Quyết định 1992/QĐ-BNN-HTQT năm 2015 về phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, vay vốn Ngân hàng thế giới (WB) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1992/QĐ-BNN-HTQT
Ngày ban hành 29/05/2015
Ngày có hiệu lực 29/05/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1992/QĐ-BNN-HTQT

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN “CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM” VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ;

Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

Căn cứ Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính “Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu Ngân sách nhà nước”;

Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 13/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt danh mục Dự án “Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Công văn số 3950/VPCP-QHQT ngày 29/5/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bn vững tại Việt Nam, vay vn WB;

Xét đề nghị của Trưởng Ban quản lý các dự án Nông nghiệp tại Tờ trình số 952/DANN-QLTV&XDDA ngày 27/5/2015 về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam vay vốn Ngân hàng Thế giới và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng: Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, vay vốn Ngân hàng Thế giới (Văn kiện Dự án kèm theo) với các nội dung như sau:

1. Tên dự án: Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (viết tắt là VnSAT).

2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB).

3. Cơ quan chủ quản dự án: BNông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Chủ dự án: Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.

5. Phạm vi dự án: Gồm 13 tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tin Giang và 7 tỉnh lựa chọn thí điểm tái cơ cấu là: Vĩnh Phúc, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Đồng Tháp, Lâm Đồng.

6. Thời gian thực hiện: 2015 - 2020

7. Mục tiêu và tác động của dự án

7.1. Mục tiêu của dự án

7.1.1 Mục tiêu phát triển của dự án: Góp phần triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thchế của Ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên.

7.1.2 Mục tiêu cthể của dự án

a. Mục tiêu kinh tế

Đối với Hp phần lúa gạo: Với 200.000 ha sản xuất lúa của 140.000 hộ nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến, lợi nhuận của nông dân trên mỗi ha có thể tăng 30%, tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng khoảng 40 - 60 triệu USD/năm.

Đối với hợp phần cà phê: Với 69.000 ha cà phê của 63.000 hộ nông dân canh tác bền vững, áp dụng công nghệ tiên tiến, lợi nhuận của nông dân trên mỗi ha có thể tăng khoảng 15 triệu đồng/ha so với cà phê không áp dụng canh tác bền vững hoặc không tái canh; tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng khoảng 48-50 triệu USD/năm (242 - 250 triệu USD cho 5 năm). Lợi nhuận này sẽ kéo dài trong suốt chu kỳ kinh doanh của cà phê (20-25 năm).

b. Mục tiêu xã hội

[...]