Quyết định 1969/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
Số hiệu | 1969/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/08/2011 |
Ngày có hiệu lực | 18/08/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Nguyên |
Người ký | Nhữ Văn Tâm |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1969/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 8 năm 2011 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII;
Căn cứ Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 03/6/2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015, có tính đến năm 2020; Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 164-TB/TƯ ngày 09/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thông qua một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Công Thương Thái Nguyên tại Tờ trình số: 516/TTr-SCT ngày 20/7/2011 về việc ban hành Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 gồm những nội dung sau:
1. Phần mở đầu;
2. Phần thứ nhất: Kết quả thực hiện chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010;
3. Phần thứ hai: Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.
4. Phụ lục.
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
- Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo mục đích, nội dung đã đề ra và đúng quy định hiện hành của Nhà nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Các ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
- Kinh phí thực hiện: Hàng năm, Sở Công Thương làm việc với Sở Tài chính để thống nhất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH PHÓ |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN --------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1969/QĐ-UBND ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Thái nguyên, tháng 8 năm 2011
|
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Căn cứ chủ yếu để lập chương trình
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1969/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 8 năm 2011 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII;
Căn cứ Quyết định số 1009/QĐ-UBND ngày 03/6/2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015, có tính đến năm 2020; Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo số 164-TB/TƯ ngày 09/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thông qua một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Công Thương Thái Nguyên tại Tờ trình số: 516/TTr-SCT ngày 20/7/2011 về việc ban hành Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 gồm những nội dung sau:
1. Phần mở đầu;
2. Phần thứ nhất: Kết quả thực hiện chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010;
3. Phần thứ hai: Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.
4. Phụ lục.
(Có nội dung chi tiết kèm theo)
- Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo mục đích, nội dung đã đề ra và đúng quy định hiện hành của Nhà nước về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Các ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
- Kinh phí thực hiện: Hàng năm, Sở Công Thương làm việc với Sở Tài chính để thống nhất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH PHÓ |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN --------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1969/QĐ-UBND ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Thái nguyên, tháng 8 năm 2011
|
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Căn cứ chủ yếu để lập chương trình
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 17/7/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn; các văn bản quy phạm pháp luật và bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Quyết định 145/2004 QĐ-TTg ngày 13/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2010 và tầm nhìn đến 2020.
- Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Hệ thống Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Bộ Công Thương - năm 2009);
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII;
- Các Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên: 2564/QĐ-UBND ngày 09/10/2009 về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; 341/QĐ- UBND ngày 11/02/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; 3291/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 về việc phê duyệt đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015;
- Một số qui hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan;
Nguồn số liệu của Cục Thống kê tỉnh, các sở, ngành và các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
2. Mục đích của chương trình
Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2006-2010. Đề ra các mục tiêu, định hướng, chủ trương và giải pháp phát triển công nghiệp, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011-2015, để thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015.
Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá 11,11% (cao hơn mức bình quân chung của cả nước)[1] trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 14,91%, dịch vụ thương mại tăng 11,86%, nông lâm nghiệp tăng 4,14%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp (năm 2006 đạt 38,71%, năm 2010 đạt 41,6%).
1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu
1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp
* GTSXCN theo giá so sánh (giá cố định 1994).
Đơn vị tính: tỉ đồng
Năm
Chỉ tiêu |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Tăng trưởng 2006-2010 (%) |
|||||
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
||
GTSXCN Trong đó: - CN TW (gồm CNạP) - CN ĐP - CN FDI |
100
61,7
32,17 6,13 |
5.850
3.609
1.882 359 |
100
56,34
37,25 6,41 |
7.339
4.135
2.734 470 |
100
57,54
38,14 4,32 |
8.749
4.995
3.357 397 |
100
56,56
37,34 6,10 |
10.055
5.687
3.755 614 |
100
55,93
38,21 5,86 |
12.200
6.823,4
4.661,5 715 |
18,7
12,7
34,8 15,5 |
Công nghiệp trung ương chiếm tỷ trọng cao trong GTSXCN, tuy nhiên độ tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên đã giảm dần qua các năm: Từ 61,7% năm 2006 giảm xuống 55,93% năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt 12,7%. Sản lượng sản xuất một số sản phẩm có giá trị lớn như khai thác than sạch, sản xuất xi măng, thép cán, vật liệu nổ công nghiệp... phát triển khá và tương đối ổn định.
Công nghiệp địa phương độ môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, đã có những bước phát triển mạnh và tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu GTSXCN: Từ 32,17% năm 2006 tăng lên 38,21% năm 2010, tốc độ tăng trưởng 34,8%.
Khu vực đầu tư nước ngoài tuy đã phục hồi và có sự phát triển song vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, năm 2010 đạt 5,86%.
* GTSXCN theo giá thực tế: năm 2006 đạt 9.676 tỉ đồng, năm 2010 đạt 30.651 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân 29,25%. Trong đó: công nghiệp Trung ương 17.701 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 55,79%, công nghiệp địa phương 10.979 tỉ đồng, chiếm 35,82%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.570 tỉ đồng, chiếm 8,39%.
a) GTSXCN theo phân ngành công nghiệp
Công nghiệp sản xuất kim loại (luyện kim) là ngành có tỷ trọng GTSXCN lớn nhất chiếm 32,6% tổng GTSXCN toàn tỉnh; Ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 18,5%; Ngành công nghiệp nhẹ, chế biến nông lâm thuỷ sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng 15,9%; Ngành chế tạo máy gia công kim loại và cơ khí lắp ráp 15,3%; Ngành công nghiệp điện, nước và xử lý chất thải 8,7%; Còn lại là các ngành khác, chiếm từ 2 - 3%.
Xét về tốc độ tăng trưởng: ngành may mặc đạt mức tăng trưởng cao nhất 49,2%; Ngành cơ khí 28,37%; Ngành sản xuất vật liệu xây dựng 22,1%; Ngành hoá chất 18,5%; Ngành sản xuất gỗ, giấy tăng 17,9%; Ngành sản xuất đồ uống 17,4%; Còn lại các ngành khác, tăng trên 10%.
b) GTSXCN phân theo địa bàn huyện, thành phố, thị xã
* Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh bao gồm các ngành công nghiệp chủ yếu như: Luyện kim, vật liệu xây dựng và cơ khí. Tuy nhiên với chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn, việc hình thành các khu, cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã nên tỷ trọng GTSXCN của thành phố Thái Nguyên giảm dần: Từ 73,45% năm 2006 xuống còn 60,3% năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,1%.
* Thị xã Sông Công, với thuận lợi là địa phương đầu tiên trong tỉnh có Khu công nghiệp Sông Công được Chính phủ quyết định thành lập và đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách, có các doanh nghiệp cơ khí đầu tiên của cả nước như Công ty Diesel, Công ty phụ tùng máy số I,.. Tỉ trọng trong GTSXCN năm 2006 chiếm 8,9%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 13,2%, đứng thứ 2 toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân 28,46%,.
* Huyện Phổ Yên giai đoạn vừa qua có sự phát triển tương đối nhanh các ngành sản xuất công nghiệp như cơ khí, vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông lâm sản, thức ăn chăn nuôi,… độ đó năm 2006, tỷ trọng GTSXCN chiếm 5,66%, năm 2010 tăng lên 12,7%, đứng thứ 3 toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân 39,56%.
* Huyện Đồng Hỷ từ vị trí thứ 6 năm 2006 vượt lên đứng thứ 4 năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 33,95% độ năm 2009 có Nhà máy xi măng Thái Nguyên công suất 1,5 triệu tấn/năm đi vào sản xuất.
* Huyện Võ Nhai độ có Công ty CP xi măng Là Hiên đầu tư đầy chuyền sản xuất mới công suất 750.000 tấn/năm đi vào sản xuất cuối năm 2009 nâng GTSXCN của huyện tăng bình quân 31,49%, đứng ở vị trí thứ 5.
* Huyện Đại Từ, Phú Lương chiếm khoảng 2-3% GTSXCN toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%; Huyện Phú Bình và Định Hoá GTSXCN chiếm khoảng 0,3%.
1.2. Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp
Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh trong giai đoạn vừa qua đều tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Sản lượng sản xuất một số sản phẩm truyền thống như khai thác than sạch, sản xuất xi măng, thép cán, vật liệu nổ công nghiệp...đều có sự gia tăng, cụ thể như sau:
- Than sạch: Các mỏ than chủ yếu độ TW quản lý với sản lượng năm 2010 đạt 1,48 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 13,7%. Công nghệ khai thác than hầm lò và lộ thiên, hệ thống khai thác xuống sâu, vận tải bằng ôtô, khoản nổ mìn thông thường, quá trình bóc đất đá và khai thác cơ giới hoá trên 90%.
- Thép cán kéo: Sản lượng năm 2010 đạt 860.300 tấn, trong đó các cơ sở sản xuất thuộc TW quản lý 592.800 tấn (chiếm 69%), các cơ sở sản xuất độ địa phương quản lý 136.400 tấn, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài 131.100 tấn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 8,8%.
- Thiếc thỏi: Sản lượng năm 2010 đạt 1.276,3 tấn. Trong đó các cơ sở sản xuất thuộc TW quản lý 861,7 tấn (chiếm 67,5%), các cơ sở sản xuất độ địa phương quản lý 414,6 tấn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 14,3%.
- Xi măng: Sản lượng năm 2010 đạt 890.100 tấn. Trong đó các cơ sở sản xuất thuộc trung ương quản lý 594.200 tấn, các cơ sở sản xuất độ địa phương quản lý 295.900 tấn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 12,6%.
- Gạch nung: Sản lượng năm 2010 đạt trên 177,6 triệu viên, trong đó các doanh nghiệp độ trung ương quản lý đạt 28,54 triệu viên (chiếm 16%), các cơ sở sản xuất độ địa phương quản lý 149,05 triệu viên (chiếm 84%).
- Chè các loại: Năm 2010 sản lượng chè tươi đạt 174.772 tấn, tương đương 34.954 tấn chè khô, trong đó chè chế biến công nghiệp đạt 16.892 tấn. Sản lượng chè xuất khẩu năm 2010 đạt 6.315 tấn. Giá chè búp tươi đã hồi phục có lợi cho người trồng chè, sản phẩm chè Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh trên thế giới đã một lần nữa khẳng định cây chè đối với Thái Nguyên là sản phẩm thế mạnh, có hiệu quả kinh tế bền vững trong các loại cây lâu năm hiện có của tỉnh.
- Quần áo may sẵn: Sản lượng năm 2010 đạt 14,25 triệu sản phẩm, chủ yếu độ các doanh nghiệp địa phương quản lý. Tốc độ tăng bình quân 49,2%.
- Giấy bìa các loại: Năm 2010 đạt 26.908 tấn, chủ yếu độ các doanh nghiệp địa phương quản lý. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 8,8%.
- Nước máy: độ Công ty CP nước sạch Thái Nguyên sản xuất và quản lí, năm 2010 đạt 11,323 triệu m3, tốc độ tăng bình quân 12%/năm.
- Điện sản xuất: Chủ yếu độ Công ty nhiệt điện Cao Ngạn sản xuất từ năm 2007, công suất 2x55MW, năm 2010 sản lượng đạt 684,3 tr.kwh.
2. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
2.1. Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 10.942 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 17 doanh nghiệp trung ương và 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hoạt động chủ yếu trong ngành sản xuất kim loại và khai thác khoáng sản), còn lại là các cơ sở ngoài quốc doanh.
2.2. Số lượng cơ sở và doanh nghiệp công nghiệp phân theo ngành
Công nghiệp chế biến có 10.414 cơ sở, chiếm trên 90% số lượng các cơ sở SXCN trên địa bàn; Công nghiệp khai khoáng có 377 cơ sở, còn lại 151 cơ sở và doanh nghiệp công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước và xử lý chất thải.
3. Lực lượng lao động công nghiệp
Lao động công nghiệp năm 2006 là 55.308 người, đến năm 2010 tăng lên trên 65.400 người; Trong đó, lao động trong ngành chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 97,04%), lao động ngành khai khoáng chiếm 15,25%, còn lại thuộc ngành sản xuất, phân phối điện, nước 7,19%.
4. Trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp lớn đã chú trọng đầu tư công nghệ mới, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu độ đó sản phẩm hạn chế về mẫu mã, chủng loại, chất lượng... nên khả năng cạnh tranh không cao. Cụ thể như sau:
- Ngành luyện kim đã chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao công suất và ứng dụng công nghệ tiên tiến như: Công ty CP gang thép Thái Nguyên đầu tư đầy chuyền cán thép 300.000 tấn/năm; Công ty CP Thái Trung đầu tư nhà máy cán thép hiện đại công suất 500.000 tấn/năm.
- Ngành khai thác khoáng sản có công nghệ khai thác ở trình độ lạc hậu, năng suất thấp, sử dụng nhiều lao động thủ công, gây tổn thất và thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Ngành cơ khí có năng lực công nghệ đúc và rèn dập khá mạnh trong cả nước, là địa phương duy nhất có thiết bị dập song động. Trong những năm qua các công ty cơ khí lớn của tỉnh như: Công ty diesel Sông Công, Công ty phụ tùng máy số I, Công ty CP cơ khí Phổ Yên,… đã chú trọng đầu tư một số đầy chuyền sản xuất mới, hiện đại. Đồng thời vẫn sử dụng một số thiết bị cũ cấp chính xác loại trung bình, nhập khẩu từ những năm 70, nên tiêu hao năng lượng lớn. Một số doanh nghiệp đúc, cán thép vừa và nhỏ như: Công ty TNHH đúc Nam Ninh, Công ty CP sản xuất thép gang, Công ty CP phụ tùng ôtô Sông Công, Công ty CP Cao Sao Xanh,… sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ cũ.
- Ngành hoá chất: Thái Nguyên là trung tâm sản xuất vật liệu vật liệu nổ của cả nước, trong những năm qua đã chú trọng đầu tư hiện đại hoá thiết bị, đầy chuyền sản xuất; cải tạo nâng cấp, mở rộng nhà xưởng nhằm từng bước sản xuất thuốc nổ sạch, chất lượng cao. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón, nhựa,.. có quy mô nhỏ.
- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Hiện đang được đầu tư khá lớn trong những năm gần đây, các đầy chuyền đạt trình độ khá độ đầu tư thiết bị được nhập ngoại đồng bộ. Cụ thể như: Nhà máy xi măng Thái Nguyên, xi măng Là Hiên, xi măng Quan Triều, Nhà máy gạch Ceramic của Công ty CP Prime Phổ Yên, Nhà máy gạch ốp lát Việt Ý của Công ty CP đầu tư và sản xuất công nghiệp.
- Ngành dệt may, da giầy: Chủ yếu là may quần áo xuất khẩu, hiện đang được đầu tư đầy chuyền sản xuất lớn, hiện đại như Nhà máy may SHIWON Hàn Quốc, Công ty CP đầu tư và thương mại TNG.
- Ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm và đồ uống: Các cơ sở sản xuất lớn như: Cty CP chè Sông Cầu được đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất chè xanh đồng bộ nhập từ Nhật Bản, Công ty CP tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình đầu tư thiết bị sản xuất chè đóng túi lọc, Công ty CP chè Vạn Tài sản xuất chè oolong...có trình độ công nghệ được xếp vào loại khá và trung bình khá. Còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ có trình độ công nghệ ở mức trung bình và dưới trung bình.
5. Công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng (R&D)
Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên cả nước. Chính vì vậy, chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp này vẫn chưa tạo ra một bước đột phá, mà mới chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính.
6. Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh
6.1. Công nghiệp Trung ương
Các doanh nghiệp không ngừng đổi mới quản lý, sắp xếp, tổ chức lại sản xuất đầu tư mở rộng qui mô, nâng cao năng lực sản xuất hoặc cổ phần hóa theo tinh thần Nghị quyết TW 3 khoá IX phát huy có hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng công nghệ mới, hiện đại hoá đầy chuyền công nghệ... tạo ra sản phẩm có chất lượng và có sức cạnh tranh cao hơn như: Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP xi măng Là Hiên, Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Công ty Diesel, Công ty CP phụ tùng máy số I, Công ty CP cơ khí Phổ Yên…. Tuy nhiên một số dự án trọng điểm còn chậm tiến độ đi vào sản xuất như dự án Gang thép giai đoạn II, dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng GTSXCN của tỉnh.
6.2. Công nghiệp địa phương
Đã có những bước phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới, mở rộng qui mô, cải tạo để nâng cao năng lực sản xuất. Ngành nghề kinh doanh cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được chú trọng.
Một số doanh nghiệp dân doanh phát triển chưa phù hợp quy hoạch, còn tự phát, gây ô nhiễm môi trường.
Việc xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Chất lượng một số dự án đầu tư vào khu công nghiệp chưa cao. Việc sử dụng đất của các doanh nghiệp còn lãng phí, có doanh nghiệp sử dụng chưa đúng mục đích. Trình độ, năng lực quản lý của một số doanh nghiệp còn hạn chế.
Chưa tập trung được vốn để đầu tư có trọng điểm, có chương trình cho các dự án đầu tư lớn của địa phương.
7. Thị trường và hoạt động xuất, nhập khẩu
- Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn trong những năm qua đã có sự khởi sắc cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển rộng khắp, một số sản phẩm mũi nhọn của tỉnh đã có thị phần vững chắc trong nước và vươn ra thị trường ngoài nước. Tuy nhiên còn nhiều sản phẩm phải nhập từ tỉnh ngoài, nước ngoài như các sản phẩm công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử, tin học...
- Hoạt động xuất, nhập khẩu:
+ Hoạt động xuất khẩu có những bước phát triển khá cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến tăng dần, chất lượng hàng hoá xuất khẩu đã được nâng lên đáng kể, một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thái Nguyên đã có sức cạnh tranh và tăng nhanh thị phần trên thị trường thế giới như: thiếc, chè khô, hàng may mặc, sản phẩm cơ kim khí, dụng cụ y tế, thú y, giấy đế, đũa tre,…Tuy nhiên giá trị xuất khẩu hàng năm có tăng nhưng chưa bền vững, cụ thể như: giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 53,02 tr.USD tăng lên 120.080 tr.USD năm 2008, năm 2010 đạt 92,66 tr.USD.
+ Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn vừa qua cũng tăng, giảm không ổn định, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phôi thép, sắt thép, phụ liệu may mặc,…. Giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất tăng dần tỷ trọng trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu nhưng không ổn định (năm 2008, chiếm 22%, năm 2010 6,93%).
Biểu nhập khẩu giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: 1.000 USD
Chỉ tiêu |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
|||||
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
|
Tổng giá trị NK trên địa bàn Trong đó: NK máy móc,TB |
100
2,67 |
173.567
4.786 |
100
6,38 |
200.374
12.790 |
100
22,06 |
207.667
45.805 |
100
11,04 |
167.544
18.493 |
100
6,18 |
229.878
14.217 |
Biểu
xuất khẩu giai đoạn 2006-2010
Đơn vị
tính: 1.000 USD
Chỉ tiêu |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
|||||
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
Tỉ lệ % |
Giá trị |
|
Tổng giá trị XK trên địa bàn Trong đó: Xuất khẩu địa phương |
100
55,2 |
53.023
29.267 |
100
69,0 |
64.744
44.655 |
100
66,0 |
120.080
79.266 |
100
78,5 |
69.071
53.279 |
100
79,06 |
92.663
73.262 |
8. Tình hình đầu tư
Đơn vị tính: tỉ đồng
TT |
Chỉ tiêu |
Năm |
Tăng trưởng BQ 2006 - 2010(%) |
||||
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
|||
|
Tổng cộng |
4.723,0 |
5.538,1 |
6.893,0 |
7.858,4 |
9.123,2 |
19,6 |
1. |
Cấp quản lý |
|
|
|
|
|
|
1.1. |
Trung ương |
1.702,6 |
1.736,3 |
2.788,0 |
2.102,5 |
2.746,6 |
17,7 |
1.2. |
Địa phương |
3.020,4 |
3.801,7 |
4.105,0 |
5.755,9 |
6.376,6 |
20,4 |
2. |
Nguồn vốn |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Kinh tế NN |
2.877,8 |
2.724,2 |
3.761,3 |
3.289,7 |
3.952,2 |
13,5 |
2.2 |
Kinh tế DD |
1.495,1 |
2.262,0 |
2.561,6 |
3.967,1 |
4.387,6 |
26,0 |
2.3 |
FDI |
173,2 |
448,9 |
360,6 |
392,1 |
568,0 |
27,7 |
2.4 |
Nguồn khác |
176,8 |
103,0 |
209,5 |
209,5 |
215,5 |
20,8 |
- Với chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và du lịch. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh đã tăng từ 4.723 tỉ đồng năm 2006 lên 9.123,2 tỉ đồng năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt 34.135,7 tỉ đồng, (tăng bình quân: 19,6%).
Trong đó:
+ Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước tăng bình quân 13,5%/năm.
+ Nguồn vốn đầu tư khu vực dân doanh tăng nhanh (bình quân 26,0%).
+ Cao nhất là của khu vực đầu tư nước ngoài (bình quân 27,7%) nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ (khoảng 15,6%), trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Đầu tư vào ngành công nghiệp thực hiện đạt khoảng 13.456 tỉ đồng, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong đó:
+ Khu vực công nghiệp Trung ương trên 5.600 tỉ đồng bao gồm: Dự án cải tạo và mở rộng khu gang thép Thái Nguyên giai đoạn II: 3.843 tỉ đồng (đã thực hiện 930 tỉ đồng), nhà máy xi măng Thái Nguyên tổng giá trị đầu tư hoàn thành 3.600 tỷ đồng, nhà máy xi măng Là Hiên 612 tỉ đồng; dự án mở rộng sản xuất của nhà máy Diesel Sông Công là 321 tỉ đồng, của Công ty Phụ tùng máy số I là 149 tỉ đồng, v.v...
+ Khu vực công nghiệp địa phương: vốn đầu tư khoảng 4.300 tỉ đồng. Một số dự án lớn như: Nhà máy xi măng Quán Triều 1.322 tỷ (đã thực hiện trên 1.122 tỷ.đ), Nhà máy nhiệt điện An Khánh 3.900 tỉ.đ (thực hiện 200 tỉ.đ); Nhà máy may xuất khẩu của Công ty CP đầu tư và thương mại TNG tại Sông Công 195 tỉ đồng, sản xuất gạch ceramic của Công ty CP Prime Phổ Yên 300 tỉ đồng; nhà máy chế biến titan của Công ty CP khai khoáng miền núi 150 tỉ đồng; nhà máy cán thép - Công ty CP thép Thái Trung 375 tỉ đồng; dự án nâng cao năng lực sản xuất phôi lên 200.000 tấn/năm của Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng 530 tỉ đồng; dự án Công ty liên doanh kim loại màu Việt Bắc 300 tỉ đồng; nhà máy luyện Feromangan 296 tỷ đồng; nhà máy may TNG Phú Bình 214 tỷ đồng (đã thực hiện khoảng 16 tỷ đồng). Tổng các dự án nhỏ khác khoảng 800 tỉ đồng.
+ Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn đầu tư khoảng 145,7 triệu USD, gồm: Công ty CP Wiha 8,7 triệu USD, dự án khai khoáng Núi Pháo đã đầu tư 122 triệu USD, dự án Nhà máy may Shiwon Ebenezơ 15 triệu USD...
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp tổng vốn 300 tỉ đồng. trong đó đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp 225 tỉ đồng.
+ Đầu tư phát triển điện nông thôn 142 tỉ đồng.
9. Tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp
9.1. Tình hình phát triển khu công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 7 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 3.770 ha, bao gồm: Sông Công I (diện tích 220 ha), Sông Công II (diện tích 250 ha), Quyết Thắng (diện tích 200 ha), Nam Phổ Yên (diện tích 200 ha), Tây Phổ Yên (diện tích 200 ha) và Điềm Thuỵ (diện tích 350 ha); KCN - đô thị Yên Bình (diện tích 2.350 ha). Trong đó có 03 khu đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích là 413,38 ha là: Sông Công I (diện tích 168,58ha), Nam Phổ Yên (diện tích 75,2 ha), Điềm Thuỵ (diện tích 170 ha).
