ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1986/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 07
tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG
LỚP THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008
của Chính phủ về sửa đổi; bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn
xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 216/TTr-KHĐT ngày 26/9/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề
cương và kinh phí lập Quy hoạch mạng lưới trường lớp thành phố Đà Lạt đến năm
2020 với nội dung như sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới trường lớp thành phố Đà Lạt đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Phòng Giáo dục và đào tạo Thành phố Đà Lạt.
3. Phạm vi quy hoạch:
Quy hoạch phát triển mạng lưới trường
lớp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Đà Lạt theo 3
ngành:
- Giáo dục mầm non: nhà trẻ và mẫu
giáo;
- Giáo dục phổ thông: tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông và các loại trường chuyên biệt (trường phổ
thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên; trường
năng khiếu; trường dành cho người khuyết tật).
- Giáo dục chuyên nghiệp: các trường
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ
thuật tổng hợp hướng nghiệp.
4. Mục tiêu quy hoạch:
Sắp xếp lại mạng lưới trường học
trên địa bàn thành phố phù hợp với các điều kiện địa lý, dân cư và quy hoạch
phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Làm cơ sở cho xã hội hóa và bố trí
các nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển và chuẩn hóa hệ thống trường lớp.
5. Nội dung chủ yếu của dự án:
a) Đánh giá các đặc điểm kinh tế -
xã hội tác động đến phân bố và phát triển mạng lưới trường lớp trên địa bàn: đặc
điểm địa lý tự nhiên; quy mô dân số, cơ cấu theo tuổi, dân tộc, trình độ học vấn;
đặc điểm phân bố dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; các nhân tố tâm
lý – xã hội và truyền thống…
b) Đánh giá hiện trạng và phân bố
mạng lưới trường lớp theo các ngành học, cấp học:
- Số lượng trường, phân trường,
phân hiệu, trường phổ thông nhiều cấp học, điểm trường, trường ghép…; phân theo
các loại hình: công lập, dân lập, tư thục…
- Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất
của mạng lưới trường lớp: diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, số lượng
phòng học, hiện trạng kết cấu, tình hình sử dụng … của khối phòng học, khối
phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính, khu sân chơi, bãi tập, nhà công vụ
giáo viên…
- Đánh giá tình hình phân bố mạng
lưới trường lớp gắn với dân cư, bán kính phục vụ của các cơ sở giáo dục trên địa
bàn.
- Đánh giá tình hình quy động học
sinh đến lớp, quy mô học sinh và hiện trạng đáp ứng nhu cầu (thừa, thiếu) trường
hợp theo từng bậc học trong giai đoạn 2006-2012.
- Đánh giá tình hình đầu tư xây dựng
và kiên cố hóa mạng lưới trường lớp trong giai đoạn 2006-2012. Tình hình xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia.
- Đánh giá cảnh quan, vệ sinh và
an toàn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
- Những thành tựu, tồn tại, hạn chế
trong phát triển mạng lưới trường lớp trong giai đoạn 2006-2012, các nguyên
nhân chủ yếu.
c) Phân tích bối cảnh và những yếu
tố tác động đến phát triển mạng lưới trường lớp trong thời kỳ quy hoạch:
- Định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và của thành phố có liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo.
- Phương hướng, mục tiêu phát triển
giáo dục đào tạo của tỉnh đến năm 2020.
- Quy hoạch bố trí dân cư trên địa
bàn thành phố đến năm 2020.
- Các cơ chế, chính sách phát triển
giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Xã hội hóa đầu tư phát triển
giáo dục.
- Dự báo dân số, lao động và quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực của thành phố đến năm 2020.
d) Quan điểm, phương hướng và mục
tiêu phát triển mạng lưới trường lớp của Thành phố Đà Lạt đến năm 2020:
- Quan điểm, phương hướng phát triển
- Mục tiêu phát triển mạng lưới
trường lớp của thành phố Đà Lạt đến năm 2015 và 2020.
