuống 20 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu
điện hoặc trực tuyến.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng
thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong
giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi điểm c, q, khoản 2, điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất
đai.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 172.300.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 119.220.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 53.080.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,8%.
2.6.3. Đăng ký bổ sung đối với tài
sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 20 ngày xuống 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu
điện hoặc trực tuyến.
Lý do: Để cắt giảm
chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục
hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ
thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: sửa đổi điểm c, khoản 2, điều 61, Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật đất đai.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 92.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 71.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 21.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22,8%.
2.6.4. Thủ tục Bán hoặc góp vốn bằng
tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền
hàng năm
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết
từ 30 ngày xuống 25 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu
điện hoặc trực tuyến.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc
tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương
thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành
chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm a, b, khoản 2, Điều 61 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 180.500.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 85.120.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 95.380.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,84%.
2.6.5. Tách thửa hoặc hợp thửa đất
a) Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian giải quyết từ 20 ngày xuống 15 ngày từ ngày nhận được hồ
sơ hợp lệ.
Lý do: Để cắt giảm
chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục
hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm đ, khoản 2 - Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất
đai.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 156.850.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 74.900.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 81.950.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,2%.
2.7. Thủ tục quy định liên quan
trong lĩnh vực Tài nguyên nước
2.7.1. Cấp giấy phép hành nghề
khoan nước dưới đất
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Giảm thời gian giải quyết từ 35
ngày xuống 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua hệ thống
bưu chính.
Lý do: Để cắt giảm
chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 3, 4, 5 điều 13, Thông tư 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014
Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 102.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 55.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 47.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 46,1%.
2.7.2. Các TTHC: (01) Cấp phép thăm dò nước dưới đất; (02) Cấp giấy
phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Giảm thời gian giải quyết từ 35
ngày xuống 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua hệ thống
bưu chính.
Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời
gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm a, khoản 2, khoản 3, điều 35, Nghị định 201/2013/NĐ-CP
Quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 75.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 42.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 33.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44%.