KCN Sông Công I đã thu hút được 34 dự án đầu tư, lấp đầy 70 ha (04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng số vốn đăng ký quy đổi trên 2.000 tỉ đồng, có 23 dự án đã hoàn thành đầu tư, đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17 triệu đô la, trong đó chủ yếu là hàng dệt may. Giải quyết việc làm cho 5.200 lao động. Ngành nghề chủ yếu là luyện cán thép, VLXD, cơ khí, sản phẩm may xuất khẩu, hàng tiêu dùng...
Khu công nghiệp Nam Phổ Yên thu hút 02 dự án đầu tư sản xuất phụ tùng ôtô của Công ty TNHH Xuân Kiên, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.200 tỷ đồng.
9.2. Tình hình phát triển cụm công nghiệp
- Nhằm thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 29 cụm công nghiệp, tổng diện tích 1.167,8ha. Trong đó có 17 CCN được UBND tỉnh phê duyệt qui hoạch chi tiết với tổng diện tích 620ha (diện tích đất công nghiệp 407,6ha); các cụm công nghiệp đã thu hút 54 dự án đầu tư với diện tích đất đăng ký 255,2 ha, vốn đăng ký 7.598 tỷ đồng, có 40 dự án đã đầu tư với tổng số vốn thực hiện 2.259 tỷ đồng.
Riêng cụm công nghiệp An Khánh số 1 huyện Đại Từ và cụm công nghiệp Nam Hoà huyện Đồng Hỷ tuy mới được thành lập nhưng đã được đăng ký lấp đầy 100% độ thu hút được một số dự án lớn (cụ thể tại CCN An Khánh số 1 đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện An Khánh, công suất 100MW, tổng vốn đầu tư 3.900 tỉ đồng, hiện đã đền bù GPMB được hơn 200 tỉ đồng và sản ủi mặt bằng để xây dựng).
13 cụm công nghiệp được các nhà đầu tư đăng ký xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng diện tích 518,86ha, tổng số vốn đầu tư đến năm 2015 là 3.147 tỷ đồng; các CCN đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Động Đạt - Đu, cụm Cảng Đa Phúc, An Khánh số 1.
10. Công tác phát triển TTCN, làng nghề
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 160 làng có nghề (trong đó có 152 làng nghề TTCN). Số hộ làm nghề 12.720 hộ, lao động tham gia làm nghề: 24.760 người, tổng thu nhập bình quân của người lao động trong các làng nghề ước đạt 800.000 đ/người/tháng.
Các làng nghề trên địa bàn chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh với 4 nhóm ngành nghề sau:
+ Sản xuất, chế biến nông sản: chè, nhãn, vải, bánh chưng, sản xuất bún, bánh, chế biến đậu phụ, đường phên, dâu tằm tơ, miến đồng, nấu rượu, trồng hoa...;
+ May, thêu ren, dệt thổ cẩm;
+ Đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, mành cọ;
+ Sản xuất vật liệu xây dựng: gạch nung, ngói, xi măng, gạch hoa lát nền.
Đến đầu năm 2011, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận 61 làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện: Phú Lương, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai và Thành phố Thái Nguyên.
II. PHÂN TÍCH THEO CHUYÊN NGÀNH
1. Công nghiệp luyện kim
- Toàn tỉnh có 48 doanh nghiệp luyện kim hoạt động, với tổng nguồn vốn kinh doanh bình quân năm 2010 là 5.334,7 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 12.100 lao động. Giá trị SXCN của ngành luyện kim dự kiến năm 2010 chiếm 32,6% tổng GTSXCN trên địa bàn. Tăng trưởng giai đoạn 2006-2010: 11,32%.
- Các doanh nghiệp Trung ương được đầu tư cải tạo, mở rộng quy mô sản xuất như Công ty CP Gang thép, Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên.
- Khu vực địa phương có các cơ sở cán kéo thép như HTX công nghiệp Toàn Điện, thép Disoco, Tú Ninh, Hiệp Linh, Hải Yến, Nam Phong, Phác Hương, Hương Đông, Thăng Long, thép Thái Nguyên...Hiện nay có một số dự án lớn của ngành đang thực hiện đầu tư như: Công ty CP cán thép Thái Trung đầu tư Nhà máy cán thép công suất 500.000 tấn/năm, Công ty CP cán thép Gia Sàng,..
- Khu vực FDI có Công ty liên doanh Natsteel Vina sản xuất thép xuất khẩu.
2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
- Vật liệu xây dựng của Thái Nguyên rất đa dạng về chủng loại. Sản phẩm chính là:
Xi măng, gạch ngói nung, gạch Ceramic, tấm lợp fibrôximăng, đá ốp lát, đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi....Về cơ bản, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Sản lượng một số sản phẩm chính năm 2010 là: Xi măng 860.300 tấn; gạch nung 177,6 triệu viên; gạch lát các loại 10,6 triệu m2.
- Những năm gần đây, ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Một số đơn vị đầu tư đầy chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao như: Công ty CP xi măng Là Hiên, Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Nhà máy gạch Ceramic của Công ty CP Prime Phổ Yên, Nhà máy gạch Việt Ý của Công ty CP đầu tư và sản xuất công nghiệp,..
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều cơ sở sản xuất gạch nung qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 29 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, với tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2010 là 1.096,7 tỉ đồng (chưa tính Nhà máy xi măng Thái Nguyên độ mới đi vào sản xuất), giải quyết việc làm cho hơn 6.100 lao động. GTSXCN của ngành, năm 2010 chiếm 21,42% tổng GTSXCN trên địa bàn tăng trưởng bình quân 5 năm là 22,08%.
3. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 45 doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2010 là 343,7 tỉ đồng với lao động 2.279 người và 332 cơ sở khai thác khoáng sản, lao động 987 người. GTSXCN của ngành chiếm 3% tổng GTSXCN trên địa bàn tỉnh. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010: 12,21%.
- Một số mỏ lớn độ các doanh nghiệp Trung ương khai thác, bóc đất đá và khai thác bằng cơ giới đạt trên 90%. Tuyển tinh công nghệ trung bình, chấp hành nghiêm túc Luật Khoáng sản. Tuy nhiên, việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực khai thác chậm.
- Một số mỏ khai thác quy mô nhỏ và tận thu tập trung là đá xây dựng, tỉ tan, quặng sắt...sử dụng lao động thủ công là chính nên hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường.
- Giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh đã ban hành các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cho hầu hết các loại khoáng sản làm cơ sở cho việc quản lý đối với hoạt động khoáng sản.
4. Công nghiệp cơ khí, điện tử, chế tạo máy và gia công kim loại
Gồm chế tạo máy, cơ khí tiêu dùng, lắp ráp, các loại phụ tùng, công cụ, dụng cụ.... Tập trung chủ yếu ở thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và các nhà máy quốc phòng trong tỉnh, sản xuất các sản phẩm cơ khí như: Các loại máy nông nghiệp, động cơ Diesel từ 6-80HP, các lọai phụ tùng cho xe máy, phụ tùng ôtô, phụ tùng máy khai thác và chế biến khoáng sản, hộp số, công cụ, dụng cụ ytế, băng truyền...
- Giai đoạn vừa qua, độ yêu cầu của thị trường, một số nhà máy như Công ty Diesel Sông Công, Công ty Phụ tùng máy số I, Công ty CP cơ khí Phổ Yên, Công ty CP Meinfa, Công ty CP Mani Hà Nội, Xí nghiệp cơ khí đúc Sông Công, Công ty TNHH đúc Nam Ninh,… đã đầu tư đổi mới công nghệ ở một số công đoạn sản xuất hoặc mua mới đầy chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại, được các công ty lớn của nước ngoài chấp nhận đặt hàng. Các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trên cả nước như: máy vò chè, sao chè, máy xay xát, động cơ Diesel, hộp số thuỷ...Một số cơ sở đã có sản phẩm xuất khẩu.
- Hiện trên địa bàn tỉnh có 77 doanh nghiệp và khoảng gần 700 cơ sở quy mô hộ gia đình sản xuất cơ khí, điện tử, chế tạo máy và gia công kim loại, tổng nguồn vốn kinh doanh 1.120 tỉ đồng, lao động 5.339 người, dự kiến GTSXCN năm 2010 của ngành chiếm 15,3% tổng GTSXCN trên địa bàn. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010: 28,37%.
5. Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng
Trong lĩnh vực này, hiện có 131 doanh nghhiệp đang hoạt động, tổng nguồn vốn kinh doanh là 1.428 tỉ đồng, lao động 10.095 người; GTSXCN năm 2010 chiếm 12% tổng GTSXCN trên địa bàn. Tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt 24%. Các sản phẩm chủ yếu gồm: may, chè, bia hơi, sữa tươi tiệt trùng, thức ăn gia súc, giấy, gỗ ván dăm.v.v...
- Chế biến chè: Chè là mặt hàng nông sản thế mạnh của tỉnh với sản lượng chè tươi năm 2010 đạt 174.772 tấn. Những năm gần đây các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đầy chuyền công nghệ hiện đại, bao gói đẹp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như Nhà máy chè của Công ty CP tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình, Công ty CP chè Vạn Tài, Công ty CP chè Sông Cầu, Nhà máy chè Bắc Sơn, Nhà máy chè Đại Từ, HTX chè Là Bằng, Nhà máy chè ATK của Công ty CP xuất nhập khẩu Thái Nguyên, DN tư nhân Thanh Thanh Trà… Còn lại chế biến theo qui mô hộ gia đình, tự tiêu thụ.
- Chế biến sữa: Nhà máy chế biến sữa tươi của Công ty CP ELOVI Việt Nam với sản lượng 40 triệu lít sữa/năm, công nghệ hiện đại, sản lượng năm 2010 dự kiến: 13.000 lít.
- Sản xuất bia hơi: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên và Công ty CP bia và nước giải khát Thái Nguyên đầu tư đầy chuyền công nghệ tương đối hiện đại. Sản lượng bia hơi năm 2010 dự kiến đạt khoảng 7 nghìn lít, chiếm 60-70% thị phần tiêu thụ bia hơi trên địa bàn tỉnh.
- Chế biến giấy: Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ đầu tư đầy chuyền sản xuất giấy bao bì xi măng công suất 30.000 tấn/năm, sản lượng năm 2010 đạt 13,8 nghìn tấn sản phẩm; Công ty CP giấy xuất khẩu sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu. Giai đoạn vừa qua có Công ty CP bao bì Sông Công, DN Quý Thắng, Công ty TNHH Hoàn Mỹ, Công ty CP bao bì Hà Anh, DN bao bì Quang Phúc, … đầu tư sản xuất nên sản lượng giấy các loại của tỉnh tăng từ 17,37 tấn năm 2006, lên 26.908 tấn năm 2010 (trong đó xuất khẩu đạt trên 18%).
- Chế biến gỗ: Nhà máy sản xuất ván dăm, công suất 16.500 m3/năm, tuy nhiên sản xuất không ổn định năm cao nhất chỉ đạt 33% công suất thiết kế, độ sản phẩm không cạnh tranh được với thị trường…; có 62 doanh nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa và nhiều cơ sở chế biến nhỏ.
- May mặc: Phát triển mạnh độ Công ty CP đầu tư và thương mại TNG từng bước mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài; HTX may công nghiệp Tân Bình Minh, HTX may công nghiệp Trung Thành, XN may của Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội đi vào sản xuất năm 2006. Sản lượng của toàn ngành tăng nhanh, năm 2005 đạt 1,9 triệu sản phẩm, năm 2010 đạt 14,251 triệu sản phẩm (trong đó xuất khẩu trên 75%).
Năm 2010 có dự án Nhà máy may xuất khẩu của Công ty TNHH Shiwon Ebenezơ Hà Nội, công suất 45 triệu sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 15 triệu USD, đầu tư tại phường Cải Đan, thị xã Sông Công đã đi vào sản xuất.