đ) Dự báo tỷ lệ huy động trẻ ra lớp,
quy mô và cơ cấu học sinh theo các cấp học, ngành học, số lượng học sinh dân tộc
nội trú, học sinh bán trú, học sinh học 2 buổi/ngày, học sinh trường chuyên,
trường năng khiếu… trong giai đoạn đến 2020.
e) Quy hoạch phát triển mạng lưới
trường lớp:
- Quy hoạch phát triển mạng lưới
trường lớp giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020 theo từng cấp học: mầm non, mẫu
giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông:
+ Xác định nhu cầu trường, lớp và
cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đến năm 2015 và 2020.
+ Quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới
trường học theo từng cấp học, ngành học trên từng địa bàn; chú ý đến phân bố
các trường, điểm trường, phân hiệu… của các cấp mầm non, mẫu giáo và tiểu học gắn
với các điểm dân cư. Kế hoạch phương án cụ thể thực hiện quá trình chia tách,
sáp nhập trường cho các xã, phường.
+ Quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới
trường học theo các loại hình trường học (công lập, tư thục, nhóm trẻ gia
đình..) trên từng địa bàn.
+ Quy hoạch xây dựng mới và điều
chỉnh quy mô, vị trí các trường trên từng địa bàn xã, phường nhằm đảm bảo bán
kính phục vụ, tiêu chuẩn về phòng học, sân bãi và cơ sở vật chất khác theo đúng
quy chuẩn từng cấp học, ngành học.
+ Quy chuẩn cải tạo, sửa chữa,
nâng cấp và kiên cố hóa mạng lưới trường lớp cùng các cơ sở vật chất phục vụ
giáo dục, văn phòng, sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh, nhà công vụ giáo
viên… nhằm từng bước xây dựng hệ thống trường lớp đạt chuẩn.
- Quy hoạch hệ thống trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường
năng khiếu,….
- Quy hoạch hệ thống các trung tâm
giáo dục thường xuyên, các cơ sở hướng nghiệp, dạy nghề.
- Xác định qui mô quỹ đất cần thiết
để đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới trường lớp đến năm 2020.
g) Quy hoạch mặt bằng xây dựng từng
điểm trường.
h) Vốn đầu tư và các dự án ưu tiên
phát triển
- Tổng vốn đầu tư phát triển mạng
lưới trường lớp trên địa bàn thành phố thời kỳ 2013-2020: quy mô vốn, cơ cấu đầu
tư, nguồn vốn và phân kỳ đầu tư.
- Danh mục các chương trình, dự án
ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015, nêu rõ địa điểm, thời gian triển khai và
hoàn thành, tổng vốn và nguồn vốn đầu tư.
i) Đề xuất các giải pháp và cơ chế,
chính sách nhằm thực hiện quy hoạch:
- Về huy động vốn đầu tư phát triển
mạng lưới trường lớp
- Về phát triển quỹ đất xây dựng
trường lớp
- Về phát triển giáo dục tại vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Về thu hút và phát triển đội ngũ
giáo viên.
- Về quy hoạch phân bố, sắp xếp lại
dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp điện, nước…) có tác động đến
phát triển mạng lưới trường lớp của thành phố
k) Tổ chức thực hiện.
6. Sản phẩm giao nộp:
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp và
các sơ đồ, biểu đồ, bản vẽ, phụ lục kèm theo (4 bộ).
- Đĩa CD ghi lại các kết quả điều
tra, nghiên cứu (4 đĩa)
- Bản đồ Quy hoạch mạng lưới trường
lớp thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tỷ lệ 1/25.000 (4 bản).
- Bản đồ quy hoạch mặt bằng xây dựng
từng điểm trường (4 bản).
7. Tổng kinh phí: 620.000.000 đồng (Sáu trăm hai mươi triệu đồng)
8. Nguồn vốn: Kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.
9. Thời gian xây dựng: năm 2013 – 2014
Điều 2. Giao Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng nhiệm vụ tham mưu bố trí kinh
phí, hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo đúng các quy định hiện
hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt và Trưởng Phòng
Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Lạt căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, VX1
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|