Quyết định 202-CT năm 1992 về việc tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành

Số hiệu 202-CT
Ngày ban hành 08/06/1992
Ngày có hiệu lực 23/06/1992
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Doanh nghiệp

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 202-CT

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾP TỤC LÀM THÍ ĐIỂM CHUYỂN MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Thực hiện Nghị quyết của Quốc Hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ kết luận của Thường trực Hội Đồng Bộ Trưởng tại phiên họp ngày 9 tháng 5 năm 1992 ;

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Tiếp tục làm thí điểm việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tóm tắt là cổ phần hoá). Mỗi bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chọn 1-2 doanh nghiệp Nhà nước làm thí điểm cổ phần hoá. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định một số doanh nghiệp để chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm.

Điều 2. Các doanh nghiệp Nhà nước được chọn làm thí điểm cổ phần hoá phải có những điều kiện sau đây:

- Có quy mô vừa;

- Đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt tuy gặp khó khăn nhưng có triển vọng sẽ hoạt động tốt;

- Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết phải giữ 100% vốn đầu tư của nhà nước.

Điều 3. Việc làm thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành theo 3 loại:

1. Bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp.

2. Bán cổ phần cho các tổ chức kinh tế và xã hội trong nước.

3. Bán cổ phần cho các cá nhân trong nước.

Điều 4. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có đủ tư cách pháp nhân và công dân Việt nam từ 18 tuổi trở lên đều được quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp bán cổ phần cho các tổ chức và cá nhân trong nước.

Điều 5. Nguyên tắc xác định giá trị của doanh nghiệp:

Giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm đưa ra cổ phần hoá là giá trị thực của doanh nghiệp mà người bán (Nhà nước) và người mua cổ phần có thể chấp nhận được.

Việc xác định giá trị của doanh nghiệp phải căn cứ vào hai yếu tố sau đây:

a) Số liệu kiểm kê ngày 1 tháng 1 năm 1990, văn bản giao vốn có tính các hệ số điều chỉnh tăng, giảm theo thời giá do Bộ tài chính hướng dẫn.

b) Các yếu tố thị trường khác như đất đai và vị trí địa lý kinh tế của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi trong những năm sắp tới của ngành kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế, uy tín, hiệu quả kinh tế thực tế hiện nay của doanh nghiệp v.v...

Giá trị của doanh nghiệp phải do một Hội đồng định giá xem xét và một Hội đồng thẩm định có thẩm quyền thông qua. Thành phần hội đồng định giá bao gồm những chuyên gia kinh tế-tài chính do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử ra và những chuyên gia tư vấn am hiểu về nghề kinh doanh của doanh nghiệp do cơ quan chủ quản doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp mời.

Hội đồng thẩm định cấp Bộ hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm đại diện của Bộ Tài chính làm Chủ tịch và đại diện của Uỷ ban vật giá Nhà nước, Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước Việt nam, Uỷ ban khoa học Nhà nước.

Điều 6. Quyền sở hữu và mọi quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân mua cổ phiếu ở các doanh nghiệp cổ phần hoá được Nhà nước bảo vệ theo luật pháp hiện hành.

Điều 7. Cán bộ công nhân viên chức trong các doanh nghiệp cổ phần hoá được hưởng chính sách ưu đãi trong việc mua cổ phiếu trả chậm với thời gian trả không quá 12 tháng. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chính sách ưu đãi về việc mua cổ phiếu chậm trả đối với cán bộ công nhân viên chức trong các doanh nghiệp cổ phần hoá.

Điều 8. Cổ phiếu có thể được bán bởi các doanh nghiệp được cổ phần hoá hoặc được bán thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính.

Điều 9. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi chuyể thành công ty cổ phần sẽ hoạt động theo Luật công ty đã được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 12 năm 1990 và Nghị định số 222-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 10. Giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì tổ chức triển khai làm thí điểm cổ phân hoá theo đề án ban hành kèm theo quyết định này.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình làm thí điểm cổ phần hoá.

[...]