6. Công nghiệp hoá chất
- Chủ yếu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp độ hai Công ty quốc phòng là Công ty Điện cơ và Hoá chất 15 và Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31 cung cấp cả nước; ngoài ra còn có các doanh nghiệp sản xuất phân bón: Công ty CP Sáng Thiện, Công ty CP phân bón Thái Nguyên; sản xuất nhựa: Công ty TNHH Hữu Nghị, DN tư nhân Trọng Tùng, Nhà máy nhựa Việt Úc; nước rửa chến: Công ty TNHH một thành viên Suối Mơ; sản xuất pin: Nhà máy pin Quốc gia.
- Hiện có 07 doanh nghiệp công nghiệp hoá chất và một số cơ sở sản xuất qui mô nhỏ, tổng nguồn vốn kinh doanh là 24,6 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 154 lao động, dự kiến giá trị SXCN năm 2010 chiếm 3,7% tổng GTSXCN trên địa bàn, tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt 18,5%.
7. Công nghiệp điện, nước, gas
Năm 2010 GTSXCN ngành điện, nước chiếm 8,7% tổng GTSXCN, tăng trưởng bình quân GTSXCN giai đoạn 2006-2010 đạt 20,57%, nguồn vốn kinh doanh là 2.500 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 3.410 lao động.
7.1. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện năng, gas
- Nguồn cấp điện chính của tỉnh:
+ Thuỷ điện Thác Bà (công suất 3x36MW) qua đường đầy 110kv Thác Bà – Tuyên Quang - Thái Nguyên dài 90 km.
+ Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 2x57,5MW).
+ Trạm 220kv Sóc Sơn qua đường đầy 110kV Sóc Sơn - Gò Đầm.
+ Nhà máy thuỷ điện Hồ Núi Cốc công suất 3x630 kW.
+ Nguồn điện mua Trung Quốc: Công suất mua tối đa 200MW trong 10 năm (đến 2017).
- Lưới điện: Trên địa bàn tỉnh có 01 trạm 220kV với tổng chiều dài 155km đường đầy 220kV và 08 trạm 110kV với tổng chiều dài 210 km; 1.909,8 km đường đầy trung thế và 5.071 km đường đầy hạ thế.
Lưới điện truyền tải đảm bảo cấp điện khá an toàn, ổn định. Tốc độ điện khí hoá nông thôn trên toàn tỉnh cao. Phần tiêu thụ điện của khu vực công nghiệp khá lớn.
- Năm 2010, Công ty CP nhiệt điện An Khánh tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện công suất 2x55MW, vốn đầu tư 3.900 tỉ đồng tại Cụm công nghiệp An Khánh, huyện Đại Từ.
- Toàn tỉnh có 02 trạm chiết nạp gas của PetroVietNam gas và Thăng Long gas trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
7.2. Công nghiệp sản xuất và phân phối nước sạch, và xử lý chất thải
- Nguồn cấp nước của tỉnh là nước ngầm và nước mặt. Hiện tại có 05 nhà máy khai thác và cung cấp nước sạch đã qua xử lí của Công ty CP nước Thái Nguyên, tổng công suất 49.000 m3/ngày đêm, sản lượng nước sạch năm 2005 đạt 6.418 m3, năm 2010 đạt 11.075 m3.
- Có 06 đơn vị hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu.
1. Những mặt đã đạt được
- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 2006-2010 đạt khá, tăng trưởng bình quân đạt 18,7%, góp phần nâng tỉ trọng của ngành CN-XD trong GDP của tỉnh từ 38,76% (năm 2006) lên 41,6% (năm 2010). Tuy chưa đạt mục tiêu đề ra song cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp.
- Công tác quy hoạch, cải cách hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng được chú trọng, việc giải quyết các thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trong thời gian gần đây thực hiện khá tốt, môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt độ đó đã thu hút mạnh các nhà đầu tư đến Thái Nguyên.
- Một số dự án đầu tư lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động hiệu quả như: Đầy chuyền lò quay của Công ty xi măng Là Hiên; Công ty nhiệt điện Cao Ngạn; Công ty CP thương mại và đầu tư TNG - Sông Công, Nhà máy kẽm điện phân của Công ty kim loại màu Thái Nguyên, Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng giai đoạn I của Công ty Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy xi măng Thái Nguyên... Các dự án đầu tư khác mặc dù gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ nhưng luôn được các cấp, các ngành cùng với nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, huy động các nguồn lực để đầu tư.
- Hàng năm Tỉnh đã bố trí kinh phí khuyến công hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khuyến khích, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở khu vực nông thôn.
- Số lượng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trong trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên đáng kể; đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động; nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và ngành nghề kinh doanh.
- Ngày càng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, số lao động làm việc trong khu vực CN, TTCN hiện nay khoảng 65.400 người. Thu nhập của người lao động ổn định, đời sống được cải thiện.
- Đã hình thành thêm một số trung tâm công nghiệp mới, tạo tiền đề cho việc phân bố lại lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ và góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
2. Khó khăn, tồn tại
- Cơ cấu nội ngành chưa hợp lý: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và luyện kim (ngành sử dụng nhiều tài nguyên và tạo nhiều sức ép đối với cơ sở hạ tầng và môi trường) hiện đang chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp phụ trợ và nội địa hoá quy mô còn nhỏ; hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp công nghiệp chưa cao.
- Một số huyện công nghiệp còn chậm phát triển.
- Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chưa có khả năng tập trung, thu hút vốn để đầu tư có trọng điểm, có chương trình cho các dự án lớn của địa phương. Mức độ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, chỉ một số doanh nghiệp mới đầu tư và doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực được trang bị đồng bộ, còn lại đa số sử dụng công nghệ ở mức trung bình và dưới trung bình.
- Công tác xây dựng, rà soát điều chỉnh và quản lý quy hoạch có tác động đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, kịp thời và không đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Việc xây dựng quy hoạch chi tiết và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn chậm, nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào từng khu, cụm công nghiệp; chất lượng một số dự án đầu tư chưa cao, việc hướng dẫn và giải quyết thủ tục đầu tư XDCB có lúc còn chưa đáp ứng yêu cầu … Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư của một số dự án đầu tư chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, xây dựng công trình. Việc thiếu quỹ đất sạch và chậm trễ trong công tác GPMB làm ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút các nhà đầu tư.
3. Nguyên nhân
- Các dự án lớn, các công trình trọng điểm được Tỉnh quan tâm chỉ đạo nhưng nhìn chung tiến độ đầu tư còn chậm so với dự kiến độ nhiều nguyên nhân như: Khó khăn trong GPMB, lạm phát, giá cả tăng cao, thiếu vốn cho đầu tư …..
- Tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 đến nay, trong khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầu thực hiện lộ trình gia nhập WTO, cùng với biến động tăng cao, thất thường của giá vật tư (điện, nước, xăng dầu, than, thép, kim khí, nguyên liệu cho sản xuất...) đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Sản xuất TTCN và làng nghề của tỉnh vẫn còn manh mún, công nghệ lạc hậu; thiếu vốn đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; năng lực quản lý còn hạn chế; thu nhập của người lao động, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp.
- Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư chưa đầy đủ và kịp thời đến doanh nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều bất cập; việc qui hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn độ thiếu vốn đầu tư.
I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Bối cảnh quốc tế, khu vực
Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một thực tế tất yếu giao lưu kinh tế đã tạo ra mối liên kết giữa các quốc gia trên thế giới thành một thị trường thống nhất. Trong xử hướng mới là các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh, đưa đến cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới.
Kinh tế thế giới mới bước khỏi thời kỳ suy thoái, chiều hướng phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới nói chung, những nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc được duy trì và củng cố. Tuy nhiên mức độ và tính bền vững của phục hồi và tăng trưởng kinh tế có khác nhau giữa khu vực này với khu vực khác và giữa nền kinh tế này với nền kinh tế khác và có thể bị chậm lại bởi những diễn biến đang làm rung động chính trường, an ninh và ổn định ở Bắc Phi, Trung Đông hay sau thảm họa hạt nhân, sóng thần ở Nhật Bản.
Bên cạnh đó là hạn chế bởi triển vọng không ổn định về nền kinh tế toàn cầu độ những mất cân đối về mức độ phục hồi và tăng trưởng, về hoạt động ổn định và rủi ro ở các thị trường tài chính, mất cân đối về tiền tệ và thương mại, về thâm hụt ngân sách quốc gia và mức độ vay nợ công...Tính thất thường và đột biến trong chiều hướng tăng của dầu lửa, vàng, USD và một số nguyên liệu cho sản xuất...đã trở thành một trong những rủi ro lớn đối với sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới, làm cho môi trường kinh doanh quốc tế không được ổn định.
Hiện nay, Việt Nam được quan tâm như một quốc gia ổn định về chính trị, an toàn cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh và ngày càng có khả năng thu hút đầu tư lớn hơn từ các nước trên thế giới.
2. Ảnh hưởng của các vùng kinh tế trọng điểm và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
Về vị trí, Thái Nguyên là một trong các trung tâm kinh tế, văn hoá, đào tạo của vùng thuộc tứ giá kinh tế (Thái Nguyên - Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng), có nhiều tài nguyên và khoáng sản quan trọng, có thể cung cấp cho thị trường cả nước và trong vùng.
Sự phát triển mạnh mẽ và toàn điện của 3 vùng kinh tế trọng điểm gồm: vùng Bắc Bộ, phía nam và miền Trung, đặc biệt là vùng Bắc Bộ có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp của tỉnh đó là các điều kiện để hợp tác phát triển, cơ hội tiếp nhận các dự án đầu tư mở rộng thị trường lên phía Bắc, mở rộng thị trường tiêu thụ sau chế biến...
Tuy nhiên, nhìn chung nền kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ vẫn còn chậm phát triển. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả vùng cao hơn tốc độ tăng của cả nước (vùng 11,4%, cả nước 6,87%) song thu nhập bình quân đầu nguời thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (thu nhập bình quân của vùng 10,9 triệu đồng/người, cả nước 25,3 triệu đồng/người, tỉnh Thái Nguyên 17,4 triệu đồng/người)
1. Quan điểm
- Phát triển công nghiệp Thái Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên tập trung vào một số ngành có lợi thế của tỉnh. Ưu tiên phát triển công nghiệp trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, từng bước chuyển dịch cơ cấu nội ngành, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Chú trọng chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong GDP của tỉnh. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, thân thiện với môi trường.
- Phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, vị trí trung tâm vùng...
2. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo quy hoạch
- CN chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp;
- CN nhẹ, chế biến nông, lâm,thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng;
- CN sản xuất vật liệu xây dựng;
- CN sản xuất kim loại;
- CN khai thác và chế biến khoáng sản;
- CN sản xuất phân phối điện, nước và xử lý chất thải;
- CN hoá chất;
1. Mục tiêu tổng quát
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa Thái Nguyên trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trình độ sản xuất được chuyển đổi rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững và hiệu quả, để Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020.
- Đảm bảo Thái Nguyên có một cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hiện đại, hiệu quả với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Đầu tư đồng bộ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương; Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế,
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 12-13%. Trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 16,5% trở lên.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: công nghiệp, xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%, nông, lâm nghiệp 15%.
- Đến năm 2015: Giá trị SXCN đạt 30.300 tỉ đồng (giá cố định 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân 20%. GDP ngành công nghiệp đạt: 5.105,7 tỉ đồng.
1. Định hướng chung
- Chuyển dịch mạnh kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần; đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo sức bật lớn cho nền kinh tế.
- Phát triển công nghiệp gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tập trung phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Phát triển các khu, cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố, thị xã để khai thác lợi thế của các địa phương. Ưu tiên đặc biệt cho phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp, đầu tư phát triển gắn với phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là với công nghiệp sản xuất kim loại, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Phối hợp giữa công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương cùng phát triển. Chủ động kêu gọi đầu tư để phát triển sản xuất, ưu tiên đầu tư có chọn lọc một số lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của tỉnh, xây dựng công viên phần mềm;
- Đối với công nghiệp địa phương, tiếp tục đổi mới và phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, trên cơ sở chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. Đi đôi với phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Quan tâm đầu tư cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu. Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón sinh học và sản xuất thuốc thú y theo chương trình đầu tư trọng điểm quốc gia, các ngành, các sản phẩm truyền thống có thị trường và thế mạnh của địa phương như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế tạo máy và gia công kim loại, chế biến nông, lâm sản, dệt may, hoá chất
2. Định hướng phát triển các ngành
* Biểu tổng hợp cơ cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2015
TT |
Hạng mục |
TH 2010 (tỉ đồng) |
KH 2015 (tỉ đồng) |
Cơ cấu đến 2015 (tỷ lệ %) |
Tốc độ TT (2011-2015) (%) |
|
Tổng giá trị SXCN (theo giá CĐ 1994) |
12.200 |
30.300 |
|
20 |
A |
Phân nhóm ngành công nghiệp |
12.200 |
30.300 |
100 |
20 |
1 |
CN chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp |
2.178 |
6.650 |
22 |
24,8 |
2 |
CN nhẹ, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng |
1.485 |
5.100 |
16,8 |
28,0 |
3 |
CN sản xuất VLXD |
2.733 |
6.750 |
22,3 |
20,0 |
4 |
CN sản xuất kim loại |
3.900 |
7.800 |
25,7 |
14,9 |
5 |
Công nghiệp KT&CB khoáng sản |
380 |
1.300 |
4,3 |
27,9 |
6 |
CN điện nước và xử lý chất thải |
1.000 |
1.800 |
5,9 |
12,5 |
7 |
CN hoá chất |
447 |
600 |
2 |
6,1 |
8 |
CN khác |
244 |
300 |
1 |
4,2 |
|
|
|
|
|
|
* Sản phẩm công nghiệp chủ yếu đến 2015 (Xem phụ lục IV)
2.1. Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp
Được tôn vinh là “Trái tim ngành công nghiệp”, công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 phát triển theo định hướng và đạt các mục tiêu cụ thể sau:
a) Mục tiêu đến 2015
- Phát triển công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và nông thôn; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước theo phân công của ngành cơ khí vùng và cả nước;
- Từng bước sản xuất một số sản phẩm, vật tư, phụ tùng phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu; mở rộng thêm các sản phẩm xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu một số loại phụ tùng.
- Phấn đấu trở thành một bộ phận sản xuất phụ trợ cho các đầy chuyền sản xuất lắp ráp của các tập đoàn đa quốc gia.
- Đến năm 2015, GTSXCN đạt 6.650 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 22% tổng GTSXCN, tăng trưởng bình quân: 24,8%
b) Định hướng phát triển
- Phát triển công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp gắn với phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là với công nghiệp sản xuất kim loại. Thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất gia công kim loại và cơ khí lắp ráp trên địa bàn, giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất. Khuyến khích, tạo thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia chương trình phát triển công nghiệp chế tạo máy, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo máy và cơ khí lắp ráp.
- Cần được ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư phát triển áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; đầu tư có trọng điểm, tập trung, không dàn trải nhằm phục vụ cho sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong đó có công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Định hướng phát triển các sản phẩm:
+ Sản xuất và lắp ráp động cơ Diesel, động cơ thuỷ 400HP;
+ Sản xuất và lắp ráp xe tải nhẹ và xe nông cụ, máy nông nghiệp;
+ Sản xuất phụ tùng xe máy, ôtô các loại;
+ Sản xuất thiết bị điện dân dụng;
+ Sản xuất công cụ, dụng cụ.
- Xây dựng mới nhà máy cơ khí Đại Từ của Công ty CP Đại Thắng, vốn đầu tư dự kiến 163 tỉ đồng. Nhà máy cơ khí đúc của Công ty cổ phần tư vấn và sản xuất công nghiệp Hoàng Long, vốn đầu tư: 23,5 tỉ đồng, Nhà máy sản xuất gang Sơn Cẩm của Công ty CP Khai khoáng miền núi, vốn đầu tư 32,8 tỉ đồng, dự án cơ khí đúc của Công ty TNHH Hoàng Việt, tổng vốn đầu tư 65 tỉ đồng...
c) Sản phẩm chủ yếu đến 2015
- Phụ tùng ôtô, xe máy các loại: 50 triệu sản phẩm;
- Động cơ các loại: 20.000 sản phẩm;
- Xe ôtô các loại: 1000 cái;
- Các loại máy (nông nghiệp, dệt may, điện dân dụng): 50 triệu sản phẩm;
- Dụng cụ cầm tay, y tế, thú y: 20 triệu sản phẩm.
2.2. Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng
Là các ngành có suất đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, thời gian đào tạo tay nghề ngắn (5-6 tháng), phù hợp với lực lượng lao động dôi dư và lao động sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn hiện nay.
a) Mục tiêu đến 2015
GTSXCN đạt 5.100 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 16,8% GTSX toàn ngành, tốc độ tăng trưởng bình quân: 28,0%
b) Sản phẩm chủ yếu
- Sản phẩm may các loại: 75 triệu sản phẩm;
- Bia các loại: 35 triệu lít;
- Chè búp khô các loại: 35.000 tấn, trong đó: Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: 14.000 tấn;
- Đồ dùng nội thất cao cấp: 300.000 sản phẩm.
* Công nghiệp dệt-may-da giày và sản xuất hàng tiêu dùng
- Nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở may công nghiệp hiện có: Từng bước cải tiến, đầu tư mới các trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Đầu tư hoàn chỉnh và đi vào sản xuất có hiệu quả dự án may mặc Shinwon Ebenexer Việt Nam, công suất 45 triệu sản phẩm/năm; các dự án tại huyện Phú Bình như: Công ty CP may TNG, tổng vốn đầu tư 275 tỉ đồng, công suất 15 triệu sản phẩm/năm; Công ty CP May TDT, vốn đầu tư 67 tỉ đồng, công suất 2,5 triệu sản phẩm/năm; Công ty CP may Thành Hưng, tổng vốn đầu tư 6,5 tỉ đồng, công suất 1 triệu sản phẩm/năm...
- Đầu tư xây dựng liên hợp sợi, dệt, nhuộm tại cụm công nghiệp Bá Xuyên, thị xã Sông Công, sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
- Đầu tư các dự án sản xuất giày dép lớn chuyên làm hàng xuất khẩu, trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mốt thời trang tại các khu công nghiệp: Sông Công, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thuỵ.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông-lâm sản, thực phẩm và các loại hàng hoá tiêu dùng khác có quy mô vừa và nhỏ, góp phần giải quyết lao động việc làm tại chỗ và sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, gia công hàng xuất khẩu.
* Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống
- Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung mới có lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu sẵn có như: Gỗ, tre, nứa, các vùng rau, củ, quả của tỉnh và các tỉnh lân cận, đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở chế biến hiện tại nhằm tăng nhanh các sản phẩm chủ lực như: Sản phẩm chè cao cấp; các loại bia chất lượng cao, nước hoa quả; rau, củ, quả qua chế biến, thịt hộp, đồ ăn nguội...
- Giảm dần các cơ sở sản xuất sản phẩm sơ chế. Coi trọng công nghệ bảo quản sau thu hoạch và bao bì đóng gói, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đăng ký thương hiệu hàng hoá nhằm tăng giá trị, chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới chủng loại mẫu mã, chất lượng sản phẩm các cơ sở đang hoạt động như: Giấy Hoàng Văn Thụ, giấy Sông Công, Nhà máy ván dăm Lưu Xá, các cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng và đồ dùng văn phòng, gỗ nội thất...đảm bảo phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh.
- Phát triển mạnh các làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ như đồ gỗ mỹ nghệ tại huyện Phổ Yên, huyện Phú Lương, mây tre đan huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình, thêu ren tại huyện Đại Từ… với nguồn nguyên liệu sẵn có hoặc qui hoạch trồng mới nguyên liệu.
Định hướng phát triển
► Chế biến chè: Là sản phẩm mủi nhọn của tỉnh, ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sạch và cao để đảm bảo chất luợng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại khu vực và quốc tế.
- Xây dựng, đề nghị công nhận thương hiệu “Quốc trà Thái Nguyên”.
- Đa dạng hoá các loại sản phẩm, khuyến khích hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất chè chất luợng cao đạt tiêu chuân xuất khẩu như Công ty CP chè Sông Cầu, Nhà máy chế biến chè Vạn Tải, HTX chè Là Bằng, Doanh nghiệp tư nhân trà Hạnh Nguyệt, Công ty CP tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình…
- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trồng và chăm sóc chè sạch, các giống chè chất luợng và năng suất cao tại các làng nghề chè trên địa bàn tỉnh.
► Chế biến rau quả
- Đầu tư phát triển vùng rau quả sạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bằng kho lạnh, sấy, xử lý bằng nước ôzôn…
- Đa dạng hoá các sản phẩm chế biến, xây dựng nhà máy chế biến bánh, mứt, kẹo từ các loại trái cây của địa phương và các tỉnh lân cận, công suất 15.000 tấn/năm.
► Chế biến Nấm
- Nấm là loại thực phẩm sạch, bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao, cung cấp thực phẩm cho đời sống hàng ngày và là nguyên liệu sản xuất Nam Được.
- Bảo quản, sơ chế nấm sau thu hoạch bằng biện pháp sử dụng máy hút chân không, lò sấy …
- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở đầu tư trồng và chế biến Nấm như HTX Nấm Hùng Sơn, Đại Từ; Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Đô, Đồng Hỷ, Công ty CP Nhật Sơn, Phú Lương….các làng nghề trồng Nấm tại huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, thị xã Sông Công, huyện Đồng Hỷ …
► Sản xuất bia, nước giải khát các loại
- Từng bước phát triển phù hợp với qui hoạch phát triển Ruợu-Bia-Nước giải khát Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nâng cao chất luợng và sản luợng các cơ sở sản xuất bia hiện có trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư xây dựng Nhà máy đồ uống thực phẩm TIME tại khu công nghiệp Sông Công, dự án sản xuất bia hơi chất luợng cao, bia lon các loại tại cụm công nghiệp Khuynh Thạch.
- Phát huy hết công suất của nhà máy sữa và nước trái cây Vĩnh Phúc, đa dạng các loại sản phẩm sữa, sữa chua, nước trái cây.
► Chế biến thức ăn gia súc
Khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất có qui mô vừa và nhỏ tại huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công như: Công ty CP Nam Việt, công suất 70.000 tấn/năm, Công ty TNHH Ngôi sao hy vọng, công suất 10.000 tấn/năm. Từng bước đầu tư cải tạo, nâng cao công suất đến năm 2015 lên 100.000 tấn/năm.
► Chế biến đồ gỗ và lâm sản
- Đầu tư cải tạo công nghệ nhà máy ván dăm Lưu Xá sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuân quốc tế.
- Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại các làng nghề trên địa bàn huyện Phổ Yên, Phú Bình... từ nguyên liệu mây tre, gỗ rừng trồng của tỉnh.
► Chế biến giấy, bao bì
- Thực hiện qui hoạch vùng nguyên liệu sản xuất giấy, bao bì cung cấp ổn định cho các nhà máy hiện có của tỉnh.
- Đầu tư mở rộng đầy truyền sản xuất giấy xi măng của Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ, nâng công suất lên 30.000tấn/năm. Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất bao bì của Công ty CP Quân Thanh, công suất 15 triệu sản phẩm /năm;
- Đầu tư mới nhà máy sản xuất bao bì của Công ty TNHH Anh Dũng công suất 25.000 sản phẩm/năm nhằm cung cấp sản phẩm cho các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư mới nhà máy sản xuất cát tông sóng của Công ty CP thương mại và sản xuất giấy Hoa Sơn tại cụm công nghiệp Cao Ngạn, Thành phố Thái Nguyên.
- Đầu tư tổ hợp công nghiệp nhà máy giấy, bột giấy ECI Thái Nguyên, Công ty Đầu tư xây dựng xuất nhập khẩu Quốc tế ECI.
2.3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
a) Mục tiêu đến năm 2015
- GTSXCN đạt 6.750 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 22,3% GTSX toàn ngành, tốc độ tăng trưởng bình quân: 20%.
b) Sản phẩm chủ yếu đến năm 2015
- Xi măng: 3.900 tấn;
- Gạch nung các loại: 300 triệu viên;
- Gạch ceramic: 30 triệu m2;
- Đá, cát, sỏi: 2 triệu m3;
- Cao lin: 50.000 tấn;
c) Định hướng phát triển
- Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà máy sản xuất VLXD hiện có trên địa bàn phát huy hết công suất như: Xi măng Thái Nguyên, Là Hiên, Quan Triều; các đầy truyền gạch ceramic của Công ty CP Prime, Công ty CP đầu tư và sản xuất công nghiệp, Công ty CP vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, các đầy truyền sản xuất gạch tuynen, gạch không nung, đá ốp lát...
- Đầu tư mới các dự án sản xuất của Nhà máy gạch Vạn Xuân, công suất 28 triệu viên/năm, nhà máy gạch tuynel Đắc Sơn, công suất 30 triệu viên/năm; sản xuất gạch tuynen bằng nguyên liệu đất đồi của Công ty CP Thái Sơn tại huyện Đồng Hỷ, công suất 18 triệu viên/năm; nhà máy gạch tuynel của Công ty TNHH Quang Trung, huyện Phú Lương, tổng mức đầu tư 61 tỉ đồng, công suất 40 triệu viên/năm;...
- Đầu tư mới các dự án có công nghệ tiên tiến sử dụng nguyên liệu và lao động của địa phương để sản xuất gốm, sứ cao cấp tại CCN Phú Lạc, huyện Đại Từ.
- Khuyến khích, hỗ trợ các nhà máy sản xuất vật liệu không nung của Công ty nhiệt điện Cao Ngạn, công suất 100.000 m3/năm; mô hình các cơ sở sản xuất gạch không nung của HTX dịch vụ môi truờng Thanh Công, huyện Đại Từ; dự án sản xuất vật liệu nhẹ tại cụm công nghiệp An Khánh, huyện Đại Từ, CCNsố 1 Thành phố Thái Nguyên, CCN Kim Sơn, huyện Định Hóa,...
2.4. Công nghiệp sản xuất kim loại
a) Mục tiêu đến 2015
Để xứng dáng là con chim dâu dan của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, là ngành
sản xuất ra tư liệu phục vụ sản xuất, ngành sản xuất kim loại của tỉnh tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước, huy động vốn trong nước và nước ngoài đầu tư đầy mạnh sản xuất.
Đến năm 2015, GTSXCN ngành sản xuất kim loại đạt 7.800 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 25,7% GTSX toàn ngành, tốc độ tăng trưởng bình quân: 14,9%
b) Định hướng phát triển
- Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đang đầu tư trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ. Ưu tiên các dự án đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo chất luợng cao cấp mang thương hiệu Việt Nam, nâng cao công suất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ và thiết bị dự án đầu tư cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn II của Công ty gang thép Thái Nguyên, công suất 55 vạn tấn phôi thép/năm, tổng vốn đầu tư 3.844 tỉ đồng; nhà máy cán thép Thái Trung, công suất 50 vạn tấn/ năm, tổng vốn đầu tư 1.270 tỉ đồng.
- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng hoàn thiện và đưa vào sản xuất có hiệu quả dự án đầu tư luyện gang thép của Công ty CP luyện kim đen, công suất 100.000 tấn/năm.
- Tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai đầu tư xây dựng các dự án luyện, cán kéo thép tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Nhà máy cán kéo thép Hiệp Linh, Công ty CP cán thép Toàn Thắng, Nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên, nhà máy luyện Feroman gan-sắt của HTX công nghiệp và vận tai Chiến Công, nhà máy sản xuất thép của doanh nghiệp Thanh Nhân; các nhà máy sản xuất thép tại cụm công nghiệp số 2, số 3 cụm cang Đa Phúc như: Nhà máy thép Quyết Hợp, nhà máy thép Thắng Đạt, nhà máy thép Việt Phát, ….
c) Sản phẩm chủ yếu đến năm 2015
- Thép cán: 1,9 triệu tấn[2];
- Thiếc thỏi: 3.000 tấn;
- Gang các loại: 500.000 tấn;
- Thép: tấm. lá, hình, chế tạo, hợp kim: 100.000 tấn.
2.5. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
a) Mục tiêu đến 2015
Phát triển ngành khai thác, chế biến khoáng sản theo các qui hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt: qui hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng: Quặng sắt, titan, quặng chì, kẽm, nhóm kim loại bao gồm Antimon, Bauxít, thuỷ ngân, Arsen, Thiếc, Vonfram, Vang, nhóm khoáng chất công nghiệp.
Đến 2015, GTSXCN ngành khai thác khoáng sản đạt 1.300 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân: 27,9%.
b) Định hướng phát triển
- Tập trung khai thác đồng thời phải có phương án đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại trong chế biến các loại khoáng sản có trữ luợng lớn và giá trị kinh tế cao như: quặng sắt, thiếc, vonfram… nhằm đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất đồng thời tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên hiện có của tỉnh.
- Có phương án bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
- Các dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định bảo vệ môi truờng: Lập báo cáo đánh giá tác động môi truờng, đề ra và thực hiện nghiêm túc các giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi truờng.
- Các dự án chế biến khoáng sản phải có các biện pháp công nghệ xử lý triệt để ô nhiễm môi truờng.
- Tiếp tục triển khai và đi vào khai thác, chế biến dự án Vonfram và đa kim Núi Pháo;
- Triển khai các dự án chế biến sâu khoáng sản: Nhà máy chế biến tinh quặng Ilmenite của Công ty CP xuất nhập khẩu Thái Nguyên, dự án khai thác và chế biến cao lanh của Công ty TNHH Mai Linh C…
c) Sản phẩm chủ yếu đến 2015
- Than sạch: 2,5 triệu tấn;
- Xi Titan: 20.000 tấn;
- Vonfram 65% WO3: 10.000 tấn.
2.6. Công nghiệp điện, gas, nước và xử lý chất thải
a) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện
* Mục tiêu phát triển
- Ngành điện triển khai đầu tư mới và cải tạo luới điện phấn đấu đến năm 2015 sản luợng điện thương phẩm đạt 2.360 KWh, đầu tư cho sản xuất điện 3.900 tỉ đồng, đến năm 2015 sản luợng điện sản xuất đạt 1.600 triệu kwh.
- Đến năm 2015 GTSXCN đạt 1.800 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân: 12,5%.
* Định hướng phát triển
- Theo qui hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020: đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh, đặc biệt là nhu cầu phụ tải điện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, khu dô thị, trung tâm thương mại của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân... góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất luợng đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.
- Phát triển luới điện gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã, các vùng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, chế biến, các dự án đã được tỉnh chấp thuận đầu tư.
- Bảo đảm cung cấp điện an toàn, giảm tổn thất điện năng.
- Đẩy mạnh các đề án khoa học nghiên cứu ứng dụng phát triển thuỷ điện nhỏ để phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa chưa được cấp điện luới quốc gia; đề án phát triển năng luợng tái tạo để tiết kiệm điện và tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận nay.
- Nhu cầu công suất và điện năng toàn tỉnh đến 2015 là 440 MW, điện thương phẩm là 2.360 GWh, tốc độ tăng bình quân là 12,7%/năm.
- Thực hiện dự án xây dựng mới và cải tạo luới điện của tỉnh đến năm 2015, gồm: đường dây 220 KV, 110 KV, trạm biến áp, công tơ…, tổng vốn đầu tư thực hiện qui hoạch 1.328,686 tỉ đồng.
- Nhu cầu sử dụng năng luợng tái tạo cho khoảng 1.800 hộ dân ở vùng sâu, vùng xa bằng nguồn thuỷ điện mini với chi phí 1,5 triệu đồng /hộ hoặc sử dụng pin mặt trời với công suất lắp đặt là 100Wp/hộ, dự kiến vốn đầu tư 2,7 tỉ đồng.
- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt đề án phát triển luới điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, mục tiêu là nâng cấp và mở rộng luới điện nông thôn nhằm tăng cuờng khả năng cung cấp điện lâu dài ổn định cho nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH, giảm tổn thất điện, hạ giá thanh điện nông thôn. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển nền kinh tế địa phương; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bà con nông dân, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
- Tiếp tục thực hiện dự án REIII (dự án năng luợng nông thôn III) của tỉnh, tổng vốn đầu tư 172 tỷ đồng.
- Hoàn thành việc đầu tư và phát huy tối đa công suất nhà máy nhiệt điện An Khánh, công suất thiết kế 100 MW, tổng vốn đầu tư 3.900 tỉ đồng.
b) Công nghiệp sản xuất và phân phối nước sạch
* Mục tiêu
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá phục vụ nhu cầu cơ bản và thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Phấn đấu đến năm 2015: Công suất các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đạt: 180.000 m3/ngày đêm, đảm bảo phục vụ nhu cầu của 100% hộ dân cư được dùng nước sạch, GTSXCN đạt 1.000 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,23%.
* Định hướng phát triển
- Xây dựng và triển khai thực hiện theo qui hoạch mạng luới cung cấp nước sạch đến năm 2020 với chất luợng cao đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. Củng cố hệ thống cấp nước và trạm tăng áp, chống thất thoát nhằm tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên nước.
- Xây dựng nhà máy cấp nước thị trấn Đình Ca-Võ Nhai và thị trấn Đu – Phú Lương, công suất 20.000 m3/ngày đêm.
- Nâng cấp trạm cấp nước phía Nam huyện Phổ Yên và Điềm Thuỵ, Phú Bình; Cải tạo và mở rộng nhà máy nước Sông Công lên 20.000 m3/ngày đêm
- Đầu tư mới dự án cấp nước Nam Núi Cốc, công suất 20.000 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư 376 tỉ đồng.
c) Xử lý chất thải
- Tiếp tục thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải của Thành phố Thái Nguyên. Từng bước thực hiện các dự án thoát nước và xử lý nước thải tại các thị xã, thị trấn và thị tứ trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư các dự án xử lý chất thải đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư của Công ty EarthCare Việt Nam LLC, Công ty TNHH Hải Việt; dự án của Công ty TNHH Hoàng Việt tại CCN Điềm Thuỵ, Phú Bình...
d) Chiết nạp gas
Đầu tư mới dự án chiết nạp ga và nước uống tại xã Sơn câm, huyện Phú Lương, tổng vốn đầu tư 53 tỉ đồng của Công ty CP đầu tư và thương mại Thăng Long; Trạm chiết nạp khí dầu mỏ hoá lỏng tại CCN số 1 Thành phố Thái Nguyên của Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hoá lỏng Hà Nội.
2.7. Công nghiệp hoá chất
GTSX của ngành này chủ yếu độ các đơn vị quốc phòng trên địa bàn tỉnh tham gia sản xuất công nghiệp (chủ yếu là vật liệu nổ công nghiệp)
Mục tiêu đến 2015: GTSXCN ngành hoá chất đạt 600 tỉ đồng, tăng trưởng 6,07%
3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển cụm, điểm cụm công nghiệp, làng nghề ở khu vực nông thôn gắn với thị truờng trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phân công nghiệp gia công và chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ở khu vực thành thị về nông thôn, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp, TTCN ở nông thôn.
TTCN bao gồm: các cơ sở sản xuất kinh doanh theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực công nghiệp và xây dựng là các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 100 tỉ đồng và có số lao động nhỏ hơn hoặc bằng 300 nguời.
a) Mục tiêu đến năm 2015
- Số cơ sở sản xuất mới tăng 2.000 cơ sở.
- Số làng nghề đủ tiêu chí công nhận làng nghề 70 làng, đưa tổng số làng được công nhận đến năm 2015 đạt 100 làng nghề trở lên.
- Phấn đấu giá trị sản xuất TTCN và làng nghề đến năm 2015 đạt 4.130 tỉ đồng (theo giá cố định 1994).
- Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hang năm tăng 26% trở lên.
- Tạo việc làm mới cho 15.000 lao động ở khu vực nông thôn.
b) Định hướng phát triển
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đúng hướng, hiệu quả cao theo qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3358/QĐ-UBND ngày 17/12/2009.
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hoá hình thức sở hữu và qui mô với cơ cấu ngành, nghề phù hợp. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nguời lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch đời sống, thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Phát triển TTCN, làng nghề gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển các loại hình doanh nghiệp, HTX, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa và kinh tế hộ phát triển phù hợp với quy hoạch; tạo ra sự gắn kết giữa các vùng nguyên liệu với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu, mặt khác phát triển công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.
- Phát triển TTCN, làng nghề gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống vừa nâng cao năng suất, chất luợng, mẫu mã sản phẩm kết hợp với giữ gìn bản sắc văn hoá; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái; xây dựng làng nghề mới đồng thời với công tác bảo vệ môi truờng ở các làng nghề.
- Xây dựng nghề và làng nghề trở thành cộng đồng nông thôn mới theo phương hướng phát triển toàn điện, chú trọng đến việc phát triển mạnh ngành nghề TTCN, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập của làng nghề theo hướng CNH-HĐH, dân chủ hóa, hợp tác hóa. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị truờng trong và ngoài nước. Đây là mục tiêu, động lực chủ yếu để xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
- Tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên và duy trì hoạt động hiệu quả, thực sự trở thành đầu mối liên kết các làng nghề trong tỉnh, đồng thời tích cực tạo mối liên kết chặt chẽ với các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất TTCN ở các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình,.. nhằm giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tạo mối liên kết kinh doanh.
4. Về phát triển khu, cụm công nghiệp
4.1. Mục đích
- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo môi truờng thuận lợi thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đạt các chi tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015.
- Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với các ngành nghề đa dạng trên địa bàn theo qui hoạch nhằm kết hợp giữa phát triển công nghiệp với giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội.
- Bảo đảm kết hợp việc phát triển công nghiệp theo đặc thù kinh tế giữa các địa bàn trong tinh với công tác bảo vệ môi truờng.
4.2. Định hướng phát triển
- Phát triển, thu hút đầu tư và bố trí ngành nghề vào các khu, cụm công nghiệp phải theo qui hoạch đã được cơ quan có thâm quyền phê duyệt.
- Huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt qui hoạch chi tiết: Khu công nghiệp Sông Công, Khu công nghiệp Điềm Thụy và 15 cụm công nghiệp.
- Ban quản lí các KCN xây dựng đề án, kế hoạch đến năm 2015 để triển khai qui hoạch các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2564/QĐ-UBND ngày 09/10/2009.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc qui chế quản lí, phát triển cụm công nghiệp được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND ngày 14/12/2009.
- Triển khai thực hiện Đề án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 3291/QĐ-UBND ngày 30/12/2010.
- Các địa phương khi xây dựng qui hoạch chi tiết cụm công nghiệp, đồng thời phải qui hoạch quỹ đất dành cho di dân, tái định cư.
4.3. Nhu cầu đất
Đến năm 2015, nhu cầu đất để phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp theo Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh phê duyệt đề án điều chỉnh qui hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tâm nhìn đến năm 2020 trên 6.000 ha, trong đó:
- Diện tích đất khu công nghiệp: 3.770 ha, trong đó có 1.420 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trong danh sách Qui hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam. gồm: KCN Nam Phổ Yên: 200 ha, KCN Sông Công I : 220 ha, KCN Sông Công II : 250 ha, KCN Tây Phổ Yên: 200 ha, KCN Quyết Thắng: 200 ha, KCN Điềm Thụy: 350 ha; đến năm 2015 đầu tư hạ tầng 4.570 ha, tổng mức đầu tư khoảng 9.214 tỉ đồng.
- Diện tích đất cụm công nghiệp 1.156,83 ha, các điểm công nghiệp dự kiến 60-70 ha; đến năm 2015 đầu tư xong hạ tầng, có quỹ đất sạch để chờ các nhà đầu tư 728 ha, tổng vốn đầu tư 3.384 tỉ đồng (bao gồm cả chi phí qui hoạch chi tiết).
- Đất xây dựng mới các công trình điện: 5,38 ha;
- Quỹ đất danh để di dân, tái định cư khoảng: 800 ha;
- Đất xây dựng các công trình ngoài hàng rào và nhà ở công nhân lao động trong KCN, CCN: 200 ha.
5. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015.
5.1. Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 là 44.831 tỉ đồng. Cụ thể như sau:
TT |
Hạng mục |
Nhu cầu vốn |
A |
Sản xuất công nghiệp |
25.050 |
1 |
CN chế tạo máy, điện tử, gia công KLựa cơ khí lắp ráp |
8.000 |
2 |
CN nhẹ, chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng |
4.450 |
3 |
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng |
2.850 |
4 |
Công nghiệp sản xuất kim loại |
4.400 |
5 |
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản |
2.100 |
6 |
Công nghiệp hoá chất |
750 |
7 |
Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
2.500 |
B |
Hạ tầng cơ sở các KCN, CCN (theo qui hoạch) |
12.598 |
1 |
Hạ tầng Khu công nghiệp, tổ hợp KCN |
9.214 |
2 |
Hạ tầng Cụm công nghiệp (bao gồm đền bù GPMB) |
3.384 |
C |
Điện, nước và xử lý chất thải |
7.183 |
1 |
Sản xuất và phân phối điện |
5.503 |
|
Trong đó Xây dựng mới và cải tạo luới điện (qui hoạch phát triển điện lực và REIII) |
1.503 |
4 |
Nước và xử lý chất thải |
1.680 |
|
Tổng vốn đầu tư (A + B + C) |
44.831 |
5.2. Nguồn vốn
Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng: Thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị truờng bằng công cụ lãi suất và tín dụng, tăng cuờng công tác huy động vốn duới nhiều hình thức:
- Vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước.
- Vốn tự có của doanh nghiệp.
- Còn lại là vốn vay từ các nguồn:
+ Vốn vay của các ngân hàng thương mại.
+ Vốn vay tín dụng ưu đãi và quỹ hỗ trợ phát triển.
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, ODA).
+ Vốn liên doanh, liên kết và hỗ trợ của Nhà nước.
V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải pháp về vốn
- Vận dụng linh hoạt nhất các cơ chế, chính sách huy động vốn của mọi thành phần vào đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị truờng bằng công cụ lãi suất và tín dụng; tăng cuờng công tác huy động vốn tại địa phương của các ngân hàng quốc doanh và tổ chức tín dụng, hướng luồng vốn vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên; chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang cho vay theo dự án (đặc biệt ưu tiên ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động và có tỷ lệ giá trị gia tăng cao).
- Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phân (các công ty sử dụng có hiệu quả vốn cổ phân hóa) để tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị truờng chứng khoán.
- Huy động tiềm năng tài chính trong nhân dân, trong mọi thành phần kinh tế đều tham gia sản xuất công nghiệp, TTCN và làng nghề hoặc phục vụ cho phát triển sản xuất công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở….
- Vốn hỗ trợ từ nguồn khuyến công đã phát huy được kết quả trong thời gian qua và ngày càng phát triển tốt, thực sự là nguồn động viên, khuyến khích nhiều cơ sở công nghiệp vuợt qua khó khăn, ổn định sản xuất, góp phần thúc đẩy công nghiệp, TTCN và làng nghề ở khu vực nông thôn phát triển. Ngoài nguồn vốn được cấp từ khuyến công quốc gia, hàng năm cần được Ngân sách địa phương bố trí đủ mức cần thiết.
- Tận dụng tối đa và có hiệu quả các gói hỗ trợ, kích cầu của Chính phủ, bằng cách tạo mọi điều kiện để các cơ sở công nghiệp tiếp cận và thụ hưởng.
- Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Thái Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX sản xuất công nghiệp vay vốn để đầu tư, phát triển sản xuất.
- Thực hiện tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
a) Vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước: 1.052 tỉ đồng, cụ thể như sau
- Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng 02 khu công nghiệp từ Ngân sách Trung ương: Theo Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó ưu tiên sử dụng để đền bù GPMB và hỗ trợ tái định cư, hệ thống xử lý nước thải, hạ tầng kỹ thuật, giao thông trong hàng rào KCN: 200 tỉ đồng.
- Hỗ trợ đầu tư phát triển từ Ngân sách địa phương theo Nghị quyết 08/2010/NQ- HDND ngày 28/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc qui định hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:
► Đầu tư hạ tầng 04 khu công nghiệp: 140 tỉ đồng.
► Đầu tư phát triển các dự án sử dụng công nghệ cao, dự án thuộc danh mục ưu đãi đầu tư đặc biệt: khoang 100 tỉ đồng (5 tỉ đồng /dự án).
- Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp: 532 tỉ đồng. Trong đó Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Ngân sách của tỉnh hỗ trợ 432 tỉ đồng.
Hỗ trợ hạ tầng trong hàng rào cụm công nghiệp 82 tỉ đồng để đền bù GPMB hoặc chi phí xây dựng hạ tầng, xử lí chất thải.
► Hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp 150 tỉ đồng để làm đường giao thông, các công trình điện nước đến chân hàng rào cụm công nghiệp.
► Thành lập các trung tâm phát triển cụm công nghiệp 200 tỉ đồng tại các huyện, thành phố, thị xã không có chủ đầu tư hạ tầng CCN khi có đủ điều kiện.
- Kinh phí từ nguồn vốn khoa học dành cho các dự án ứng dụng trong sản xuất công nghiệp: 30 tỉ đồng.
- Kinh phí dành cho hoạt động khuyến công hỗ trợ các cơ sở sản xuất nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn vào khu vực nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 đạt 50 tỉ đồng trở lên (Phụ lục XIII). Trong đó: Kinh phí hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia 25 tỉ đồng, nguồn khuyến công địa phương 25 tỉ đồng.
b) Vốn đầu tư từ Ngân sách tỉnh: Ngân sách tỉnh chi 442 tỷ đồng để đầu tư và cải tạo luới điện hạ thế.
c) Vốn tự có của các doanh nghiệp: Khoảng 13.500 tỉ đồng bằng 30% tổng vốn đầu tư.
d) Còn lại là vốn vay và vốn độ các thành phần kinh tế khác tự đầu tư: 29.837 tỉ đồng.
2. Giải pháp về phát triển khu, cụm công nghiệp
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư hạ tầng và đầu tư sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp.
- Vận dụng phù hợp các cơ chế, chính sách huy động vốn của mọi thành phần để đầu tư có trọng điểm hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng, đảm bảo có đủ quỹ đất sạch để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
- Phát huy có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) để xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Khai thác tối đa các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ hội quảng bá, giới thiệu để cung cấp đầy đủ thông tin về phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong phạm vi ca nước và nước ngoài.
- Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân các chủ trương chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng để nhân dân biết, ủng hộ và thực hiện.
- Hàng năm, UBND tỉnh bố trí một khoản vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm, điểm công nghiệp.
- Xây dựng và triển khai xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp tập trung; Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, hàng năm UBND các huyện, thành phố, thị xã dành một phần Ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào hoặc hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp.
3. Giải pháp về cơ chế chính sách
3.1. Chính sách về đất đai
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai theo Luật Đất đai và các văn ban qui định của nhà nước theo hướng: Giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất phát triển sản xuất kinh doanh. Hướng các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh vào các khu, cụm, điểm công nghiệp đã được phê duyệt qui hoạch.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho các nhu cầu đầu tư sản xuất công nghiệp trên cơ sở qui hoạch sử dụng đất và bổ sung kịp thời kế hoạch cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hợp pháp. Các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn đều phải dành quỹ đất để phát triển TTCN và làng nghề.
- Các chính sách ưu đãi về đất đai thực hiện theo qui định của Luật đất đai, Luật đầu tư, các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của UBND tỉnh.
- Xây dựng bản tin qui hoạch sử dụng đất nhằm cung cấp thông tin, công khai qui hoạch sử dụng đất đến các địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp.
3.2. Chính sách khuyến khích đầu tư
- Tiếp tục thực hiện đề án “Cải thiện môi trường đầu tư”, rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích để thu hút nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh qui chế quản lí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh theo hướng đúng luật, thuận lợi, thông thoáng hơn cho nhà đầu tư. Tăng cường năng lực của cán bộ trực tiếp thực hiện và quản lí dự án đầu tư tại các cấp, các ngành, các doanh nghiệp.
- Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 35/2009/QD-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh ban hành Qui chế quản lí, phát triển cụm công nghiệp.
- Phát huy hiệu quả của cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, Ban chỉ đạo giải quyết nhanh các yêu cầu xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Chương trình trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 56/2009/ND-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ. Thành lập Trung tâm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có đủ điều kiện.
3.3. Cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp nông thôn
a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp
Hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp từ nguồn kinh phí trung ương và của tỉnh theo qui định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền theo từng thời kỳ để giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ và xử lý chất thải tập trung.
- Hỗ trợ từ kinh phí Trung ương: theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ từ kinh phí địa phương theo Nghị quyết 08/2010/NQ-HDND ngày 28/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
b) Hỗ trợ xây dựng Làng nghề điểm của tỉnh
- Ưu tiên hỗ trợ xây dựng hạ tầng các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận, nằm trong các xã đăng ký xây dựng đạt tiêu chí "nông thôn mới".
- Căn cứ vào kết luận của Hội đồng khoa học của tỉnh về kết quả đề tài ứng dụng xây dựng làng nghề điểm để triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ 50% chi phí mua sắm máy móc thiết bị cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhựng tối đa không quá 500 triệu đồng/1 làng nghề.
c) Hỗ trợ, khen thưởng làng nghề, Nghệ nhân, thợ giỏi
* Chi hỗ trợ:
Nâng mức hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống đạt tiêu chí theo qui định, được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, cụ thể như sau:
- Làng nghề truyền thống: 40 triệu đồng/làng nghề.
- Làng nghề: 35 triệu đồng/làng nghề.
Truờng hợp đặc thù:
Trong trường hợp các làng nghề được công nhận có ngành nghề giống nhau, có đường trục chính và nơi đặt vị trí cổng làng chung thuận lợi cho cả 2 hay nhiều làng nghề thì UBND xã chỉ đạo các làng nghề bàn bạc, thống nhất lập phương án xây cổng làng (thiết kế, dự toán kinh phí) trên cơ sở kinh phí hỗ trợ trên và báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện.
* Chi khen thưởng:
Nâng mức khen thưởng Nghệ nhân, thợ giỏi đạt danh hiệu cấp tinh, được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, cụ thể như sau:
- Khen thưởng 3 triệu đồng/nghệ nhan.
- Khen thưởng 1 triệu đồng/thợ giỏi.
* Nguồn kinh phí chi hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn lấy từ nguồn kinh phí khuyến công hàng năm của tỉnh.
3.4. Chính sách về thương mại, thị trường
- Xây dựng và thực hiện “Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”, đề án “Xúc tiến thương mại hàng nông, lâm sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”,
- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Xúc tiến Thương mại; Xây dựng thành công và duy trì vận hành Sàn giao dịch điện tử của tỉnh để giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường và thu hút đầu tư vào Thái Nguyên.
- Thắt chặt mối quan hệ với các tỉnh trong vùng, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc. Cần hướng mạnh hơn nữa về thị trường nông thôn.
- Xây dựng chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, chính sách kích cầu, chính sách sản xuất hàng xuất khẩu...Tiếp tục hỗ trợ cơ sở sản xuất tiếp cận thương mại điện tử, hình thành các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch; thành lập văn phòng đại điện của tỉnh tại các thành phố, địa bàn kinh tế trọng điểm trong nước và các nước có khả năng phát triển thị trường.
- Doanh nghiệp chủ động trong việc nghiên cứu, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; Chú trọng các thị trường quen thuộc như ASEAN, EU, Nhật Bản, Hông Kong, Đài Loan; phục hồi thị trường Nga và Đồng Âu; thâm nhập và phát triển thị trường Mỹ, Trung cận Đông, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia.
- Đầy mạnh việc hình thành các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ, giữa người sản xuất với lưu thông, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
- Quản trị và duy trì trang Web và Bản tinh Kinh tế của ngành Công Thương; tư vấn và giúp các doanh nghiệp xây dựng, duy trì trang Web và phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trường; tổ chức các lớp tập huấn về phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại; tổ chức hội chợ, tham gia hội chợ, hội thảo tại các vùng miền....Tổ chức thành công Festival Trà quốc tế Thái Nguyên 2011.
- Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng theo qui định của pháp luật.
3.5. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
- Đầy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành công nghiệp, tạo sự chuyên biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả đào tạo, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ trình độ, ban lĩnh lãnh đạo, quản lí và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ thực thi công vụ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu mở rộng đối tượng cho vay vốn, tăng mức vốn vay đối với mỗi dự án đem lại hiệu quả cao về tạo việc làm của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động đặc biệt là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối cung cầu lao động qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”; Đề án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm khu vực nông thôn”. Ngoài kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách, huy động thêm từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức, cá nhân và công động trong nước để bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.
Lao động nông thôn được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn theo Quyết định số 1956/QD-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2357/QD- UBND ngày 12/10/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Nâng cao năng lực các trung tâm dạy nghề trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã.
- Các cơ sở ngành nghề nông thôn tự đào tạo lao động hoặc thông qua các trung tâm dạy nghề thì được hỗ trợ một lần từ nguồn kinh phí khuyến công hoặc kinh phí đào tạo nghề theo chính sách hiện hành. Khuyến khích các hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề tại nơi sản xuất. Gắn việc đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất.
3.6. Chính sách khoa học công nghệ
- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển Khoa học, công nghệ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Tăng cường hoạt động của Trung tâm Thông tin Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Thái Nguyên.
- Xây dựng phương án đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp một cách thích hợp; lựa chọn công nghệ, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; khuyến khích, tranh thủ tối đa việc tiếp nhận công nghệ hiện đại, kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu; thông qua đổi mới công nghệ, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu…
- Tăng cường liên doanh, liên kết huy động các nguồn vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Hỗ trợ kinh phí từ sự nghiệp khoa học công nghệ, khuyến công,… để xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới, mua máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp; hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyên giao công nghệ, các cơ sở sản xuất mua phát minh, bí quyết công nghệ trong và ngoài nước để thực hiện đổi mới công nghệ.
3.7. Chính sách bảo vệ môi trường
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch. Tiến hành di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp theo qui hoạch ngành nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.
- Rà soát, đánh giá tác đồng của các dự án đầu tư đối với việc sử dụng đất đồng thời với đánh giá tác đồng môi trường, từ đó trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý: Cam kết thời gian xử lý triệt để hoặc di dời vào các khu, cụm công nghiệp đã qui hoạch.
- Thường xuyên giám sát, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình xử lý môi trường tập trung. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp và trong các cấp các ngành.
3.8. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu
- Lập qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Tích cực triển khai các Chương trình trọng điểm, các đề án, dự án, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu như: Lương thực, chè, sắn, cây ăn qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm…để phát triển công nghiệp chế biến.
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp vật tư, giống cho hộ nông dân để phát triển vùng nguyên liệu, các hộ nông dân cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp để có nguyên liệu ổn định phát triển sản xuất.
- Ưu tiên các dự án phát triển vùng nguyên liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Hỗ trợ kinh phí cho việc tập huấn kỹ thuật giống cây, con cho doanh nghiệp và hộ nông dân.
- Xây dựng và thực hiện đề án “Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè”.
4. Giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn
- Xây dựng và thực hiện Chương trình: “Xây dựng nông thôn mới”, “Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”, “Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn”. Phối hợp các nguồn lực, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ theo kế hoạch để đến 2015 có ít nhất 20% số xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí "nông thôn mới".
- Xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển KT - XH nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 1831/QD-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Từng bước đưa công nghiệp nông thôn phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn và làng nghề như điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông để xây dựng nông thôn mới có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đi đôi với việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Huy động các nguồn lực, lồng ghép các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh với các đề án thuộc Chương trình khuyến công để tập trung nguồn lực cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các Chương trình.
- Quan tâm hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để công tác tư vấn trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đạt chất lượng, hiệu quả.
- Hàng năm tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi Quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; quy định: “Tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
5. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Để công nghiệp phát triển cần phải có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở sản xuất. Đảm bảo đúng qui định và tập trung về một đầu mối là Sở Công Thương.
- Đổi mới và nâng cao năng lực hệ thống quản lí nhà nước về công nghiệp trên địa bàn. Nâng cao kỹ năng, năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên viên trực tiếp thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục đầy mạnh và thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính. Hoàn thiện hoạt động thống kê, đánh giá tình hình phát triển để kịp thời phát hiện chính xác các vấn đề cần tháo gỡ; Nâng cao hiệu quả các cuộc tiếp xúc, gặp mặt doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN và làng nghề.
- Tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với các địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học tập kinh nghiệm về quản lí, phát triển công nghiệp, TTCN và làng nghề.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành, hoặc đa ngành hoạt động có hiệu quả.
- Đầy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HDH, để các thành phần kinh tế và nhân dân nắm rõ tổ chức thực hiện, quyết tâm vuơn lên cùng tham gia xoá đói, nghèo làm giàu cho gia dình, cho doanh nghiệp, quê hương và đất nước.
1. Hiệu quả về kinh tế
- Thực hiện tốt Chương trình sẽ giúp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh phát huy được các kết quả trong thời gian qua và ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp - TTCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và ở khu vực nông thôn nói riêng.
- Đầy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trên địa bàn từ 18,7% lên 20%, góp phần nâng tỉ trọng của ngành CN-XD trong GDP của tỉnh từ 41,6 % (năm 2010) lên 46,5% (năm 2015). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Làm tốt công tác quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, cải cách hành chính, môi trường đầu tư được cải thiện sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư đến Thái Nguyên.
- Việc bố trí kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm nhằm khuyến khích doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, đầy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện Chương trình có sự phối hợp với các Chương trình, dự án của các ngành liên quan như Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân,...trong hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình. Tuy kinh phí hỗ trợ không lớn nhưng sẽ là nguồn động viên, khích lệ các nhà doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào khu vực nông thôn, tạo điều kiện để các vùng nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa cùng phát triển, nhanh chóng rút ngắn bớt khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.
- Tạo quỹ đất sạch và các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính để tập trung đầu tư sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân.
- Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng, đóng góp cho phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
- Thực hiện tốt Chương trình sẽ giúp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh phát huy được các kết quả trong thời gian qua và ngày càng phát triển mạnh mẽ, khuyến khích doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp - TTCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và ở khu vực nông thôn nói riêng.
- Đầy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm. Thu nhập của người lao động ổn định, đời sống được cải thiện.
- Kinh tế phát triển, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
1. Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền trong tỉnh phải quán triệt sâu sắc mục tiêu, định hướng cơ bản và các giải pháp lớn trong quy hoạch phát triển công nghiệp để có kế hoạch triển khai và chỉ đạo thực hiện.
- Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc, để chỉ đạo thực hiện chương trình.
2. Sở Công Thương
- Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo để chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình. Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình trong từng năm.
- Phối hợp với các ngành, các cấp đôn dốc việc thực hiện chương trình.
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc đề xuất biện pháp tháo gỡ trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
3. Các Sở, ngành
Các Sở, ban, ngành phối hợp với Sở Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình. Có trách nhiệm rà soát, bổ sung và thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch thực hiện chương trình hàng năm.
4. UBND các huyện, thành, thị
- Căn cứ vào chương trình của tỉnh để xây dựng đề án phát triển công nghiệp của địa phương.
- Hàng năm dành Ngân sách của địa phương để hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn.
- Bố trí con người, phân công nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện Chương trình.
5. Các doanh nghiệp
- Thực hiện đầu tư đúng theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Các doanh nghiệp có dự án đầu tư lớn phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ đưa vào sản xuất.
- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chi tiêu kế hoạch hàng năm với tốc độ tăng trưởng GTSXCN từ 20% trở lên.
- Sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trung của Thái Nguyên.
6. Chế độ kiểm tra, báo cáo
Hàng quý, 6 tháng, một năm các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tinh./.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|